XUẤT VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú tài tỉnh bình định (Trang 57 - 60)

ĐỀ XUẤT & KẾT LUẬN

5.1 Đề xuất

5.1.1 Đề xuất với Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bình Định

 Kiểm sốt mơi trường kinh tế – xã hội phát triển ổn định.

Môi trường kinh tế - xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển hoạt động TDBL cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Kinh tế - xã hội ổn định và tăng trưởng bền vững sẽ tạo điều kiện cải thiện đời sống của người dân, mở rộng quan hệ quốc tế, hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, từ đó giúp cho các ngân hàng, trong đó có Vietinbank phát triển các sản phẩm dịch vụ nói chung và sản phẩm TDBL nói riêng. Chính vì vậy cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề TDBL, có chủ trương chính sách biện pháp đúng đắn, kịp thời để khuyến khích các đơn vị tham gia, hỗ trợ người tiêu dùng

 Hồn thiện mơi trường pháp lý

Xây dụng chính sách khuyến khích hoạt động phát triển TDBL của các NHTM.  Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động TDBL nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của công nghệ viễn thơng của tỉnh nhà. Do đó cần có chiến lược đầu tư thích hợp vào cơ sở hạ tầng viễn thơng để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này theo hướng nhanh chóng, an tồn, tiện lợi.

5.1.2 Đề xuất với Chi nhánh

Thường xuyên tổ chức các hội thảo trong nước và ngoài nước để đào tạo, hướng dẫn về quản lý rủi ro trong, giúp các ngân hàng có thêm kinh nghiệm xử lý các phát sinh liên quan đến rủi ro hoạt động TDBL.

Kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc của các thành viên liên quan đến hoạt động TDBL, lãi suất tín dụng, xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm… góp phần quan trọng vào hỗ trợ cơng tác điều hành thực thi chính sách tiền tệ.

Cần nghiên cứu và đưa vào danh mục những sản phẩm đặc thù như cho vay hỗ trợ nông dân trồng ớt tại Phù Mỹ.

Đối với nợ xấu, nợ quá hạn cần ban hành quy trình về xử lý nợ cụ thể đối với từng hình thức, giúp chi nhánh thuận tiện hơn trong xử lý nợ xấu còn tồn đọng như hiện nay.

5.2 Kết luận

Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong thời gian tới, ngoài việc phát triển tất cả các loại hình tín dụng, Vietinbank cần phải đẩy mạnh hoạt động TDBL, đặc biệt trong giai đoạn thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Thông qua phát triển TDBL các NHTM sẽ tăng được doanh thu, gia tăng lợi nhuận một cách đáng kể hơn. Qua phân tích, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

Một là, luận văn đã khái quát được một số vấn đề lý luận về TDBL và thực tiễn hoạt động bán lẻ tại Vietinbank Phú Tài, rút ra được những hạn chế còn tồn đọng tại chi nhánh cần phải xử lý để phát triển hoạt động này.

Hai là, bằng phương pháp thu thập, xử lý, phân tích số liệu, khảo sát điều tra đã đánh giá được tình hình hoạt động TDBL tại chi nhánh, tìm ra những nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực đến việc phát triển hoạt động TDBL.

Ba là, trình bày những giải pháp khả thi để hạn chế những tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả hoạt động của mảng tín dụng này. Từ đó lập ra kế hoạch phát triển, định hướng chiến lược của Chi nhánh và đề xuất những kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền nhằm duy trì mơi trường kinh doanh trong sạch và vững mạnh, tạo thuận lợi cho mọi chủ thể khi tham gia giao dịch với NH.

Với việc hoàn thiện đề tài “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Tài” tôi đã giải quyết tương đối trọn vẹn các mục tiêu nghiên cứu đặt ra ban đầu, từ thực trạng phát triển hoạt động TDBL của Vietinbank Phú Tài và qua những kết quả khảo sát, tôi đã đánh giá những nhân tố tác động đến quyết định sử dụng sản phẩm TDBL, qua đó đã đề xuất một số giải pháp, và lên kế hoạch thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng Vietinbank Phú Tài. Tôi mong rằng với những kết quả nghiên cứu đã trình bày, ngân hàng Vietinbank Phú Tài sẽ có cái nhìn sâu hơn, đánh giá đúng tầm quan trọng của từng nhân tố nhằm có những giải pháp hiệu quả nhất. Điều này là thực sự cần thiết cho hoạt động của ngân hàng, bởi vì với việc các nguồn lực có hạn, ngân hàng sẽ lựa chọn

Trang 49

những giải pháp tối ưu nhất phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng và địa phương.

Bản luận văn này được hoàn thành với sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn ủng hộ của người hướng dẫn khoa học. Mặc dù, đã có nhiều cố gắng, song luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Qúy Thầy Cơ để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Kim Yến tận tình hướng dẫn, sâu sát để tác giả hoàn thành luận văn này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

****

1. Nguyễn Minh Kiều (2007), “ Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, NXB Thống Kê.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê.

3. Báo cáo thường niên của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam.

4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015, 2016 của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Tài.

5. Tạp chí nghiên cứu khoa học Kiểm toán “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam”, http://www.khoahockiemtoan.vn/273-1-ndt/phat-

trien-dich-vu-ngan-hang-ban-le-tai-viet-nam.sav (Ngày truy cập:

12/10/2017)

6. Bùi Dũng Thế (2017), “Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú tài tỉnh bình định (Trang 57 - 60)