Tăng cường công tác quản lý rủi ro ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú tài tỉnh bình định (Trang 45 - 46)

2.4.2 .5Chất lượng tín dụng bán lẻ tại chi nhánh

3.3 Tăng cường công tác quản lý rủi ro ngân hàng

Quản lý rủi ro là công tác cần thiết và quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng mà đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Tùy theo đặc điểm kinh tế của từng địa bàn hoạt động của từng ngân hàng mà sẽ có những dự báo như: thiên tai, dịch bệnh, mưa bão, sự biến động của tình hình kinh tế, giá cả thị trường có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng,… để từ đó ngân hàng có thể phân tích và đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Đầu tiên để tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng, chi nhánh cần xây dựng những giải pháp nhằm duy trì rủi ro tín dụng ờ mức thấp nhất. Một số giải pháp có thể kể đến như:

- Tách biệt giữa chức năng kinh doanh và chức năng quản lý của chi nhánh nhằm mục đích chun nghiệp hóa cơng tác quản lý rủi ro, góp phần giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ.

- Tăng cường việc thực hiện xếp hạng khách hàng cá nhân tương tự hệ thống xếp hạng doanh nghiệp mà Vietinbank Phú Tài đã và đang triển khai nhằm mục đích thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng các khoản cho vay bán lẻ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá khả năng trả nợ, mức độ tín nhiệm của khách hàng trước, trong và sau khi cho vay để không ngừng nâng cao chất lượng khoản vay.

- Theo dõi chặt chẽ các món nợ đến hạn, quá hạn để có thể xử lý kịp thời. - Thực hiện trích lập đầy đủ và kịp thời quỹ dự phòng rủi ro theo qui định.

- Thường xuyên thực hiện công tác dự báo diễn biến thị trường, thị hiếu khách hàng tại chi nhánh để chủ động hơn trong việc quản lý rủi ro thị trường, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, việc mua bảo hiểm tiền vay sẽ giúp chi nhánh hạn chế được những rủi ro khi hoạt động tín dụng bán lẻ ở chi nhánh tập trung vào cho vay nông nghiệp nông thôn, trồng lúa, chăn nuôi gia cầm gia súc,… chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên như thiên tai, mất mùa, dịch bệnh,… Toàn bộ những rủi ro này sẽ được chuyển cho công ty bảo hiểm và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Vì vậy việc ngân hàng phối hợp với công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm các khoản cho vay là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro khi cho vay những đối tượng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú tài tỉnh bình định (Trang 45 - 46)