Tổ chức TCVM Giá trị trung bình khoản vay (triệu vnđ)
TYM-PGD 02-Thanh Sơn 25 VietED- Hiệp Hòa 14 STU2-Chùa Hang 11 Dariu-Tân Phú 15
Nguồn: TYM, VietED, STU2,Dariu
Các thành viên ban đầu được vay với số tiền nhỏ, khi hết vòng vay đầu tiên, trả nợ đúng hạn sẽ được vay vòng tiếp theo với số tiền lớn hơn. Kết quả khảo sát có đến 65% thành viên cho rằng số tiền vay nhỏ, không đáp ứng nhu cầu vay của họ.
Việc trả nợ theo những khoản nhỏ và thời gian ngắn đa phần nằm trong khả năng của họ. Có 15% thành viên cho rằng việc hoàn trả thường xuyên, trong khi việc sản xuất có tính thời vụ như chăn nuôi, trồng rừng không tạo thu nhập thường xuyên, vì vậy họ gặp khó khăn trong việc trả nợ.
3.3.2.4 Lãi suất cho vay cao trong khi trả lãi tiết kiệm thấp
Khách hàng cho rằng việc vay vốn tại các MFI là thuận lợi khi được CBKT đến tận nơi hướng dẫn làm hồ sơ, thẩm định và phát vay, họít quan tâm tới lãi suất vay. Với câu hỏi về mức lãi suất phải trả cho khoản vay, đa phần thành viên không biết mức lãi suất cụ thể và không so sánh được với lãi suất của các TCTD khác. Một số khách hàng biết lãi suất tại MFI cao hơn, nhưng không biết mức chênh lệch cụ thể.
Bảng 3.3: Số lƣợng khách hàng có quan tâm đến lãi suất phải trả
Tổ chức TCVM
Sự hiểu biết của khách hàng về lãi suất vay Biết về lãi suất của
MFI (%)
So sánh với lãi suất của NHTM (%)
TYM-PGD 02-Thanh Sơn 71.4 71.4 VietED- Hiệp Hòa 37.8 87.5 STU2-Chùa Hang 22.2 88.9 Dariu-Tân Phú 20 83.3
Cách tính và cơng bố về phí dịch vụ, lãi suất khơng rõ ràng. Trong hợp đồng vay vốn, mục lãi suất vay để dưới dạng lãi suất theo tháng, con số sẽ rất nhỏ so với lãi suất trả theo năm (phụ lục 6-Đơn xin vay vốn tại VietED và Dariu). Cách tính lãi suất phẳng, gây thiệt thịi cho người nghèo hơn so với cách tính lãi theo số dư giảm dần. Hiện nay NHNN chỉ dừng lại ở mức độ khuyến cáo các MFI tính theo số dư giảm dần, chưa có văn bản bắt buộc do vậy hầu như tất cả MFI đều tính lãi phẳng.
Bảng 3.4: Lãi suất cho vay của MFI
Tổ chức Tiêu chí phân loại Mức lãi suất (%/tháng) Mức lãi suất(% /năm)
TYM Hộ nghèo 0.41 4.92 Hộ cận nghèo 0.56 6.72 Hộ bình thường 0.88 10.56 Dariu Tất cả thành viên 0.85 10.2 VietED Kỳ hạn 12 tháng 1.0289 12.4 Kỳ hạn 14 tháng 1.0673 12.82 Kỳ hạn 18 tháng 1.22 14.64 STU2 Vốn vay lần đầu 0.96 11.52 Vốn bổ sung 1.33 16.00
Nguồn: TYM, VietED, STU2,Dariu
So sánh với lãi suất cho vay của NHCSXH:
Bảng 3. 5: Lãi suất cho vay của NHCSXH
Nguồn: NHCSXH
Cách tính lãi có sự khác biệt giữa TYM và 3 tổ chức cịn lại. TYM có sự ưu đãi hơn đối với thành viên nghèo, mức lãi cho vay cao nhất cao hơn so với Dariu nhưng thấp hơn so với tất cả các MFI cịn lại (Dariu tính 1 mức lãi suất cho tất cả các kỳ hạn và thành viên). Việc trả lãi suất tiết kiệm cũng có sự khác biệt khá lớn giữa các MFI.
Đối tƣợng Lãi suất (%/năm)
Cho vay hộ nghèo 6.6
Cho vay hộ nghèo tại 64 huyện thuộc chương trình 135 3.3 Cho vay hộ cận nghèo 7.92 Cho vay hộ mới thoát nghèo 8.25 Cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn 6.6 Cho vay cơ sở SXKD của thương binh, người tàn tật 3.3
Bảng 3.6: Lãi suất tiết kiệm của MFI
Tổ chức Tiêu chí phân loại Lãi suất tiết kiệm (%/năm)
TYM TKBB 3.6 TKTN khơng kỳ hạn 1.00 TKTN có kỳ hạn 4.2-7.00 Dariu TKBB 1.00 VietED TKBB 7.20 STU2 TKBB 2.00
Nguồn: TYM, VietED, STU2,Dariu
Tiền gửi tiết kiệm của TYM khá giống các NHTM, với mức lãi suất tương ứng với kỳ hạn. Trong khi đó tiền gửi TKBB của Dariu và STU2 rất thấp, VietED trả lãi cho khoản tiền này khá cao, tương đương với các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 1 năm tại nhiều NHTM. VietED có các khoản vay gọi là “Vốn Xã Hội”, thực chất là các khoản tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, được tính lãi khá cao (7.2%/năm). Cách tính lãi suất như TYM và VietED sẽ hợp lý hơn đối với tiền gửi của thành viên.
3.3.2.5 Tác động gia tăng thu nhập thấp
Kết quả khảo sát ghi nhận, các hoạt động hỗ trợ về kỹ năng quản lý tài chính và sản xuất rất ít được thực hiện tại các MFI bán chính thức. Tại TYM, việc mở các lớp tập huấn và kiến thức xã hội, kỹ thuật sản xuất kinh doanh cho thành viên thường xuyên hơn, đáng kể là mơ hình xây dựng thương hiệu chè Thanh Sơn (Kết quả khảo sát, phụ lục 7- TYM cung cấp dịch vụ phi tài chính cho thành viên). Kết quả khảo sát cho thấy, các khoản vay của TYM hiệu quả hơn, có 35.71% khách hàng của TYM cho rằng khoản vay tác động tăng thu nhập nhiều, cao hơn các MFI khác; tại TYM khơng có khách hàng đánh giá là sử dụng khoản vay không giúp tăng thu nhập, trong khi các MFI cịn lại có tỷ lệ khá cao:
Bảng 3.7: Tác động của khoản vay đến thu nhập
Tổ chức TCVM Y kiến của khách hàng về thay đổi mức thu nhập Khơng tăng Tăng ít Tăng nhiều
TYM-PGD 02-Thanh Sơn 64.29% 35.71% VietED- Hiệp Hòa 37.50% 62.50%
STU2-Chùa Hang 13.33% 55.56% 31.11% Dariu-Tân Phú 50.00% 33.33% 16.67%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát
Kết luận 2: Về hiệu quả tiếp cận tín dụng
Việc tiếp cận tín dụng chưa thực sự đạt hiệu quả cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ở cả 2 nhóm MFI, mặc dù mức độ tiếp cận của TYM có tốt hơn 3 MFI cịn lại, nhưng khơng có sự khác biệt đáng kể. Số lượng rất ít người nghèo được tiếp cận TD, việc cung cấp các dịch vụ phi tài chính ít được thực hiện ở 3 MFI bán chính thức, việc hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của TYM đều đặn hơn, tuy nhiên ở cả 2 nhóm MFI hiệu quả tác động gia tăng thu nhập thấp.
3.3.3 Tác động chuyển đổi chính thức tới khả năng tiếp cận tín dụng của ngƣời nghèo của một số MFI tại Việt Nam.
Hiện tại đã có 3 tổ chức chuyển đổi chính thức, chỉ đánh giá tác động dựa trên mẫu 3 tổ chức sẽ cịn mang tính chủ quan. Tuy nhiên rút ra bài học kinh nghiệm của các MFI chính thức là rất quan trọng đối với việc phát triển ngành TCVM nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo. Vì Thanh Hóa MFI mới chuyển đổi từ cuối năm 2014, thời gian hoạt động chính thức chưa lâu, nên tác giả lựa chọn đánh giá 2 MFI là TYM và M7-MFI. Dưới đây là những đánh giá sơ lược về một số chỉ tiêu hoạt động dựa trên 3 góc độ tác động nêu trên và mức độ tiếp cận cộng đồng của các tổ chức này.
3.3.3.1 Mơ hình chuyển đổi của TYM Cơ cấu quản trị và sở hữu
TYM chuyển đổi mơ hình theo hướng dẫn của thơng tư 08/2009/TT-NHNN, là hình thức cơng ty TNHH một thành viên, với sở hữu thuộc 100% vốn là Hội LHPN Việt Nam. Cơ cấu quản trị gồm Hội đồng thành viên (HĐTV), Ban Giám đốc, Ban kiểm toán nội bộ được đổi thành Ban kiểm soát nội bộ độc lập với HĐTV giúp tăng tính minh bạch của tổ chức.
Đa dạng hóa sản phẩm
TYM liên tục cải thiện sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các quy định pháp luật. Các sản phẩm cho vay đa dạng gồm vốn chung, vốn đa mục đích và vốn dài hạn với các kỳ hạn hoàn trả khác nhau. Thí điểm sản phẩm mới với đối tượng “khách hàng trưởng thành” đã tham gia TYM trên 5 năm vay với số vốn lớn hơn từ 31-100 triệu VNĐ. Kỳ hạn vay linh hoạt, mức vay hấp dẫn hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. TYM còn cung cấp các sản phẩm TKTN, với nhiều kỳ hạn và mức lãi suất hấp dẫn tương đương với các NHTM, nhưng đơn giản và tiếp cận dễ dàng hơn.
Đa dạng hóa sản phẩm khiến dư nợ tiết kiệm và dư nợ cho vay tăng nhanh chóng sau khi chuyển đổi (sau năm 2010), đồng nghĩa độ rộng tiếp cận tăng lên.
Biểu đồ 3.1: Dƣ nợ tiết kiệm và dƣ nợ cho vay 2006-2016 của TYM
Nguồn: Phòng Nghiên cứu-Tuyên truyền TYM
TYM cung ứng bảo hiểm vi mơ, với mức phí trên 3 triệu, sẽ được xóa nợ nếu nằm viện trên 7 ngày và hỗ trợ 1 triệu VNĐ, (trong khi đó các MFI bán chính thức (nếu có) được xóa nợ nếu thành viên khơng may qua đời).
Dịch vụ phi tài chính: Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho nông sản (sản phẩm chè vùng Thanh Sơn-Phú Thọ).
Tiếp cận các nguồn vốn mới
Chuyển đổi giúp TYM thay đổi vị thế pháp lý, uy tín và niềm tin với các TCTD và khách
hàng. Điều đó giúp TYM vay vốn từ nhiều đối tác như Quỹ tín dụng Việt-Bỉ, Ngân hàng BNP Paribas - Chi nhánh TPHCM, Cordaid, Oikocredit, Rabobank, Blue Orchard… chi phí thấp hơn và thu hút tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng tăng nhanh chóng.
Trước khi chuyển đổi, TYM chủ yếu dựa vào vốn tự có với tỷ lệ trên 51% năm 2007, giảm xuống 38% năm 2009, sau chuyển đổi 1 năm nguồn này chỉ còn 21% năm 2011; trong khi đó vốn vay từ các đối tác tăng từ 36% lên 45%, sau đó tỷ phần của 2 nguồn vốn này giảm dần cho đến nay. Ngược lại, trước chuyển đổi tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm 20% năm 2009, sau chuyển đổi tăng nhanh, đến năm 2014 trở thành nguồn vốn quan trọng nhất chiếm 43% tổng nguồn vốn. 29.18 32.59 33.98 44.36 69.23 120.33 214.69 265.70 402.41 561.00 685.74 - 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00 1,400.00 1,600.00 1,800.00 2,000.00 20062007200820092010201120122013201420152016
Dư tiết kiệm (tỷ VNĐ) Dư nợ vốn (tỷ VNĐ)
Biểu đồ 3.2: Thay đổi về cơ cấu vốn của TYM trƣớc và sau khi chuyển đổi
Nguồn: Báo cáo thường niên, Phòng Nghiên cứu-Tuyên truyền TYM
Mở rộng tiếp cận khách hàng
Địa bàn hoạt động của TYM được mở rộng từ 16 huyện năm 2007 lên 56 huyện năm 2016, số lượng khách hàng cũng có sự gia tăng đáng kể, từ hơn 25 nghìn khách hàng năm 2007, sau khi chuyển đổi tốc độ gia tăng khách hàng rất nhanh, đến 2016 con số này tăng gấp 5 lần, đạt 127.2 nghìn thành viên.
Biểu đồ 3.3: Mức độ tiếp cận cộng đồng của TYM 2007-2016
Nguồn: Báo cáo thường niên, Phòng Nghiên cứu-Tuyên truyền TYM
0 20 40 60 80 100 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 51 32 38 31 21 29 29 22 37 19 20 23 27 38 43 43 6 43 36 40 45 26 20 27 6 6 6 6 6 7 8 8 Nợ khác (%) Vốn vay (%) Tiền gửi (%) Vốn chủ sở hữu (%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng khách hàng (1000) 25.43 33.93 40.16 54.85 72.96 78.82 91 104.34 ,113.65 ,127.27 Số huyện 16 18 25 28 35 38 46 52 53 56 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
Gia tăng về dư nợ cho vay, số lượng khách hàng cũng như giá trị trung bình của khoản vay cho thấy TYM gia tăng mức độ tiếp cận cả chiều rộng mà về chiều sâu, thể hiện sự đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người vay.
Biểu đồ 3.4: Giá trị trung bình khoản vay 2006-2016 của TYM
Nguồn: Phòng Nghiên cứu-Tuyên truyền TYM
3.3.3.2 Mơ hình chuyển đổi của M7-MFI Cơ cấu sở hữu và quản trị Cơ cấu sở hữu và quản trị
Mạng lưới các quỹ phân tán tại những địa phương khác nhau, với quy mô, tổ chức và năng lực khác nhau, khi chuyển đổi chỉ có 3 quỹ Đơng Triều, ng Bí và Mai Sơn có đủ điều kiện, nên M7-MFI chuyển đổi thành mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên vào năm 2012. Hệ thống các chương trình dự án cịn lại, thuộc sự quản lý của CFRC. Cơ cấu quản trị gồm HĐTV, Ban Giám đốc và Ban kiểm sốt. Trong đó Ban kiểm sốt độc lập với HĐTV, do đó sẽ giúp tăng tính minh bạch trong hoạt động.
Sản phẩm dịch vụ
Sau chuyển đổi, M7-MFI trở thành đại lý cung cấp bảo hiểm vi mô của Bảo Việt.
M7-MFI cung cấp tín dụng theo nhóm đồn kết, thơng qua hội phụ nữ, thành lập các nhóm, cụm vay vốn; cán bộ nhóm, cụm được nhận thù lao cho cơng việc của mình.
Đối với tiền gửi tiết kiệm bắt buộc M7-MFI trả lãi gộp 4.2%/năm, đây là cách trả lãi cao hơn các MFI khác, giúp giảm bớt thiệt thòi cho người gửi tiền. Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tự nguyện được triển khai, giúp nguồn vốn của M7-MFI tăng nhanh chóng.
- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00
Giá trị trung bình khoản vay (triệu VNĐ)
Biểu đồ 3.5: Dƣ nợ vay và tiền gửi M7-MFI 2010-2014
Nguồn: VMFWG, 2016
Về tiếp cận các nguồn vốn mới
M7-MFI đã tiếp cận được nhiều nguồn vốn của các TCTD với chi phí thấp như Quỹ tín dụng Việt-Bỉ, các Quỹ xã hội là thành viên góp vốn và Cordaid, Rabobank, Kiva, trong đó nguồn vay của Kiva được tính lãi suất 0%. Việc này giúp chi phí vốn của M7-MFI giảm rất nhiều. Việc huy động TKTN, giúp M7-MFI chủ động hơn về việc mở rộng quy mô và gia tăng tiếp cận với thành viên mới.
Tiếp cận khách hàng sau chuyển đổi
Dư nợ cho vay tăng, giá trị trung bình của khoản vay cũng tăng từ 4.71 triệu VND/khách hàng năm 2010 lên 9.77 triệu VND/khách hàng năm 2014.
Biểu đồ 3.6: Số lƣợng khách hàng và giá trị trung bình khoản vay tại M7-MFI
Nguồn: VMFWG, 2016
Việc chuyển đổi giúp tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về giá trị khoản vay, lãi suất vay và tiết kiệm, đồng nghĩa với gia tăng chiều sâu tiếp cận. Tuy nhiên, số lượng khách hàng giảm sau chuyển đổi, nguyên nhân chính là do đối tượng tiếp cận của M7-MFI
0 20 40 60 80 100 120 2010 2011 2012 2013 2014 57.99 75.73 86.47 99.1 112.3 27.78 32.32 41.83 54.42 79.2
Dư nợ cho vay (tỷ NVD) Tổng tiền gửi (tỷ VND) 12.3 12.95 12.42 10.98 11.5 4.71 5.85 6.96 9.03 9.77 0 2 4 6 8 10 12 14 2010 2011 2012 2013 2014 Số lượng khách hàng (1000) Giá trị TB khoản vay (triệu VND)
không phù hợp với sứ mệnh của TCVM là tiếp cận nhóm khách hàng khó khăn về kinh tế, xã hội, đặc biệt là phụ nữ nghèo và dân tộc thiểu số, dù giá trị trung bình khoản vay của M7-MFI liên tục tăng, nhưng chưa đáp ứng đòi hỏi của khách hàng, dẫn đến kết quả là khách hàng khơng hài lịng và tỷ lệ rời nhóm cao (VMFWG, 2016). Sau chuyển đổi, chiến lược, tầm nhìn và sứ mệnh và đối tượng khách hàng mục tiêu được M7-MFI rõ ràng hơn, số lượng khách hàng đã tăng từ 10.98 nghìn năm 2012 lên 11.5 nghìn người năm 2014. Đồng thời xác định rõ sứ mệnh và đối tượng tiếp cận, nên tỷ lệ thành viên nghèo của Quỹ ng Bí lên đến 55%, Quỹ Đơng Triều tiếp cận được 47% tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện. Các hoạt động đào tạo kiến thức tài chính, chăm sóc sức khỏe, khuyến nơng được chú trọng (phụ lục 8-Hoạt động của hệ thống M7-MFI)
3.4 Hạn chế của việc chuyển đổi tác động đến tiếp cận tín dụng của ngƣời nghèo 3.4.1 Từ phía bản thân các MFI
Thứ nhất, hạn chế về nhân lực. Với số lượng khách hàng lên đến cả ngàn thành viên trong khi nhân viên ít, trình độ chun mơn chưa cao, địa bàn phân tán sẽ gây khó khăn cho các CBKT trong việc quản lý khách hàng. Chuyển đổi chính thức, địi hỏi MFI phải đáp ứng hệ thống quy trình vận hành, hệ thống tài khoản và các báo cáo chi tiết thường xuyên theo yêu cầu của NHNN với mức độ phức tạp hơn sẽ là một thách thức lớn cho các MFI.
Thứ hai, hạn chế về cơ sở vật chất. Việc tin học hóa tại các MFI còn rất hạn chế (phụ lục 9- Cơ sở vật chất MFI), do đó hồn thiện cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống thông tin, thiết bị đáp ứng yêu cầu bảo mật hệ thống của NHNN dẫn đến gia tăng chi phí hoạt động.
Bởi những hạn chế đó, quá trình chuyển đổi của MFI tốn kém chi phí lớn. Điển hình là TYM sau chuyển đổi, do chi phí hoạt động tăng, khiến OSS giảm mạnh.