CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.3 Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
3.3.4 Tài trợ rủi ro tín dụng
Hiện nay tại BIDV thực hiện tài trợ rủi ro tín dụng từ ba nguồn chính: từ xử lý tài sản đảm bảo, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và bán nợ cho VAMC.
3.3.4.1 Trường hợp áp dụng
- Khách hàng không thực hiện đầy đủ các điều khoản, điều kiện trong Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp, cầm cố.
- Khách hàng phải trả nợ trước hạn do vi phạm các thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Khách hàng vay là doanh nghiệp bị giải thể, không trả được nợ (dù chưa đến hạn) và không chủ động xử lý TSBĐ tiền vay.
- Khách hàng là doanh nghiệp bị chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu nhưng khơng thực hiện đúng nghĩa vụ
- Khách hàng vay được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản, nhưng bên thứ ba khơng thực hiện đúng cam kết.
3.3.4.2. Trích lập dự phịng:
BIDV thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng Theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của NHNN, cụ thể như sau:
- Trích lập dự phịng chung: 0.75% tổng dư nợ cho vay.
- Trích lập dự phịng cụ thể: Việc trích lập dự phịng tổn thất được thực hiện đối với các khoản nợ q hạn,chia theo 5 nhóm, tỷ lệ trích lập khác nhau cụ thể như sau:
Nhóm 1: 0%
Nhóm 2: 5%
Nhóm 3: 20%
Nhóm 4: 50%
Bảng 3.7: Tình hình TLDP rủi ro tín dụng tại BIDV
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số dư dự phòng rủi ro cho
vay khách hàng (tỷ đồng) 6,017 6,544 7,121 9,410
Tỷ lệ TLDP/dư nợ (%) 1.78% 1.48% 1.19% 1.3%
(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2013 – 2016, BIDV)
Ta có thể thấy trích lập dự phịng đối với các khoản của Ngân hàng tăng qua các năm tương ứng với dư nợ xấu dần. Điều này cho thấy Ngân hàng vẫn chưa hoàn tồn kiểm sốt cũng như làm giảm nợ xấu. Qua số liệu có thể thấy việc trích lập dự phịng rủi ro đã đảm bảo cho hoạt động của BIDV không bị ảnh hưởng khi phát sinh nợ xấu, tuy nhiện trên thực tế việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro vẫn còn rất nhiều bất cập và cần được cải thiện.
3.3.4.3 Nguyên tắc xử lý TSĐB tại ngân hàng
TSĐB được xử lý theo phương thức đã thỏa thuận trong các hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết giữa Ngân hàng và khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh.
Trong trường hợp Ngân hàng và khách hàng không xử lý được TSĐB theo phương thức đã thỏa thuận, thì Ngân hàng thực hiện thủ tục khởi kiện để bán TSĐB thu hồi nợ. Hiện tại, Quốc hội đã ban hành nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, nghị quyết ra đời đã góp phần giúp các Ngân hàng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao như mong đợi. Theo tinh thần của nghị quyết các ngân hàng được quyền thu giữ tài sản thế chấp khi phát sinh nợ xấu, tuy nhiên việc này khó thực hiện nếu khơng có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhu chính quyền địa phương, ông an,... do sự ngăn cản của chủ tài sản.
Các phương thức xử lý TSĐB:
- BIDV nhận tài sản mà khách hàng đã thế chấp, cầm cố cho ngân hàng để thay cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
- Thực hiện bán tài sản thu hồi nợ thông qua thoả thuận giá giữa ngân hàng và khách hàng. Trong trường hợp không thoả thuận được sẽ uỷ quyền cho các tổ chức độc lậ thực hiện việc bán tài sản trên nguyên tắc công khai, minh bạch.
- Việc xử lý TSĐB phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, thủ tục được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và bảo đảm lợi ích tối đa của BIDV cũng như của khách hàng.
3.3.4.4 Xử lý rủi ro tín dụng
BIDV sử dụng dự phịng cụ thể đã trích của từng khoản nợ để xử lý rủi ro tín dụng đối với chính khoản nợ đó. Trong trường hợp dự phịng cụ thể khơng đủ để xử lý rủi ro tín dụng là thì thực hiện phát mại tài sản để thu hồi nợ, trong trường hợp sau khi sử dụng trích lập dự phịng cụ thể và phát mãi tài sản vẫn khơng đủ thu hồi nợ thì sẽ sử dụng quỹ trích lập dự phịng chung để xử lý. BIDV hạch toán chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch tốn ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết đã thoả thuận với khách hàng.
Các đối tượng được BIDV xem xét xử lý rủi ro gồm: khách hàng là tổ chức doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của nhà nước, cá nhân chết hoặc mất tích, các khoản nợ nhóm 5 chính sách phân loại nợ mà đã thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện ra toà hoặc áp dụng các biện khác thu hồi nợ nhưng vẫn chưa thu hồi nợ đầy đủ.
Bên cạnh đó BIDV cũng xem xét xử lý rủi ro đối với khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước phải xử lý tài chính khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, tổ chức sắp xếp lại theo quy định; khách hàng gặp rủi ro khách quan từ phía nhà nhập khẩu, ngân hàng phục vụ bị phá sản, nước nhập khẩu thay đổi chính sách ảnh hưởng đến nhập khẩu hàng hóa. Các biện pháp xử lý rủi ro của BIDV như: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/số tiền trả nợ, gia hạn nợ vay, khoanh nợ, oá nợ lãi, xoá nợ gốc, bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, chuyển theo dõi ngoại bảng, các biện pháp xử lý rủi ro khác theo quy định của pháp luật...
3.3.4.4 Bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
BIDV đang thực hiện bán nợ xấu cho VAMC và nhận về trái phiếu đặc biệt do NHNN phát hành tương ứng với giá mua của các khoản nợ xấu. Mệnh giá trái phiếu đặc biệt được tính như sau:
Mệnh giá trái phiếu đặc biệt = Nợ gốc – dự phịng rủi ro cụ thể đã trích lập chưa sử dụng tại thời điểm bán nợ.
Sau khi nhận được trái phiếu đặc biệt BIDV sẽ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho mệnh giá trái phiếu đặc biệt của VAMC. Số tiền trích lập dự phịng dự ro được tính như sau:
Số tiền tối thiểu trích lập dự phịng rủi ro cụ thể hàng năm = Mệnh giá trái phiếu đặc biệt /thời hạn của trái phiếu đặc biệt (thông thường là 05 năm).
Trái phiếu đặc biệt được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN hoặc sử dụng để mua lại chính khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Sau khi bán nợ xấu cho VAMC thì BIDV vẫn tiếp tục tìm các biện pháp xử lý thu hồi nợ như một khoản nợ xấu nội bảng của BIDV. Tính đến thời điểm cuối năm 2016, dư nợ xấu mà BIDV đã bán cho VAMC là 15.477 tỷ đồng và là một trong những ngân hàng bán nợ xấu lớn nhất cho VAMC. Điều này cho thấy mức độ nợ xấu của BIDV trên thực tế lớn hơn so với số liệu trên báo cáo thường niên.
Nhìn chung, BIDV hiện sử dụng các cơng cụ tài trợ rủi ro cơ bản như trích lập dự phòng rủi ro, xử lý tài sản thế chấp, bán nợ xấu. Các công cụ tài trợ rủi ro của BIDV còn tương đối đơn giản, chưa đa dạng.