Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về NHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về nhãn hiệu tập thể và giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 68)

Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau

3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về NHTT

Nhằm tổ chức thực hiện pháp luật SHCN về nhãn hiệu có hiệu quả cần rất nhiều yếu tố nhƣ hệ thống pháp luật có tính hiệu lực cao và có tính khả thi; ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân phải đƣợc nâng lên; hoạt động của các cơ quan chức năng phải đồng bộ và các biện pháp xử phạt phải có tính răn đe cao. Vì vậy, có một số kiến nghị xây dựng bổ sung hoặc sửa đổi một số quy định của pháp luật có liên quan đến SHCN về nhãn hiệu, cụ thể nhƣ sau:

3.1.1. Kiến nghị xây dựng bổ sung hoặc sửa đổi những quy định của pháp luật hướng dẫn về nhãn hiệu hướng dẫn về nhãn hiệu

Cần có văn bản hƣớng dẫn việc xác định đối tƣợng là nhãn hiệu bị giả mạo theo quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật SHTT: “Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa,

bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà khơng đƣợc phép của chủ sở hữu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý”. Tuy nhiên, trên

thực tế việc xác định thế nào là nhãn hiệu bị giả mạo hoặc “tƣơng tự gây nhầm lẫn” là một việc rất khó khăn đối với ngƣời khơng có kiến thức, chuyên môn về

SHTT, kể cả chủ sở hữu nhãn hiệu và cơ quan có chức năng trong việc xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Đây cũng là lý do mà việc xử lý hành chính đối hành vi xâm phạm nhãn hiệu là rất hạn chế.

Do đó, cần có văn bản giải thích rõ thế nào là “nhãn hiệu, dấu hiệu khó phân biệt

với nhãn hiệu” hoặc “tƣơng tự gây nhầm lẫn”. Điều này có ý nghĩa rất lớn, tạo điều

kiện thuận lợi cho các cơ quan thực thi làm căn cứ áp dụng một cách chủ động và chính xác, đồng thời cũng hạn chế tình trạng phải trƣng cầu giám định, rút ngắn thời gian xử lý, bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu, mặc dù biết rằng cần phải huy động nhiều nguồn lực để đi đến thống nhất các tiêu chí áp dụng cho mọi trƣờng hợp.

Ngoài ra, cần phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đối với nhóm nhãn hàng mang tính quốc tế nhằm đƣa các sản phẩm của Việt Nam đƣợc chấp nhận và tiêu thụ trên thị trƣờng thế giới. Vì vậy, cần phải có văn bản hƣớng dẫn chi tiết việc áp dụng luật để các quyết định do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đƣa ra phải thống nhất với nhau và đúng quy định pháp luật.

3.1.2. Kiến nghị xây dựng bổ sung hoặc sửa đổi những quy định của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về nhãn hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính về nhãn hiệu

Quy định về hành vi xâm phạm quyền SHCN hiện nay chƣa thật đầy đủ, chƣa đồng bộ, đặc biệt là những quy định về các biện pháp và chế tài xử lý mới chủ yếu dừng ở các hình thức xử lý hành chính, chƣa phù hợp với tình hình thực tế, chƣa đủ sức răn đe đối tƣợng vi phạm. Trong khi việc xâm phạm quyền về SHCN về nhãn hiệu trong những năm gần đây nhƣ đã phân tích ở phần trên là đáng báo động.

Do đó, để hạn chế hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, cần thiết quy định nâng cao hơn mức xử phạt so với hiện hành. Tiền phạt nên tính theo tỷ lệ với mức độ vi phạm và không nên quy định về mức phạt tối đa nhƣ hiện nay, bởi lẽ thực tế đã bộc lộ những bất cập trong việc xử lý hành vi xâm phạm. Khi mức phạt khơng thoả đáng, thì quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu không đƣợc giải quyết tốt và không đƣợc bảo vệ một cách triệt để. Ngồi ra, mức phạt tiền hiện vẫn cịn quá thấp, do đó, cần điều chỉnh tăng mức tiền xử phạt hành chính hiện nay, nhằm tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả việc xử phạt, tạo sự thơng thống trong mơi trƣờng pháp lý, cần phải ngày càng hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về SHTT, đặc biệt là quyền SHCN về nhãn hiệu. Trên cở sở đó đáp ứng đƣợc các yêu cầu hiện nay của xã hội và phù hợp với các nƣớc trên thế giới. Để SHTT trong thời gian tới là một lĩnh vực phải thực sự trở thành động lực cho sự phát triển, sáng tạo.

3.2. Giải pháp liên quan đến quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về NHTT

3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật và tiếp cận thơng tin SHCN về nhãn hiệu và NHTT

Việc hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng của SHCN về nhãn hiệu đối với việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của các doanh nghiệp nói riêng và tồn xã hội nói chung hiện nay ở nƣớc ta cịn rất hạn chế. Vì vậy, các cơ quan có chức năng cần phải khơng ngừng nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong việc xác lập và thực thi quyền SHCN. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nội dung và tầm quan trọng của việc bảo hộ và bảo vệ quyền SHCN đến đông đảo quần chúng, từ nhà quản lý đến các doanh nghiệp, ngƣời sáng tạo và ngƣời tiêu dùng thơng qua nhiều hình thức nhƣ việc tổ chức các hội thảo, tập huấn, các cuộc triển lãm, các chƣơng trình tuyên truyền trên đài truyền hình, báo viết, website,... để qua đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và ngƣời tiêu dùng hiểu và chấp hành pháp luật và cùng tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm SHTT, đƣa nội dung giáo dục vào nhà trƣờng,

tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về SHTT trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các phƣơng tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền và kịp thời đƣa tin những cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng giả, sử dụng chất cấm, những vụ việc vi phạm điển hình… để ngƣời dân phòng ngừa, giám sát và cảnh báo các đối tƣợng vi phạm. Từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân trong việc đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật SHTT, đặc biệt là vi phạm pháp luật SHCN về nhãn hiệu.

Bên cạnh đó, Cục SHTT (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng cần xây dựng cơ chế đối thoại giữa Cục SHTT và các chủ thể sản xuất, kinh doanh đăng ký nhãn hiệu, đặc biệt là những chủ thể khiếu nại trong việc cấp văn bằng bảo hộ. Theo thống kê của Cục SHTT (Phụ lục 2) cho thấy, số lƣợng khiếu nại tăng dần qua các năm, nhất là những năm gần đây tăng lên nhanh chóng, vì vậy cần có cơ chế đối thoại và giải quyết khiếu nại mang lại khách quan, công bằng cho các chủ thể liên quan. Ngồi ra, hiện nay, tình trạng tồn đọng đơn SHCN vẫn còn và kéo dài thời gian thẩm định, cấp văn bằng bảo hộ; việc tra cứu truy cập thông tin trên cổng thông tin cũng bị hạn chế, khiến cho doanh nghiệp khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ quyền SHCN. Vì vậy, đề nghị Cục SHTT cần sớm xã hội hóa hoạt động sự nghiệp và cho phép sử dụng nguồn lực bên ngoài đối với một số cơng đoạn của q trình xác lập quyền; dành kinh phí thiết lập lại cổng thơng tin, tăng khả năng truy cập thông tin nhằm công khai kết quả tra cứu, thẩm định, cách hiểu và áp dụng pháp luật,...

Còn đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm mang NHTT, cần tăng cƣờng tập huấn cho các đối tƣợng này nhằm phổ biến kiến thức các quy định của pháp luật về SHTT; phổ biến các quy định, quy chế, hƣớng dẫn cụ thể của mỗi ban quản lý; quyền lợi và trách nhiệm; việc tuân thủ quy trình sản xuất ra các sản phẩm mang NHTT của cơ sở,.... nhằm đảm bảo chất lƣợng sản phẩm ổn định, giữ vững uy tín cho sản phẩm mang NHTT.

3.2.2. Xây dựng các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, áp dụng và phát triển NHTT

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách và cơ chế quan trọng nhằm đƣa SHTT trở thành công cụ hữu hiệu để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, thúc đẩy việc tạo dựng, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ. Trong đó, Chƣơng trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015 đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ sơ kết, đánh giá là đạt đƣợc hai mục tiêu cơ bản: nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về bảo hộ SHTT để các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ; và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát

triển tài sản trí tuệ, trong đó ƣu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có các sản phẩm chiến lƣợc, có tiềm năng xuất khẩu. Đây cũng là Chƣơng trình mà các địa phƣơng hƣởng lợi nhiều nhất, có đến 45 dự án tạo lập, quản lý và phát triển NHTT34.

Tuy nhiên, theo Báo cáo của Cục SHTT, Chƣơng trình vẫn tồn tại một số nội dung cần phải khắc phục trong quá trình thẩm định dự án, nghiệm thu và thanh quyết toán; một số quy định của Luật SHTT về bảo hộ và sử dụng quyền SHTT còn chƣa phù hợp; nhiều văn bản về hƣớng dẫn sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm bảo hộ… chƣa sát với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại, vƣớng mắc của giai đoạn 2011 – 2015.

Đối với tỉnh Cà Mau, trong các năm qua chính quyền tỉnh đã có những văn bản chỉ đạo các ngành, cấp tại địa phƣơng xây dựng, bảo hộ và phát triển thƣơng mại các giá trị tài sản vơ hình đặc thù của địa phƣơng (trong đó chủ yếu là NHTT). Chính quyền tỉnh cũng đã xây dựng Chƣơng trình phát triển khoa học cơng nghệ và gia tăng giá trị sản phẩm qua việc xúc tiến xây dựng thƣơng hiệu cho một số sản phẩm của địa phƣơng; chƣơng trình liên kết với các tỉnh, thành phố, nhằm huy động sự hỗ trợ từ những địa phƣơng có tiềm lực về quản trị tài sản trí tuệ. Báo cáo về cơng tác đăng ký nhãn hiệu qua các năm tại Cà Mau cho thấy, nếu những năm trƣớc năm 2000, các nhãn hiệu đƣợc đăng ký rất thấp (trung bình khoảng dƣới 10 nhãn hiệu/năm) thì từ năm 2002 trở đi số lƣợng nhãn hiệu đƣợc đăng ký tên lên nhiều lần (trung bình khoảng 40 - 50 nhãn hiệu/năm)35

. Tuy nhiên, qua các số liệu báo cáo cho thấy, các chƣơng trình, dự án để hỗ trợ đối với các sản phẩm đặc thù, đặc sản của địa phƣơng chƣa nhiều, số lƣợng các sản phẩm hỗ trợ đăng ký NHTT cịn ít so với tiềm năng về điều kiện tự nhiên đặc thù của tỉnh và so với một số địa phƣơng khác; công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thƣơng mại cịn ít,...

Vì vậy, tỉnh cần có nhiều biện pháp hỗ trợ nhiều hơn nữa đối với các sản phẩm đặc sản, đặc thù của địa phƣơng; cần tích cực sớm triển khai thực hiện Chƣơng trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 – 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016. Theo đó, cần xây dựng và ban hành cơ chế để hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm để nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững. Chú ý rà sốt và có kế hoạch hỗ trợ đăng ký bảo hộ NHTT, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ truyền thống mang tính đặc thù của địa phƣơng, có giá trị kinh tế và tiềm năng xuất khẩu nhằm tạo ra sản phẩm

34 Bộ Khoa học và Cơng nghệ, 2016. Báo cáo sơ kết Chƣơng trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

giai đoạn 2011 – 2015.

35

có ƣu thế cạnh tranh cao trên thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngồi. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc sản xuất, kinh doanh gắn liền với việc xác lập, khai thác, bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ và tích cực xác lập quyền SHTT đối với các sản phẩm của mình phù hợp với quy định pháp luật về SHTT.

3.2.3. Tăng cường công tác thực thi pháp luật về nhãn hiệu và NHTT

Theo đánh giá ở phần thực trạng, thời gian qua, cơ chế thực thi quyền SHTT tại Việt Nam chƣa phát huy hiệu quả. Đó là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: hệ thống pháp luật về thực thi quyền SHTT còn hạn chế, nhƣ những quy định chƣa rõ ràng, chƣa thống nhất, thiếu quy định cần thiết; hệ thống thực thi quyền SHTT vận hành chƣa tốt; nguồn lực để thực thi quyền SHTT ở Việt Nam còn hạn chế, còn bất cập cả về số lƣợng và chất lƣợng. Ngoài ra, việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng có nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam với rất nhiều chủng loại hàng hóa rất phong phú, đa dạng. Điều này cũng sẽ khiến cho tình trạng vi phạm về SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng trở nên phổ biến hơn, đa dạng hơn và tinh vi hơn.

Do đó, để cơ chế thực thi quyền SHTT ở nƣớc ta phát huy hiệu quả, cần hoàn thiện khung pháp lý về thực thi quyền SHTT; tăng cƣờng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT; sắp xếp lại và tăng cƣờng năng lực cho các cơ quan thực thi, từ tịa án đến các cơ quan có chức năng nhƣ: thanh tra chuyên ngành, ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trƣờng, cảnh sát kinh tế. Cần phải tạo điều kiện áp dụng các biện pháp nhằm thực thi có hiệu quả, khắc phục sự chồng chéo, cần có cơ chế phối hợp giữa các ngành về phòng, chống xâm phạm quyền SHTT; phân công rõ ràng chức năng quyền hạn của từng cơ quan theo hƣớng quy về một cơ quan đầu mối, đó là thanh tra chun ngành, cịn tòa án giải quyết các vụ kiện dân sự; ủy ban nhân dân, quản lý thị trƣờng kiểm tra xử lý; cảnh sát kinh tế chỉ có chức năng điều tra. Các lực lƣợng chức năng cần triển khai đồng bộ, phối hợp thực hiện tốt trong thực thi phòng, chống và xử lý các hành vi vi phạm. Tăng cƣờng kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT, giải quyết kịp thời các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến SHTT; bảo vệ quyền của chủ thể, đảm bảo hiệu quả công tác thực thi quyền, góp phần tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc về SHTT, duy trì mơi trƣờng kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Chú trọng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về SHTT, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta.

Đối với NHTT, cần tăng cƣờng công tác kiểm tra chất lƣợng sản phẩm mang NHTT. Theo phản ánh của ngƣời tiêu dùng, có một vài sản phẩm giai đoạn đầu

trƣớc khi đƣợc chứng nhận NHTT, thì sản phẩm có chất lƣợng rất tốt, nhƣng sau khi đƣợc chứng nhận NHTT rồi thì chất lƣợng khơng đảm bảo (có đến 20/ 21 mẫu có một vài chỉ tiêu không đạt chất lƣợng đã đƣợc nêu tại 2.2.3. Về tổ chức quản lý

NHTT). Ngồi ra, cịn có hiện tƣợng pha lẫn hàng kém chất lƣợng vào sản phẩm

mang NHTT để bán với giá cao, làm ảnh hƣởng đến uy tín, chất lƣợng chung của sản phẩm mang NHTT, vì vậy, cần tăng cƣờng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm nhằm kịp thời răn đe các cơ sở vi phạm, đồng thời thông tin đến ban quản lý NHTT để kịp thời có biện pháp cảnh báo hoặc cƣơng quyết thu hồi quyền sử dụng NHTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về nhãn hiệu tập thể và giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)