2.4. Đánh giá tác động của công tác thực thi các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường,
2.4.2. Những vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế:
Ơ nhiễm mơi trường ở các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản chưa được kiểm sốt, xử lý triệt để, vẫn cịn tình trạng lén lút xả nước thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ra sông, rạch.
Các loại hình sản xuất gây ô nhiễm mùi (chytin, bột cá,...) sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, hệ thống xử lý không đồng bộ với dây chuyền cơng nghệ, khó khống chế phát tán mùi nhưng khơng có khoảng cách ly về mơi trường, chưa quy hoạch vào khu vực riêng, đa số còn nằm gần các cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh, khu dân cư, gây ra tình trạng ơ nhiễm chéo.
b) Nguyên nhân của hạn chế
Vi phạm pháp luật BVMT trong hoạt động chế biến thủy sản vẫn còn diễn ra, gây tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người. Những vi phạm pháp luật về cơ bản xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý mơi trường trong lĩnh vực này cịn thiếu, hạn chế và chồng chéo, đặc biệt giữa các Bộ, ngành dẫn đến sự chỉ đạo chưa thống nhất và khơng mang tính đồng thuận nên khó áp dụng trên thực tiễn, nhất là giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Xây dựng về quản lý chất thải rắn. Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ nhưng chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện về quy trình thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ phù hợp với đặc thù của các địa phương. Có một số hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, gây hậu quả rất lớn đối với mơi trường, nhưng khó xử lý do thiếu văn bản pháp luật hướng dẫn, hoặc thiếu định lượng cụ thể. Chế tài hình phạt thực tế chưa đủ nặng và mang tính răn đe đối với tội phạm và vi phạm pháp luật BVMT trong hoạt động chế biến thủy sản.
- Sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý, thực thi pháp luật về xử lý ô nhiễm môi trường đôi lúc chưa chặt chẽ, nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Thiếu lực lượng kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động xả thải, đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm.
- Sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương, cơ quan quản lý có liên quan trong công tác phối hợp đối với vấn đề bảo vệ môi trường chưa đồng đều, nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức, quản lý chưa chặt chẽ nên để xảy ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường.
- Các khu cơng nghiệp chưa xây dựng hồn chỉnh cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường, chưa di dời, tập trung các cơ sở vào khu công nghiệp để áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đồng bộ. Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến còn nằm ngồi khu cơng nghiệp, nằm đan xen trong khu dân cư và nằm dọc theo ven sơng, trong đó có một số doanh nghiệp xả thải với thải lượng lớn gây khó khăn cho kiểm sốt ơ nhiễm. Hoạt động di dời các cơ sở chế biến thủy sản có nguy cơ gây ơ nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động này đối với môi trường và sức khỏe con người cịn gặp nhiều khó khăn, một phần do khơng đảm bảo kinh phí triển khai thực hiện.
- Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận chủ các cơ sở chế biến thủy sản chưa cao. Các doanh nghiệp tuy có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng việc vận hành hệ thống xử lý nước thải có dấu hiệu khơng thường xun, mang tính đối phó, vẫn cịn trường hợp lén lút xả thải không đạt yêu cầu hoặc thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa quan tâm bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân; thực hiện không đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường (chế độ báo cáo, chuyển giao xử lý chất thải nguy hại định kỳ, chậm trễ trong việc kê khai nộp phí nước thải và đóng phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp không đầy đủ…).
- Các loại hình sản xuất gây ơ nhiễm mùi (chytin, bột cá,...) sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, hệ thống xử lý không đồng bộ với dây chuyền cơng nghệ, khó khống chế phát tán mùi nhưng khơng có khoảng cách ly về mơi trường, chưa quy hoạch vào khu vực riêng, đa số còn nằm gần các cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh, khu dân cư, gây ra tình trạng ơ nhiễm chéo.
- Nhiều doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp bố trí cán bộ phụ trách môi trường và nhân viên vận hành hệ thống xử lý môi trường khơng có chun mơn về
lĩnh vực mơi trường mà chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm (quản đốc, kế tốn), khơng am hiểu về hệ thống xử lý, vận hành khơng đúng quy trình kỹ thuật nên hiệu quả bảo vệ môi trường không cao.
- Công tác quản lý về môi trường tại Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thiếu hiệu quả do Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh có đặc điểm như sau: về nước thải, các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tự đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và các Khu cơng nghiệp, Cụm cơng nghiệp có vị trí nằm ven sơng, kênh vì vậy doanh nghiệp dễ dàng trong việc xả thải không qua xử lý ra môi trường, cơ quan quản lý nhà nước khó kiểm sốt, cũng như khơng có sự kiểm tra chéo giữa doanh nghiệp thực hiện tốt và doanh nghiệp thực hiện không tốt quy định về BVMT; về chất thải rắn công nghiệp, chất thải sinh hoạt, hiện nay các Khu cơng nghiệp, Cụm cơng nghiệp khơng có khu tập trung xử lý chất thải nên các doanh nghiệp năm trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tự hợp đồng xử lý, khó kiểm sốt; các doanh nghiệp phát sinh nhiều khí thải, mùi hơi ơ nhiễm mơi trường nằm xen kẽ với doanh nghiệp sản xuất sạch, gây ra ô nhiễm chéo giữa các doanh nghiệp, tạo nên mặt bằng chung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều ô nhiễm, cụ thể như sau:
+ Về xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường: phát sinh chủ yếu từ các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản được chủ cơ sở thu gom để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy xử lý, chiếm tỷ lệ 99,7 %, trong đó các loại chất thải có thể tái chế, tái sử dụng như bao bì hỏng, đầu vỏ tơm được bán cho các cơ sở thu mua (sản xuất Chytin, sản xuất bột cá, cơ sở thu mua phế liệu) chiếm tỷ lệ 88,2%, cịn lại 11,5% chất thải khơng thể tái sử dụng, tái chế được thu gom, vận chuyển để xử lý22
.
+ Việc xử lý CTNH hiện nay đang gặp nhiều vướng mắc do tỉnh Cà Mau chưa có cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTNH. Việc hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH với các đơn vị hành nghề quản lý CTNH ngồi tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn, do kho chứa chất thải nguy hại phân tán ở nhiều doanh nghiệp, số lượng ít, chi phí xử lý cao vì vậy các Chủ nguồn thải CTNH chưa hợp đồng xử lý đúng thời hạn quy định.
22
+ Về xử lý khí thải: các cơ sở sản xuất Chytin ở khu cơng nghiệp Hịa Trung cịn gây ơ nhiễm về mùi, khó kiểm sốt và chưa được thu gom, xử lý triệt để gây ô nhiễm mơi trường khơng khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực.
+ Về thu gom và xử lý bùn thải: hiện nay các cơ sở sản xuất có lượng bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy được lưu trữ tại bể chứa bùn, sau khi phân tích nếu là bùn thải cơng nghiệp thơng thường được thu gom, vận chuyển về bãi chôn lấp chất thải thông thường để xử lý.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHẾ BIỂN THỦY SẢN ĐI ĐÔI VỚI VIỆC XỬ
LÝ HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN 2017 – 2020