1.3.1 .Cở sở pháp lý
3.4. Sự kết nối hổ trợ của các cơ quan tư pháp
Tịa án và trọng tài đều là những hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, đóng vai trị một bên trung lập với các bên trong quan hệ tranh chấp. Giữa tịa án và trọng tài có sự khác biệt rất rõ về tính chất pháp lý của mỗi loại cơ quan này. Tòa án là một cơ quan xét xử của Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà Nước xét xử các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Tòa án ra bản án, quyết định có tính chất bắt buộc các bên đương sự phải thi hành. Điều 7 Luật TTTM xác định Tịa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận lựa chọn tịa án, thẩm quyền của tòa án được xác định theo Điều 7 Luật TTTM.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 30 Luật Tổ chức tịa án nhân dân 2002, có chức năng xét xử đối với các vụ án đã đưa ra ở Điều 7 Luật TTTM. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật TTTM quy định vai trò của Tòa án trong việc hỗ trợ hoạt động của trọng tài là rất cần thiết, tuy nhiên việc thực hiện có hiệu quả hay khơng lại phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí hợp tác của tịa án.
Cơ quan thi hành án dân sự : Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tịa án và các cơ quan tài phán khác được thực hiện trên thực tế. Khoa học pháp lý cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của hoạt động thi hành án, nhưng quan điểm được thừa nhận rộng rãi hiện nay là hoạt động thi hành án mang tính hành chính- tư pháp.
Luật TTTM xác định cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của trọng tài là cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết hoặc nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng. Việc cơ quan thi hành án hỗ trợ hoạt động của trung tâm trọng tài có vai trị quan trọng, bởi vì phán quyết của trọng tài có khách quan cơng bằng, chính xác đến đâu nhưng nếu khơng được đương sự thi hành thì quyền và lợi ích của các bên khơng được bảo vệ, điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của trọng tài.
Cơ quan kiểm sát: Với tư cách là cơ quan có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tòa án nhân dân trong tất cả các hoạt động tư pháp. Luật TTTM đã đề cập đến vai trò của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài đang thụ lý giải quyết vụ tranh chấp trong việc giám sát hoạt động hỗ trợ của Tòa án đối với Hội đồng trọng tài trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng và khi tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài 39.
Như vậy cơ quan tòa án, cơ quan thi hành án, cơ quan kiểm sát đều có vai trị nhất định tạo nên tính hiệu quả của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Trọng tài là cơ quan đại diện cho “Quyền lực hợp đồng” nếu nhận được sự giúp hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan đại diện cho “Quyền lực Nhà nước ”, với việc phát huy tối đa các ưu thế của mình, chắc chắn trọng tài sẽ là hình thức giải quyết tranh chấp tối ưu được các nhà kinh doanh lựa chọn.
Nhìn lại sự phối hợp giữa trong tài và các cơ quan liên quan nhất là 3 cơ quan nói trên, tác giả nhận thấy rằng những kết quả đạt được trọng thời gian qua là không nhiều, các cơ quan trên chưa thật sự hỗ trợ tốt cho trọng tài, nguyên
nhân cơ bản chủ yếu là do các hoạt động trọng tài tại Việt Nam trên thực tế cịn q ít vì phương thức giải quyết bằng trọng tài chưa được các doanh nghiệp tin tưởng vì ngần ngại hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài còn thấp, nguyên nhân thứ hai là do quy định pháp luật của Việt Nam chưa phù hợp như đã nói ở phần trên, nguyên nhân thứ 3 là thiện chí của cơ quan tịa án, cơ quan thi hành án trong hỗ trợ hoạt động của trọng tài là chưa cao còn tỏ ra khắt khe, áp dụng một số quy phạm theo hướng bất lợi cho trọng tài thơng qua giải thích những quy phạm liên quan đến thoả thuận trong tài hay hủy quyết định trọng tài… Ngồi ra cịn các nguyên nhân khác như sự phối hợp hoạt động giữa trọng tài và các cơ quan trên chưa tốt; các chủ thể có liên quan chưa nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả từ việc cơ quan tư pháp hỗ trợ hoạt động trọng tài.
Có thể nhận diện một số giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa trong tài và các cơ quan liên quan như sau:
- Cần sớm bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án trong việc hỗ trợ hoạt động trọng tài, cũng như cụ thể hóa trong nhiệm vụ quyền hạn của nhưng người làm việc trong cơ quan này (thẩm phán, thư ký, Kiểm sát viên, Chấp hành viên) trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát, Luật Thi hành án dân sự.
Thay đổi nhận thức của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là toà án đối với hoạt động trọng tài. Từ đó Tịa án khơng coi trọng tài là “đối thủ cạnh tranh” mà xem như những người bạn đồng hành cùng chia sẻ gánh nặng cho mình. Ngồi ra cũng cần quan tâm đúng mực tới việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cán bộ ngành tư pháp như: cố tình khơng thực hiện các biện pháp hỗ trợ theo quy định của Luật TTTM, hỗ trợ không kịp thời…
Trên đây là một số giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp giữa trọng tài và các cơ quan có liên quan, có thể thấy việc nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ giữa các cơ quan tư pháp với trọng tài không chỉ là nhiệm vụ của riêng một cơ quan, tổ chức nào mà địi hỏi phải có sự hợp lực của tồn xã hội, việc tăng cường hiệu quả hợp tác trên có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của TTTM, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi mang các tranh chấp của mình giải quyết bằng phương thức trọng tài.
Kết luận
Với mong muốn góp phần đưa thể chế xử lý tranh chấp thương mại bằng trọng tài được áp dụng rộng rãi trong giới doanh nhân, tác giả đã nêu lên những điểm ưa việt của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng như phân tích các hạn chế của Luật TTTM Việt Nam và các qui tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài thương mại để có thể giúp ích cho các doanh nhân trong việc quyết định lựa chọn phương thức xử lý tranh chấp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả với khả năng hạn chế của mình khơng trách khỏi các sơ sót , vì vậy rất mong thầy cơ và các bạn góp ý để bản thân tác giả và đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cám ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Chỉ bao gồm những tài liệu được trích dẫn trong luận văn này)
1- Lê Hồng Hạnh:“ Hủy phán quyết trọng tài- những vấn đề của pháp luật thực định và thực thưc tiễn thực hiện dưới góc nhìn của trọng tài viên“
2- Phạm Duy nghĩa:“ Pháp luật trọng tài ở Việt Nam Quá trình phát triển và các vấn đề đặt ra“
3- Phạm Duy Nghĩa:“ Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài“
4- Phạm Hữu Nghị“ Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”
5- Qui tắc tố tụng tại VIAC 6- Qui tắc tố tụng tại SIAC
7- Trần Hữu Huỳnh “Pháp luật trọng tài thương mại những thử thách phía trước”
8- http://moj.gov.vn/cttk/chuyenmuc/Pages/thong-tin-thong-ke.aspx
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
(Được trích dẫn trong Luận văn) 1- Bộ luật dân sự 2015
2- Bộ luật tố tụng dân sự 2015 3- Công ước New York 1958
4- Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 5- Luật Doanh nghiệp 2014
6- Luật thương mại 2005 7- Luật trọng tài thương mại 8- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 9- Luật thi hành án dân sự
10- Luật trọng tài Singapore 11- Luật trọng tài Hong Kong
12- Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP Của Hội đồng thẩm phán Tòa Án nhân dân tối cao.
Phụ lục 1
Danh sách trung tâm trọng tài thương mại Việt Nam
TRUNG TÂM TRỌNG
TÀI CHỦ TỊCH SL
TTV ĐỊA CHỈ, LIÊN HỆ
Trung Tâm Trọng Tài
Thương Mại Toàn Cầu Đặng Xuân Minh
1 19
Địa chỉ: Số 14 Nguyễn Văn Vĩnh, phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh SĐT: 0907.415.000 (Minh) 0983.569.569 (Phong)
Trung tâm trọng tài
thương mại Nam Việt Đồng Anh Tuấn
5
Địa chỉ: Số 63 Đơng Hồ,
Phường 8, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. SĐT: 08.3505625
Trung tâm trọng tài thương mại Sài Gòn
Nguyễn Minh
Thuận 5
Địa chỉ: Số 87 T1 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. SĐT: 0903.039.979/ 0965.838.688
Trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam
Nguyễn Văn Hậu 5
9
Địa chỉ: Số 163/18 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. SĐT:
083.8409402
Trung tâm trọng tài
thương mại Thăng Long Trần Thị Thúy 5
Địa chỉ: P2513 Hei Tower, số 1 Ngu ̣y Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quâ ̣n Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Điê ̣n thoa ̣i: 0965650720
Trung tâm trọng tài
thương mại Thủ đô Trần Văn Thi 5
Địa chỉ: Tầng 3, hợp tác xã Láng Thượng, số 145, ngõ 1194 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
SĐT: 0435149763 – 0912181766
Trung tâm trọng tài
thương mại Gia Định Nguyễn Duy Hưng 6
Địa chỉ: Số 43 đường số 5 KDC Conic, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm trọng tài tài
chính Việt Mai Long Định
1 10
P.601, tầng 6, số 248-250 Nguyễn Đình Chiều, Phường, Quận 3, tp Hồ Chí Minh SĐT: 0866747722 Trung tâm trọng tài quốc
tế Việt Nam Trần Hữu Huỳnh
1 144
Địa chỉ: Số 9, Đào Duy Anh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0435744001. Trung tâm trọng tài
thương mại Á Châu Trần Quang Mỹ
3 37
Địa chỉ: Tầng 3, số 37 Lê Hồng Phong, Ba Đình, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0437344677. Trung tâm trọng tài
thương mại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Văn On 27
Địa chỉ: 460 Cách mạng Tháng tám, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 0838446975 Trung tâm trọng tài
thương mại Cần Thơ Lê Văn Cường 11
Địa chỉ: 296 đường 30/4,
phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Số điện thoại: 0903849428 Trung tâm trọng tài quốc
tế Thái Bình Dương
Nguyễn Đăng
Trừng 78
Địa chỉ: Số 39 Đường số 5 Cư xá Bình Thới, P.8, Q. 11, TP. Hồ Chí Minh;
Phụ lục 2
Bảng thông kê án kinh tế tại hệ thống Toà án
Email: piac.vnn@gmail.com; Website:www.piac.com.vn
Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính Ngân hàng Việt Nam
Lê Thiết Hùng 9
Địa chỉ: Phòng 3, Lầu 7, tòa nhà TKT tower số 569-573 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0839208526. Trung tâm trọng tài
thương mại Tài chính
Nguyễn Thị Kim Vinh 6 Địa chỉ: 215/42 Nguyễn Xí, phường 13, quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 0838212357 Trung tâm trọng tài
Thương mại Đông Dương
Lê Văn Mậu 35
Địa chỉ: Số 40A phố Hàng Bài, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. SĐT: 04.66818168