Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.1.2 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

tư và Phát triển Việt Nam

Trong thời gian từ năm 2013-2016, kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến động như: lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ thực hiện quá đột ngột cũng khiến cho thị trường tiền tệ biến động mạnh mẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh không chỉ tại BIDV mà cịn trên tồn hệ thống ngân hàng.

Là một trong những trụ cột mang vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của cả nước, BIDV đã xây dựng cho mình những nhiệm vụ tương xứng với vai trò chủ lực, với những diễn biến hội nhập, phát triển của nền kinh tế xã hội, cũng như phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh mà ngân hàng đang hướng đến. Ngân hàng BIDV đã thực hiện tốt sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên đã đầu tư đúng hướng, ưu tiên, bố trí nguồn vốn vay hợp lý đáp ứng kịp thời, đủ vốn phục vụ sản xuất, xuất khẩu cho các doanh nghiệp và cá nhân cần vốn.

3.1.2.1 Tổng tài sản

Biểu đồ 3.1: Tổng tài sản của BIDV từ năm 2013-2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2013 – 2016, BIDV)

Quy mô tổng tài sản của BIDV tăng qua các năm, đặc biệt vào năm 2015 sau khi Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long sáp nhập vào BIDV. Quy mô tài sản tăng trưởng với cơ cấu hợp lý. Năm 2016, BIDV có quy mơ

tổng tài sản chạm ngưỡng 1 triệu tỷ đồng và trở thành Ngân hàng có quy mơ tổng tài sản lớn nhất hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

3.1.2.2 Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 3.2: Vốn chủ sở hữu của BIDV từ năm 2013-2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2013 – 2016, BIDV)

Đến 31/12/2016 vốn chủ sở hữu của BIDV là 41,862 tỷ đồng tăng 4% so với năm 2015, vốn chủ sở hữu tăng lên góp phần nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng. Hệ số CAR - hệ số an toàn vốn tối thiểu của BIDV là 10%, cao hơn so với mức quy định của Ngân hàng nhà nước là 9%. Điều này cho thấy tình hình tài chính của BIDV tương đối ổn định.

3.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2016

ĐVT: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Lợi nhuận trước Thuế 4.509 5.429 7.865 9.438

2 Thu dịch vụ rịng (Khơng gồm KDNT &PS) 1.416 2.329 3.857 4.234

3 Thu ròng dịch vụ thẻ 1.165 1.504 1.833 1.936

4 Thu nợ hạch toán ngoại bảng 20 6 2.775 3.126

Thu dịch vụ ròng đạt mức tăng trưởng cao, ổn định qua từng tháng, tổng thu năm 2016 tăng 9,77% so với năm 2015. Nguồn thu được cải thiện và gia tăng chủ yếu từ phí tín dụng chiếm xấp xỉ 79%/tổng phí. Lợi nhuận của BIDV tăng trưởng qua các năm cho thấy hoạt động kinh doanh hiệu quả, có thể nhận thấy cơ cấu thu nợ hạch toán ngoại bảng trong lợi nhuận của BIDV ngày càng lớn, qua đó cho ta thấy BIDV bước đầu đã xử lý nợ xấu hiệu quả hơn tuy nhiên vẫn còn cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu hơn nữa.

Bảng 3.2: Thị phần cho vay vốn của BIDV giai đoạn 2013-2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

Tổng dư nợ của các ngân hàng 2,270,127 2,908,715 3,961,083 3,955,900

Dự nợ BIDV 338,930 443,579 596,143 710,084

Tỷ trọng (%) 14.93 15.25 15.05 17.95

(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2013 – 2016, BIDV)

Qua bảng trên ta thấy, tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chính mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của các NHTM Việt Nam nói chung, trong những năm qua BIDV đã duy trì được thị phần khá lớn (trên 14%) và có xu hướng tăng lên qua các năm. Chất lượng dư nợ ổn định, cơ cấu khách hàng khá hợp lý, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thương hiệu và vị thế của BIDV trên hệ thống.

Tóm lại, hoạt động tín dụng của Ngân hàng BIDV trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất khả quan, là mảng dịch vụ quan trọng tạo nên thu nhập chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời được xếp hạng trong top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2017. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động tín dụng tai BIDV vẫn cịn tiềm ẩn rủi ro do đó bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng góp phần tăng trưởng doanh thu thì BIDV cũng cần phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả để hoạt động tín dụng tăng trưởng bền vững hơn.

3.1.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trong những năm qua BIDV luôn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững, an toàn. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc mở rộng thị trường, phát triển tín dụng trong thời gian qua quá nóng và đã để lại hậu quả là nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên. Trong giai đoạn 2013 – 2016 tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của BIDV qua các năm đã được kiểm soát ở mức dưới 2%/tổng dư nợ nhưng nợ xấu đã bắt đầu có sự tăng trở lại trong năm 2016, đó là hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng quá mức trong những năm 214-2015.

Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của BIDV trong giai đoạn 2013 – 2016 như sau:

Biểu đồ 3.3 Cơ cấu dư nợ theo TPKT

(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2013 – 2016, BIDV)

BIDV là được biết đến là một trong những ngân hàng có thế mạnh trong mảng bán buôn đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước. Tỷ trọng dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế qua các năm đều chiếm trên 70% tổng dư nợ toàn hệ thống. Do đó, rủi ro tín dụng xảy ra chủ yếu là từ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Đối với cho vay các khách hàng doanh nghiệp khi rủi ro xảy ra thì tổn thất vơ cùng lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước.

các tập đồn này mất khả năng thanh tốn các khoản vay đã gây ra những tổn thất rất lớn cho các tổ chức tín dụng trong đó có BIDV.

Trong những năm gần đây BIDV đã đẩy mạnh cho vay bán lẻ theo xu hướng chung của thị trường ngân hàng nhằm phân tán rủi ro, giảm thiểu những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Đây là giải pháp đúng đắn và cần phải tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn tại BIDV trong giai đoạn 2013-2016 như sau:

Biểu đồ 3.4 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2013 – 2016, BIDV)

Trong cơ cấu dư nợ, dư nợ cho vay ngắn hạn có sự biến động nhẹ về giá trị tuyệt đối qua các năm nhưng tỷ lệ lại giảm đều qua các năm. Ngược lại, dư nợ trung và dài hạn lại có xu hướng tăng đều về cả tỷ lệ và giá trị tuyệt đối.

Năm 2013, dư nợ trung, dài hạn chiếm khoảng 35% trong tổng cơ cấu dư nợ, con số này tăng dần lên 42% vào năm 2014, 43% vào năm 2015 và cao nhất vào năm 2016 với 45%, gần tương đương với dư nợ ngắn hạn trong cơ cấu dư nợ. BIDV là một trong những ngân hàng có tỷ trọng dư nợ trung, hạn trong tổng dư nợ tương đối cao so với các ngân hàng khác trong hệ thống.

Do yếu tố lịch sử, BIDV là một trong những ngân hàng có thế mạnh về cho vay dự án trung, dài hạn, đặc biệt là các dự án của quốc gia về cầu, đường, thi công

hạ tầng, cho vay theo chỉ định, cho vay theo các kế hoạch, chương trình của nhà nước. Phần lớn các khoản vay này là của các tập đoàn kinh tế nhà nước, dư nợ lớn khoảng vài nghìn tỷ đồng, tài sản thế chấp mang tính đặc thù cao, tính thanh khoản thấp do đó khi rủi ro tín dụng xảy ra thì tổn thất cho ngân hàng là rất lớn.

Bảng 3.3: Nợ quá hạn và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của BIDV giai đoạn 2013-2016

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 388,930 443,579 596,143 710,084 Nợ nhóm 2 (tỷ đồng) 24,612 18,759 17,426 26,113

Tỷ trọng (%) 6.33% 4.23% 2.92% 3.68%

Nợ xấu (tỷ đồng) 8,626 8,881 9,589 13,307

Tỷ trọng (%) 2.22% 2.00% 1.61% 1.87%

(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2013 – 2016, BIDV)

Qua bảng trên cho thấy, BIDV là một trong những ngân hàng kiểm soát nợ xấu tương đối tốt, với định hướng mục tiêu đặt ra trong những năm qua là tỷ lệ nợ xấu <2% và với sự cố gắng của toàn hệ thống tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong những năm qua thường duy trì ở mức <2% (trừ năm 2013). Nợ xấu của BIDV tăng mạnh vào năm 2016 là do sau khi thực hiện sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sơng Cửu Long thì BIDV phải gánh khoản nợ xấu tương đối lớn từ ngân hàng này. Tuy nhiên BIDV đã áp dụng việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định, điều đó tạo tính chủ động và an tồn cao trong hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ nợ nhóm 2 năm 2016 tăng mạnh nguyên nhân là do BIDV thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước nên có hiện tượng khách hàng bị xếp vào nợ nhóm có độ rủi ro cao hơn do kéo nhóm nợ từ các ngân hàng khác. Ngồi ra, theo chính sách tăng trưởng tín dụng góp phần kích cầu nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng GDP của chính

trưởng tương đối lớn, đặc biệt là năm 2015, mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay là 34% so với năm 2015. Việc tăng trưởng tín dụng đã góp phần quan trọng trong tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của BIDV tuy nhiên bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của BIDV cũng tăng lên (tỷ lệ nợ xấu năm 2016 tăng 0.26% so với năm 2015. Điều này cho thấy hệ thống QTRRTD của BIDV đang có nhiều vấn đề.

Nhìn chung BIDV đã đạt được những kết quả to lớn trong hoạt động tín dụng dựa trên những cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, mặc dù hiện tại nợ xấu tại BIDV được kiểm soát ở mức dưới 2% nhưng đây chỉ là những con số được thể hiện trên báo cáo thường niên của BIDV và mang tính chất thời điểm. Trên thực tế có hiện tượng các chi nhánh chạy theo chỉ tiêu kinh doanh , để kết quả kinh doanh tốt họ đã sử dụng các biện pháp kỹ thuật như cho vay đảo nợ để tránh tình trạng khách hàng bị nợ quá hạn, nợ xấu. Điều này dẫn đến kết quả trên báo cáo chưa phản ánh thực chất chất lượng nợ tại BIDV và chỉ có tự bản thân các chi nhánh cũng như các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng mới biết được thực chất chất lượng nợ tại chi nhánh mình. Qua những phân tích trên thì BIDV cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)