CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIỒNG RIỀNG
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Vị trí địa lý: huyện Giồng Riềng nằm trong vùng Tây Sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang. Là huyện nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh, có đường Tỉnh lộ chạy qua huyện đoạn từ Bến Nhứt đến thị trấn Giồng Riềng dài 10 km. Quốc lộ 61 đi qua phía Tây Nam của huyện với chiều dài 3,5 km. Huyện có 1 thị trấn Giồng Riềng và 18 xã:Thạnh Lộc, Thạnh Hưng, Thạnh Hồ, Thạnh Bình, Thạnh Phước, Ngọc Thuận, Ngọc Chúc, Ngọc Thành, Ngọc Hoà, Hoà Lợi, Hoà Hưng, Hoà An, Hoà Thuận, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Bàn Thạch, Long Thạnh, Bàn Tân Định. Huyện Giồng Riềng với phía tây bắc giáp huyện Tân Hiệp, tây nam giáp huyện Châu Thành, đông bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía đơng nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía nam giáp huyện Gị Quao.
- Khí hậu: huyện Giồng Riềng cách Trung tâm thành phố Rạch Giá 35 km về phía Đơng nam vì vậy có cùng điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm; nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
- Tài nguyên đất: với diện tích 63.936 ha, trong đó đất nơng nghiệp 57.677 ha, đất lâm nghiệp 872 ha, đất chuyên dùng 1.170 ha, đất ở 1.134 ha. Huyện Giồng Riềng là 1 trong 5 huyện thuộc vùng phù sa ngọt Tây sông Hậu (gồm: Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, TP. Rạch Giá và huyện Gò Quao) nên nguồn tài nguyên đất rất màu mỡ, trù phú rất thích hợp trồng lúa, rau màu và cây ăn trái.
- Tài nguyên nước: huyện nằm ở vùng phù sa ngọt Tây sơng Hậu vì vậy nguồn nước ngọt hầu như quanh năm rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân nơi đây.
- Dân cư và nguồn lao động: huyện Giồng Riềng có dân số trung bình 217.815 người, mật độ dân số 341 người/km2, trong đó dân nơng thôn 199.236 người chiếm 91,47%; nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có 152.309 người, trong đó lực này ở nơng nơng thơn là 139.163 người chiếm tỷ lệ 91,37%.
4.1.2. Tình hình sản xuất lúa của huyện
Huyện Giồng Riềng sản xuất chủ yếu là nơng nghiệp. Huyện có địa thế nằm trong vùng tập trung sản xuất lúa cao sản chất lượng cao tiếp giáp TP Cần Thơ, và tỉnh Hậu Giang; có nguồn nước ngọt quanh năm được lấy từ sơng Hậu, hệ thống kênh rạch thông thương thuận lợi cho việc thu mua, tiêu thụ lúa hàng hóa của nơng dân, hiện có các cụm nhà máy chế biến, lau bóng, kho trữ lúa gạo của các cơng ty kinh doanh lúa gạo xuất khẩu của tỉnh đang hoạt động thu mua chế biến lúa gạo xuất khẩu. Hiện nay tồn huyện có 58 Hợp tác xã Nơng nghiệp, 1.288 Tổ hợp tác sản xuất.
Về tình hình cơ giới hóa và hạ tầng phục vụ sản xuất: tồn huyện có 272 máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đáp ứng nhu cầu thu hoạch bằng máy chiếm 50% diện tích sản xuất lúa. Ngồi ra, các máy móc, cơ giới khác hiện có 606 chiếc máy cày đất; máy phun thuốc sâu, phân bón 14.113 chiếc; lị sấy lúa 460 lị, cơng cụ gieo sạ hàng 1.339 chiếc. Tồn huyện hiện có 33 trạm bơm điện (sử dụng động cơ điện).
Về hiện trạng sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm nông dân vùi lấp ruộng làm phân, số ít dùng chăn ni và sản xuất nấm rơm hộ gia đình; trấu làm chất đốt lò sấy và bán cho thương lái sử dụng vào mục đích khác.
Trong năm 2015 dự án VnSAT đã đề xuất chọn 3 xã của huyện tham gia dự án: xã Hòa Hưng, Ngọc Chúc và Thạnh Hưng; tổng diện tích tự nhiên 11.588
ha chiếm 18,13% diện tích tự nhiên huyện, diện tích sản xuất lúa 8.877 ha chiếm 18,41% DTSX lúa huyện. Diện tích sản xuất lúa được chọn xây dựng dự án 4.103 ha, trong đó có 8 HTX nơng nghiệp và 107 Tổ hợp tác với 2.971 hộ dân tham gia. Phấn đấu đến năm 2020, 3.077 ha diện tích áp dụng thành cơng 3G3T (75% diện tích tham gia dự án), 1.539 ha áp dụng thành công 1P5G (50% diện tích áp dụng thành cơng 3G3T), 3 HTX đạt mục tiêu của dự án.
Bảng đồ số 4.1.2. Bảng đồ bố trí vùng tham gia dự án
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đầu tư 05 mơ hình cánh đồng mẫu lớn, sản xuất lúa theo hướng VietGAP cho 05 HTX ở xã Hòa Thuận, Ngọc Hịa, Long Thạnh, Thạnh Lộc và Ngọc Thuận, quy mơ 100-120ha/điểm, với tổng diện tích 550 ha, có 430 hộ nơng dân tham gia. Nông dân được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng lúa 1 phải 5 giảm, được hỗ trợ một phần lúa giống, vật tư
Vùng bố trí tham gia dự án
nơng nghiệp góp phần giảm chi phí. Từ đó lợi nhuận thu được cao hơn từ 1.700.000 đồng -1.900.000 đồng/ha so với hộ sản xuất ngồi mơ hình.