Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 48 - 56)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

3.2.2 Nguyên nhân chủ quan

Sự không thành thật của doanh nghiệp thể hiện ở việc cung cấp thơng tin khơng chính xác, thiếu minh bạch cho ngân hàng, che dấu các khoản lỗ.

Hiện tượng khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính nội bộ khơng được kiểm tốn hoặc được lập khống, chứng từ giải ngân giả khá phổ biến hiện nay do thói quen ghi chép khơng đầy đủ, thiếu minh bạch, các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp ghi chép theo đúng chuẩn mực kế toán. Phần lớn các doanh nghiệp vay vốn tại BIDV sử dụng dịch vụ kế tốn của các cơng ty cung cấp dịch vụ kế tốn mà khơng có bộ phận kế tốn chun nghiệp, có chun mơn ghi chép, hạch tốn hàng ngày dẫn đến thơng tin bị sai lệch. Do vậy, hồ sơ tín dụng mà các khách hàng vay vốn cung cấp cho BIDV khi đề nghị vay vốn chỉ để đáp ứng các quy định của ngân hàng, mang nặng tính hình thức, tính chính xác và mức độ tin cậy của các thơng tin cung cấp khơng cao Khi cán bộ tín dụng thẩm định cho vay chủ yếu dựa trên số liệu báo cáo tài chính do các khách hàng cung cấp mà thiếu việc đi kiểm tra xác minh thực tế hoặc có đi thực tế nhưng hiệu quả không cao do gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi số liệu và thời gian gấp rút dẫn đến việc đi thực tế mang tính đối phó.Việc thẩm định cho vay chủ yếu thực hiện trên bề mặt hồ sơ dẫn đến ra các quyết định sai lầm. Đây cũng là nguyên nhân vì sao các CBTD tại BIDV chủ yếu cho vay dựa trên tài sản thế chấp, coi thẩm định tài sản thế chấp là quan trọng mà lơ là các điều kiện khác về phương án vay vốn, nguồn trả nợ, kiểm soát trước, trong và sau cho vay.

Sự thiếu trung thực của khách hàng thể hiện trong bảng cân đối kê toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải thu thập các thơng tin, nắm kỹ khả năng tài chính và đánh giá chắc chắn hiệu quả của dự án hoặc phương án vay vốn, thực tế tại BIDV thì tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Đối với những doanh nghiệp khi phát sinh nợ khó địi, khơng có khả năng trả nợ và khi Kiểm soát nội bộ của Hội sở tiến hành kiểm tra mới phát hiện ra báo cáo quyết tốn của doanh nghiệp khơng trung thực.

 Rủi ro do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Khi vay vốn tại BIDV thi khách hàng phải có phương án sử dụng vốn vay cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ thì khách hàng phải thực hiện theo đúng mục đích sử dụng vốn vay theo phương án đã xây dựng, khi đó dịng tiền thu nhập từ phương án mới được tạo ra theo đúng chu kỳ kinh doanh và trả nợ kịp thời, đúng hạn cho ngân hàng. Tuy nhiên hiện tượng khách hàng lập phương án kinh doanh khống để vay vốn sử dụng vào các mục đích khác dẫn đến nợ xấu là rất lớn, đặc biệt khi khách hàng sử dụng vốn vào những mục đích khơng tạo ra thu nhập trả nợ như tiêu dùng cá nhân hoặc để kinh doanh những ngành nghề nhiều rủi ro như kinh doanh chứng khốn, kinh doanh bất động sản, ngồi ra cịn vay vốn để kinh doanh nhưng thực chất là để cho vay nặng lãi, đây là những hoạt động kinh doanh có khả năng thua lỗ, mất vốn cao. Do vậy, sau khi giải ngân, BIDV luôn yêu cầu các cán bộ tín dụng phải trực tiếp đi kiểm tra thực tế khách hàng bao gồm kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích như trong phương án đã đề xuất và làm báo cáo thực tế sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm, kiểm tra hoạt động thực tế của khách hàng sau khi vay vốn để từ đó có dự báo trước khả năng trả nợ của khách hàng đồng thời có những biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp khách hàng không sử dụng vốn vay đúng mục đích, khơng thực hiện đúng các cam kết tín dụng, các điều khoản đã thoả thuận với ngân hàng thì Ngân hàng sẽ thực hiện thu hồi nợ trước hạn.

 Rủi ro do doanh nghiệp có năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý

BIDV là ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực cho vay đầu tư dự án, mà thông thường những dự án lớn, thời gian kéo dài nên những rủi ro do khách hàng có năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư vào những lĩnh vực quá khả năng quản lý, mức độ rủi ro cao là tương đối cao.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là một trong những khách hàng lớn của BIDV. Trước đây hoạt động cốt lõi của Công ty là kinh doanh bất động sản, gần đây tập

trồng cây ăn trái, dầu cọ,… Mặc dù các phương án đầu tư trên khi thẩm định cho vay thì tương đối hiệu quả tuy nhiên do công ty phát triển quy mô quá nhanh, năng lực quản lý yếu kém, chưa theo kịp với tốc động phát triển, dẫn đến các phương án không thực hiện được theo như tiến độ ban đầu dẫn đến dịng tiền khơng về kịp để trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn và phải thưc hiện cơ cấu nợ, kéo dài thời gian trả nợ. Đây là một minh chứng quan trọng cho việc rủi ro tín dụng đến từ những vấn đề thuộc về năng lực quản lý của doanh nghiệp.

 Rủi ro do doanh nghiệp kinh doanh yếu kém

Doanh nghiệp kinh doanh kém sẽ dẫn tới suy giảm doanh thu, sản phẩm không chất lượng, năng lực cạnh tranh yếu kém dẫn đến doanh thu, lợi nhuận giảm sút và mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nền kinh tế thị trường đang trong q trình hội nhập và tồn cầu hóa, do đó các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật và phát triển cho kịp xu thế chung của thời đại. Đối với những doanh nghiệp yếu kém, chậm phát triển sẽ bị lạc hậu so với các đối thủ trong cùng ngành dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả, làm ăn thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng và khi đó nợ xấu sẽ xảy ra.

Thực tế tại BIDV trong thời gian việc các doanh nghiệp kinh doanh yếu kém dẫn đến nợ xấu là tương đối nhiều. Đặc biệt trong quá trình kinh tế ngày càng phát triển, mức độ hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng cao, các doanh nghiệp khơng có định hướng hoạt động đúng đắn, không cập nhật tiến bộ của thế giới dẫn đến thiếu sức cạnh tranh, mất thị phần, hoạt động kinh doanh suy giảm dẫn đến không trả được nợ.

 Doanh nghiệp vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng

Hiện nay, hệ thống NHTM tại Việt Nam vẫn cịn nới lỏng và khơng q coi trọng việc khách hàng có vay vốn chồng chéo tại nhiều tổ chức tín dụng hay ngân hàng khác dẫn đến nhiều doanh nghiệp thực hiện vay vốn tại nhiều ngân hàng thậm chí sử dụng nhiều danh nghĩa khác để có được chấp thuận vay vốn. Do vậy rất dễ xuất hiện tình trạng nợ phải trả quá cao so với vốn chủ sở hữu, dễ gây mất khả năng thanh toán.

Pháp luật Việt Nam khơng cấm đốn việc một khách hàng có quyền vay vốn tại nhiều ngân hàng và một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều ngân hàng khác nhau và việc khai báo thông tin về khách hàng vay vốn tại Trung Tâm thơng tin tín dụng CIC của NHNN phụ thuộc vào các TCTD. Do đó, các ngân hàng khó có thể biết được hết tình hình cơng nợ của khách hàng mình tại các ngân hàng, tổ chức tài chính khác. Trong khi việc sử dụng vốn , phân bổ lợi nhuận có thể luân chuyển giữa các nơi mà ngân hàng khơng thể kiểm sốt được.

Tình trạng khách hàng đến BIDV đề nghị vay vốn trong khi đang vay vốn tại nhiều ngân hàng thương mại khác là rất phổ biến hiện nay. Có khách hàng đồng thời vay hai hoặc ba ngân hàng cùng lúc, cá biệt có khách hàng vay từ sáu đến bảy ngân hàng cùng lúc.

Ngồi ra khách hàng vay vốn cũng khơng có nghĩa vụ phải khai báo với ngân hàng thông tin về các bên liên quan, các khoản vay cá nhân của các thành viên công ty nếu ngân hàng không đề cập. Do không thể thu thập được những thông tin này trong khi việc sử dụng các khoản vay của khách hàng lại có mối liên hệ với nhau nên có thể dẫn đến rủi ro khơng thanh tốn được nợ vay cho ngân hàng.

3.2.2.2 Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng

 Rủi ro do hiện tượng bất cân xứng thông tin.

Rủi ro này xảy ra khi CBTD thẩm định cho vay trong tình trạng thu thập thông tin không đầy đủ hoặc thông tin thu thập khơng chính xác trong quá trình thẩm định dẫn đến việc phê duyệt cho vay những khách hàng không tốt, phương án kinh doanh thật sự không hiệu quả và hậu quả cuối cùng là khách hàng khơng có trả được nợ.

Hiện tại, CBTD tại BIDV chủ yếu thẩm định cho vay thông qua các thông tin được cung cấp từ CIC về tình hình dư nợ của khách hàng, thơng tin do khách hàng cung cấp. Ngồi ra thì CBTD chủ động thu thập một số thông tin khác một cách độc lập nhưng nguồn thông tin chủ yếu vẫn là từ CIC và do khách hàng cung cấp.

không cao, CBTD khơng có cơ hội cũng như thời gian để có thể tiếp cận được những thơng tin chính xác đáng tin cậy và tình hình của doanh nghiệp dẫn đến thẩm định cho vay khơng chính xác. Doanh thu của khách hàng có thể là từ chuyển khoản hoặc tiền mặt nhưng phần lớn được thanh toán bằng tiền mặt do thói quen thanh tốn hoặc do một mục đích nào đó của khách hàng dẫn đến khó khăn trong việc theo dõi dòng tiền của khách hàng để thu nợ. Việc trả nợ khi đó phục thuộc vào thiện chí của khách hàng và như vậy khi khách hàng không có thiện chí trả nợ sẽ gây ra nợ xấu.

Đối với khách hàng cá nhân, thu nhập hàng tháng của khách hàng có thể được chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Trong khi đó BIDV chấp thuận cho vay đối với khách hàng cá nhân nhận thu nhập hàng tháng từ tiền mặt, chứng từ chứng minh thu nhập là xác nhận của cơ quan nơi khách hàng công tác. Như vậy mức độ chính xác của thơng tin phụ thuộc rất lớn vào khách hàng, CBTD rất khó khăn trong việc xác minh thu nhập thực trong khi đây là nguồn trả nợ chính của khách hàng. Hiện tượng kê khai khống thu nhập để vay vốn khi đó sẽ dẫn đến nguồn trả nợ không được bảo đảm và khả năng dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu là rất cao.

 Rủi ro đạo đức nghề nghiệp của CBTD

CBTD tại BIDV được tuyển dụng trên một quy trình khắt khe do đó chất lượng nguồn nhân lực tương đối tốt. Tuy nhiên bên cạnh năng lực chuyên môn tốt CBTD cần được rèn luyện về tư cách đạo đức nghề nghiệp. CBTD là một vị trí tương đối nhạy cảm do công tác trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ do đó rất dễ nảy sinh tiêu cực nếu khơng có bản lĩnh và tư cách đạo đức tốt.

Thực tế trong thời gian qua nợ xấu phát sinh tại BIDV do khách hàng và đội ngũ thẩm định tín dụng cấu kết với nhau là rất lớn, họ khai thác những lỗ hổng của pháp luật và quy trình tín dụng của BIDV để vay vốn, sau đó sử dụng vào những mục đích cá nhân, đảo nợ, kinh doanh bất động sản hoặc đầu tư vào những ngành nghề rủi ro dẫn đến khơng có khả năng trợ nợ cho ngân hàng.

Ngồi ra việc bố trí, bổ nhiệm nhân sự cũng chịu chi phối bởi hiện tượng bè phái dẫn đến bố trí người sai so với năng lực hoặc bổ nhiệm những người có năng

lực, đạo đức yếu kém lên các vị trí lãnh đạo cũng là nguyên nhân quan trọng có thể gây ra rủi to tín dụng.

Bên cạnh đó do áp lực phải cho vay từ cấp trên do các mối quan hệ ngồi xã hội trong khi đó CBTD khơng có bản lĩnh vững vàng sẽ dẫn đến những quyết định cấp tín dụng sai lầm và gây ra thiệt hại cho ngân hàng.

 Rủi ro do lỏng lẻo trong quá trình thanh tra, giám sát sau cho vay, thiếu hệ thống cảnh báo sớm

Công tác theo dõi sau cho vay tại BIDV đã được quy định rõ trong quy trình cấp tín dụng là CBTD phải đi kiểm tra thực tế khách hàng và việc kiểm tra phải được lập bằng văn bản giữa khách hàng và ngân hàng. Hầu hết các CBTD đều làm đúng quy trình nhưng việc thực hiện mang nặng tính hình thức như khơng đi kiểm tra thực tế nhưng vẫn lập biên bản kiểm tra để đối phó trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoặc đi kiểm tra nhưng chưa nhận thức tầm quan trọng của việc kiểm tra sử dụng vốn vay.

Theo dõi dòng tiền để thu nợ và nhắc nợ khách hàng cũng vô cùng quan trọng nhưng vẫn tồn tại tư tưởng sau khi giải ngân là khoản vay đã hoàn thành. Tuy nhiên việc theo dõi dòng tiền là cơ sở để đảm bảo cho việc trả nợ của khách hàng đúng hạn. Trong q trình theo dõi dịng tiền của khách hàng chúng ta cũng có thể phát hiện những vấn đề quan trọng qua đó có những điểu chỉnh tín dụng kịp thời, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

 Rủi ro do áp lực về doanh số

Các cán bộ tín dụng tại BIDV được giao kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng quý tương đối nhiều và từ tất cả các phẩm từ tín dụng đến phi tín dụng. Do đó các CBTD chú tâm vào việc làm sao để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng

Chỉ tiêu doanh số phát vay do Hội sở BIDV giao về cho các Chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, số chi nhánh trong một ngân hàng hoặc của các ngân hàng khác nhau

Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, tăng nhanh dư nợ, các chi nhánh đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp các điều kiện an tồn tín dụng để thu hút khách hàng. Chất lượng tín dụng khơng được xem xét với các nguyên tắc cẩn trọng cần thiết.

Hệ quả của việc chạy theo doanh số phát vay là việc quản lý sau khi cho vay trở nên phức tạp hơn, phát sinh nhiều vụ việc cần giải quyết, tỷ lệ gia hạn nợ và nợ quá hạn có xu hướng tăng theo doanh số phát vay. Việc tăng trưởng tín dụng ở một số chi nhánh chưa phù hợp với năng lực quản lý và trình độ của cán bộ tín dụng.

 Rủi ro do nới lỏng trong cơng tác kiểm sốt nội bộ ngân hàng

Kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tính tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách… so với luật và các quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Tại các ngân hàng, kiểm soát nội bộ là tổng thể hệ thống các văn bản và các quy định về ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo. Cơ chế kiểm soát nội bộ được thiết lập do nhu cầu kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm sốt những rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng.

Trong thời gian qua, BIDV thường xuyên tổ chức thanh tra kiểm tra nội bộ ở nhiều cấp độ như BIDV Hội sở chính kiểm tra hoạt động của các chinh nhánh, nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)