Kết quả EFA thang đo kết quả công việc của SE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố kỹ năng cứng và các yếu tố kỹ năng mềm đến kết quả công việc của kỹ sư bán hàng lĩnh vực máy và thiết bị công nghiệp tại khu vực thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 47)

Biến quan sát Trọng số nhân tố

c7 Hoàn thành chỉ tiêu doanh số 0,797

c39 Duy trì số lượng khách hàng cũ 0,742

c42 Được đào tạo và phát triển kỹ năng 0,739

c43 Thăng tiến trong sự nghiệp 0,733

c38 Gia tăng số lượng khách hàng mới 0,731

c40 Cải tiến quy trình 0,683

c44 Khách hàng hài lịng với giá trị gia tăng do SE đem lại 0,681

c41 Trải nghiệm thú vị trong công việc 0,670

3.3.4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo các thuộc tính kỹ năng cơng việc và kết quả cơng việc bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Các thang đo cần được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Công cụ này giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0;1], theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng “nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu”. Ngoài ra, khi kiểm tra

từng biến đo lường chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation), theo Nunnally và Bernstein (1994) dẫn trong Nguyễn Đình Thọ (2011) một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0.3 thì biến đó đạt u cầu. Trong nghiên cứu này, các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.7 trở lên thì thang đo được xem là đảm bảo độ tin cậy. Việc loại bỏ các biến quan sát làm tăng hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sẽ được cân nhắc khi xem xét vai trị quan trọng của biến đối đó.

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo các thuộc tính kỹ năng “cứng”, kỹ năng “mềm” và kết quả cơng việc được trình bày trong bảng 3.9 (xem thêm phụ lục 6). Kết quả này cho thấy các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy, hệ số Cronbach’s Alpha đều trên 0.7, hệ số tương quan biến – tổng đều đạt trên 0.3. Với các biến quan sát nếu bị loại sẽ làm tăng hệ số Cronbach’s Alpha như kỹ năng hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm đúng và an toàn (Cronbach’s Alpha tăng lên 0.803 so với 0.740), hiểu biết thuật ngữ chuyên môn, thuật ngữ kỹ thuật (Cronbach’s Alpha tăng lên 0.875 so với 0.808), tôn trọng ý kiến đồng nghiệp (Cronbach’s Alpha tăng lên 0.769 so với 0.756) và biến học tập qua nhiều phương tiện (Cronbach’s Alpha tăng lên 0.822 so với 0.799) vẫn được giữ lại vì đây là những biến quan sát quan trọng trong thang đo, phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính. (Xem phụ lục 6, phần 6.2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố kỹ năng cứng và các yếu tố kỹ năng mềm đến kết quả công việc của kỹ sư bán hàng lĩnh vực máy và thiết bị công nghiệp tại khu vực thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)