Hỗ trợ thúc đẩy phát triển NHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về nhãn hiệu tập thể và giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 73 - 74)

Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau

3.2. Giải pháp liên quan đến quản lý nhà nƣớc và thực thi pháp luật về NHTT

3.2.4. Hỗ trợ thúc đẩy phát triển NHTT

Theo báo cáo của các địa phƣơng và từ thực tiễn khảo sát, đánh giá, các sản phẩm đặc sản, đặc thù ở địa phƣơng có thể sản xuất với số lƣợng lớn cung cấp cho thị trƣờng, các sản phẩm chủ yếu là nông, lâm, ngƣ và gắn với nghề truyền thống, tuy nhiên, thị trƣờng tiêu thụ hiện nay chủ yếu là nội địa, chƣa có nhiều khách hàng biết đến, vì vậy vai trị của chính quyền và hiệp hội trong việc rà sốt, thống kê các sản phẩm đặc sản, đặc thù ở địa phƣơng; phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế và khó khăn đối với các sản phẩm này trong việc phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Lựa chọn một số sản phẩm có tiềm năng nổi trội để tập trung hỗ trợ trong việc quản lý và phát triển, hỗ trợ xây dựng và đăng ký bảo hộ NHTT, hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất,... để phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phƣơng. Đây là việc liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực, vì vậy địa phƣơng cần chỉ định một cơ quan đóng vai trị là đầu mối, tập hợp các tổ chức liên quan tiến hành khảo sát, thống kê theo các tiêu chí nhƣ: lĩnh vực sản phẩm, cơng nghệ sản xuất, đã hoặc chƣa đăng ký bảo hộ, hƣớng phát triển, thị trƣờng tiêu thụ,.... Trên cơ sở thống kê và dựa vào chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có kế hoạch ƣu tiên phát triển loại NHTT nào. Một khi đã xác định loại NHTT thuộc diện bảo hộ và phát triển, cần có kế hoạch chi tiết về các bƣớc nghiên cứu, lập hồ sơ, tƣ vấn chuyên gia kỹ thuật và luật pháp về các khía cạnh của việc bảo hộ, tiến hành phổ biến cho các đối tƣợng liên quan và thủ tục đăng ký bảo hộ. Đây là bƣớc đi khá phức tạp nhƣng lại vơ cùng quan trọng, vì chúng liên quan đến chiến lƣợc phát triển của một địa phƣơng mà quyền quyết định lại không nằm ở các chun gia về SHTT. Vì vậy, cần có những nghiên cứu đánh

giá nghiêm túc về hiện trạng quản lý, khai thác và định hƣớng phát triển NHTT tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý gắn việc phát triển NHTT với các hoạt động kinh tế khác nhƣ du lịch chẳng hạn. Nhƣ vậy, trƣớc hết cần xây dựng văn hóa làng nghề gắn liền với một NHTT nhất định (đây là điều khả thi nếu chúng ta chú trọng phát triển NHTT trong lĩnh vực nông, ngƣ nghiệp và ngành nghề truyền thống). Các địa phƣơng trong diện phát triển NHTT cần đƣợc đầu tƣ để phát triển một số hoạt động lễ hội gắn liền với sản phẩm mang NHTT; các hoạt động trƣng bày, bán sản phẩm mang NHTT. Mơ hình này khá thành công ở nhiều nơi. Hoạt động du lịch giúp quảng bá danh tiếng nhãn hiệu; ngƣợc lại NHTT có uy tín sẽ giúp thu hút khách du lịch để phát triển địa phƣơng.

Nhà nƣớc cũng cần tăng cƣờng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thông tin về thị trƣờng; cũng nhƣ là hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực xây dựng chiến lƣợc về thƣơng hiệu thông qua các chƣơng trình đào tạo. Đồng thời, phải có chiến lƣợc huy động nguồn lực xã hội để đầu tƣ toàn diện về mọi mặt, về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực;… Để thực hiện, cần có sự vào cuộc và sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành liên quan hỗ trợ trong xây dựng và khai thác thƣơng mại, nghiên cứu và phát triển thị trƣờng đối với các sản phẩm mang NHTT. Cần có kế hoạch tổ chức và phát triển các kênh phân phối và xúc tiến thƣơng mại sản phẩm mang NHTT. Điều này đƣợc thực hiện thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội chợ triển lãm, qua đó quảng bá danh tiếng, chất lƣợng của sản phẩm mang NHTT. Về lâu dài cần tiến đến việc phát triển hệ thống phân phối riêng, nhất là phân phối ở nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về nhãn hiệu tập thể và giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)