Kiểm định tác động của thanh khoản đối với đầu tư công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định đầu tư và tính thanh khoản của cổ phiếu của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 50 - 53)

4.4 Kết quả kiểm định mơ hình

4.4.1 Kiểm định tác động của thanh khoản đối với đầu tư công ty

Các nghiên cứu trước đây cho rằng có một mối tương quan về tính thanh khoản của cổ phiếu dẫn đến làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó mở rộng cơ hội đầu tư sinh lời và tăng đầu tư của công ty (Becker-Blease & Paul, 2006; Derrien & Kecskes, 2013). Như vậy ở đây các tác giả đã cho rằng tính thanh khoản lại có tác động đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Với mối tương quan ngược này, bài nghiên cứu có thể xảy ra vấn đề nội sinh. Chính vì thế để xem xét vấn đề này, bài nghiên cứu tiến hành hồi quy đầu tư của công ty theo tính thanh khoản trong quá khứ để xem có mối tương quan nào giữa hai biến này hay không.

Đầu tiên, chúng tơi xem xét liệu đầu tư của cơng ty có thực sự phản ánh tính thanh khoản cổ phiếu trong quá khứ hay không. Theo Baker (2003), chúng tôi hồi quy để ước tính đầu tư của cơng ty dựa trên tính thanh khoản trong quá khứ, tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và dòng tiền hiện tại.

Bảng 4.4.1.1: Hồi quy đầu tư cơng ty (CAP) và tính thanh khoản

1 tháng 2 tháng 3 tháng

Hệ số chặn 0.411917* 0.495704** 0.359386

(1.84) (2.18) (1.47)

MB 0.023686 0.030562 0.017578

CF 0.57453*** 0.574774*** 0.560675*** (3.03) (3.03) (2.95) LAMH 0.044622** 0.052161** 0.03907* (2.21) (2.55) (1.81) R2 hiệu chỉnh (%) 2.26 2.56 1.96

Số trong ngoặc là t-statistic tính dựa trên sai số chuẩn vững theo phương sai thay đổi White. *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa là 10%, 5% và 1%.

Kết quả được thể hiện trong Bảng 4.4.1.1 và bảng 4.4.1.2 cho thấy thanh khoản của cổ phiếu có ảnh hưởng khơng đáng kể đối với đầu tư của công ty ở đây là đầu tư doanh nghiệp 'bất thường'.

Với hệ số hồi quy của biến LAMH chỉ là 0.046907 (đối với biến đầu tư là CAP) khi đo lường biến AMH 1 tháng sau khi kết thúc năm tài chính. Mức độ tác động này là không lớn

Bảng 4.4.1.2 Hồi quy đầu tư cơng ty (CRD) và tính thanh khoản

1 tháng 2 tháng 3 tháng Hệ số chặn 0.439687** 0.519223** 0.383984 (1.96) (2.28) (1.57) MB 0.029506 0.035955 0.023043 (0.4) (0.49) (0.31) CF 0.587012*** 0.586971*** 0.572441*** (3.09) (3.09) (3.01) LAMH 0.046907** 0.054058*** 0.041028* (2.32) (2.64) (1.9) R2 hiệu chỉnh (%) 3 3.3 2.7

Số trong ngoặc là t-statistic tính dựa trên sai số chuẩn vững theo phương sai thay đổi White. *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa là 10%, 5% và 1%.

Còn đối với biến đầu tư là CRD thì kết quả này cũng khơng thay đổi. Đều cho chúng ta thấy rằng tính thanh khoản ít tác động ngược lại hoạt động đầu tư của các cơng ty trong thị trường chứng khốn Việt Nam.

Tuy nhiên mức độ phù hợp của mơ hình ở đây là rất thấp, hầu hết các biến độc lập chỉ giải thích được khoảng 3% biến phụ thuộc (biến đầu tư). Nhưng kết quả hồi quy cũng cho chúng ta cái nhìn ban đầu về tác động của tính thanh khoản đến đầu tư của doanh nghiệp. Để chính xác hơn chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ này bằng cách sử dụng hồi quy theo hai bước 2SLS. Với hồi quy này chúng ta có thể so sánh với kết quả hồi quy ban đầu bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để xem sự các biệt giữa các hệ số hồi quy và mức độ tác động.

Để kiểm soát vấn đề nội sinh bằng cách sử dụng mơ hình hồi quy hai giai đoạn (2SLS). Theo Baker (2003), bài nghiên cứu sử dụng giá trị thị trường trên sổ sách của vốn chủ sở hữu và dịng tiền như các biến cơng cụ .

Bảng 4.4.1.3: Hồi quy hai giai đoạn 2SLS

CAP CRD Hệ số chặn -1.29523*** -1.33754*** (-3.04) (-3.27) INV -0.43755 -0.39297 (-0.92) (-0.83) LAMH 0.14916*** 0.149782*** (4.22) (4.16) SIZE -0.86363*** -0.85942*** (-19.92) (-20.52) PRC 0.118718*** 0.11868*** (7.31) (7.36) TNV -0.63233*** -0.63311*** (-21.82) (-22.16) VOL 0.115102* 0.112034* (1.89) (1.87) RET -0.30171*** -0.3018*** (-8.53) (-8.6)

CB 0.045281 0.013171

(0.11) (0.03)

Số trong ngoặc là z-statistic. *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa là 10%, 5% và 1%.

Bảng 4.4.1.3 cho thấy kết quả hồi quy hai giai đoạn (2SLS) với hai biến công cụ là tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách và dịng tiền của cơng ty. Cho thấy các mối tương quan đều giống với phân tích ban đầu tại bảng 4.2.1 và bảng 4.2.2 ngoại trừ biến số dư tiền mặt (CB), điều này cũng tương tự như nghiên cứu của M.Kang, W.Wang và Eom (2017). Tóm lại, qua hồi quy theo mơ hình hồi quy 2SLS thì kết quả nghiên cứu vẫn khơng thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định đầu tư và tính thanh khoản của cổ phiếu của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)