1.3.1 .Cở sở pháp lý
3.2. Giải pháp nhằm tiết giảm việc hủy các phán quyết trọng tài
Mục đích chính của các thương nhân khi sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua con đượng trọng tài là mong muốn vấn đề được giải qưyết êm đẹp, nhanh chóng, hiệu quả. Vì vậy vấn nạn hủy PQTT sẽ làm tiêu tan các kỳ vọng này. Các ưu điểm của trọng tài thương mại như là : Thời gian nhanh chóng, thủ tục đơn giản, kín đáo, đương sự chủ động lựa chọn TTV v.v… khơng cịn khi PQTT bị hủy. Các bên lại phải kéo nhau ra Tòa án làm lại từ đầu, đây là điều mà các doanh nhân không bao giờ mong muốn. Cũng như các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia tại thị trường Việt Nam với mong muốn được giải quyết
34 Điều 67 : Thi hành phán quyết trọng tài
các tranh chấp thương mại một cách bình đẳng , cơng bằng trong các phán quyết và không phải vướng vào các tiêu cực hoặc nhũng nhiễu từ các cơ quan xét xử.
Theo số liệu tổng kết của VIAC thì từ năm 2003-2013 số vụ tranh chấp có đơn yêu cầu hủy PQTT chiếm 12% và kết quả xem xét thì có 34% PQTT bị hủy. Giai đọan 2011-2013 thì có đến 36% PQTT bị hủy . Năm 2014 có 6 vụ có đơn u cầu hủy PQTT thì có 5 vụ PQTT bị hủy35.
Hiện nay vấn đề mà các doanh nhân khi sử dụng công cụ giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài lo lắng nhất là việc xem xét hủy phán quyết trọng tài. Vậy bản chất của vấn đề này là pháp luật về trọng tài cần có một cơng cụ khác để bảo đảm rằng quy trình tố tụng trọng tài nói chung và hoạt động của các tổ chức trọng tài nói riêng phải đáp ứng yêu cầu cơ bản của tố tụng là khách quan và cơng bằng. Vì vậy luật TTTM đã có quy định phán quyết trọng tài là chung thẩm36 khơng có cấp phúc thẩm như tố tụng tịa án cho nên cần có cơ chế kiểm sát là quy định về hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên quyết định hủy phán quyết trọng tài của tịa án có thẩm quyền lại khơng có quy đinh phúc thẩm và đây là một trong những yếu tố làm cho Phán quyết cùa trọng tài càng dễ bị hủy hơn.
Ngồi ra theo quy định của Luật TTTM thì các yếu tố được quy định tại khỏan 2 điều 6837 bao gồm 5 trường hợp nếu PQTT vi phạm vào các trường hợp này sẽ bị hủy trong này có trường hợp Luật TTTM chưa quy định chi tiết dễ dẫn đến việc hủy PQTT của thẩm phán do cách hiểu khác nhau giữa thẩm phán và HĐTT. Cụ thể là việc thẩm phán nhìn nhận PQTT trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam . Vấn đề đã được hội đồng thẩm phán tối cao giải thích trong nghị quyết 01/201438 tuy nhiên vẫn chưa được cụ thể . Theo giải thích vấn đề này thì một quy định trong pháp luật Việt Nam trở thành nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì quy định đó phải là ngun tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam, và khi ban hành PQTT không thực hiện nguyên tắc này dẫn đến PQTT xâm phạm nghiêm
35 VIAC (2015) Tài liệu hội nghị Trọng tài viên năm 2014
36 Điều 61: Nội dung, hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài.
… 5) Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
37 Điều 68 : Căn cứ hủy phán quyết trọng tài …
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
38 Điều 14 ( 01/2014/NQ-HĐTP): …
đ) “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam.
trọng lợi ích của nhà nước , quyền và lợi ích hợp pháp của các bên , người thứ ba thì được xem là vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Như nghị quyết giải thích thì vấn đề định lượng cách xử sự cũng như mức độ xâm phạm không rõ ràng. Nên chăng nghị quyết cần giải thích và có dẫn chứng minh họa cụ thể thì việc nhận định về nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam sẽ dễ cho các bên áp dụng. Cũng như nên thành lập các bộ phận chuyên trách của Tòa án để xem xét giải quyết các yêu cầu hủy PQTT để tạo sự chuyên nghiệp trong hoạt động này.