Cơ hội lựa chọn giữa cơ quan trọng tài và toà án để giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về trọng tài thương mại – các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng tại việt nam (Trang 34 - 35)

1.3.1 .Cở sở pháp lý

2.2. Các yếu tố tác động đến việc sử dụng trọng tài thương mại theo

2.2.2. Cơ hội lựa chọn giữa cơ quan trọng tài và toà án để giải quyết tranh chấp

tranh chấp thương mại.

Như trong chương 1 tác giả đã phân tích các ưu điểm của việc áp dụng trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, vì vậy việc các bên khi thương thảo hợp đồng sẽ quan tâm đến các TTTT, trình độ của thương nhân cũng như của các nhà tư vấn hiện nay đã bắt đầu quan tâm về Trọng tài thương mại điều này sẽ tạo ra cơ hội cho việc áp dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp.

Trong khi đó hiện nay thực trạng gây bức xúc lâu nay là thời gian giải quyết các vụ án tại Tồ án bị kéo dài, thậm chí là dài lê thê khơng điểm dừng. Trước hết, BLTTDS hiện nay quy định thời hạn chưa rõ ràng về yêu cầu và chứng cứ hay thậm chí là quan hệ đặc thù của tranh chấp để quy định các thời hạn khác nhau một cách hợp lý,cùng với trách nhiệm của Tòa án và Thẩm phán trong việc tuân thủ thời hạn giải quyết tranh chấp. Theo đánh giá và tính tốn của tác giả, thời gian từ khi nộp đơn khởi kiện đến xét xử sơ thẩm có thể kéo dài 16-18 tháng, phúc thẩm có thể phải mất thêm 14 tháng, tức tổng cộng là 30 tháng đối với tranh chấp thương mại và đến 32 tháng đối với tranh chấp dân sự. Đó là chưa kể đến sự đối phó của các thời hạn liên quan đến thời gian giám định, khoảng cách của các lần triệu tập lấy lời khai, hòa giải, xét xử, v.v... bằng các quyết định tạm đình chỉ. Ngay cả khi vụ án đã được đưa ra xét xử nhưng phiên tịa vẫn có thể bị tạm ngừng mà khơng biết bao giờ mới được mở lại. Tuy thời hạn đã dài đến vậy, vẫn có rất nhiều vụ việc cần hơn 30 - 32 tháng cho việc xét xử mà khơng có một căn cứ hợp lý. Ngồi ra, tuy TTDS chỉ có tối đa hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm để bản án có hiệu lực thi hành, nhưng số lượng án bị hủy bởi phúc thẩm ngày một tăng bởi lỗi vi phạm tố tụng của chính thẩm phán phụ trách mà đương sự phải hứng chịu.

Việc chậm trể của tố tụng Tòa án là cơ hội rất lớn cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài với nhiều ưu điểm mà các thương nhân cần tham khảo và áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về trọng tài thương mại – các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng tại việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)