Biến kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu tổ chức nước ngoài, liên kết nhóm và hiệu quả hoạt động của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Xử lý dữ liệu

3.3.2. Biến kiểm soát

Theo nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu tổ chức nước ngoài và hiệu quả hoạt động công ty bằng cách bổ sung thêm các yếu tố đặc trưng của công ty như thời gian hoạt động, quy mơ, địn ẩy, mức độ sở hữu tập trung, dòng tiền và chi tiêu vốn. Kiểm soát các biến khơng chỉ giải thích các mối quan hệ giả mạo mà cịn tách các tác động cụ thể của sở hữu tổ chức nước ngoài lên hiệu quả hoạt động kinh doanh cơng ty dựa trên và vượt ra ngồi các biến kiểm soát.

Sở hữu tổ chức nước ngoài (được ký hiệu FII) đại diện cho số cổ phiếu được nắm giữ bởi tổ chức nước ngoài. Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. Dấu hiệu cơ ản nhất để nhận diện tổ chức nước ngoài là vấn đề quốc tịch. Theo nghiên cứu của Mukhopadhyay và Chakraborty (2016) cho thấy rằng sở hữu tổ chức nước ngồi có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhất là ở các nước ở thị trường mới nổi bởi vì nhà đầu tư tổ chức nước ngồi ngày càng quan trọng bởi tiềm lực to lớn về vốn, khoa học kỹ thuật cũng như kỹ năng kinh nghiệm trong quản lý và giám sát giúp hạn chế chi phí đại diện, bất cân xứng thông tin và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. Vì vậy, tác giả kỳ vọng mối tương quan dương giữa sở hữu cổ phần nước ngồi và hiệu quả hoạt động cơng ty.

FII = Số cổ phiếu nắm giữ ởi các tổ chức nước ngoài Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Thời gian hoạt động (được ký hiệu AGE): Theo nghiên cứu của

Mukhopadhyay và Chakraborty (2016) thời gian hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động cơng ty. Nó được tính bằng số năm kể từ ngày thành lập công ty đến ngày quan sát. Tuy nhiên, có một sự mơ hồ về mối quan hệ giữa thời giam hoạt động và hiệu quả hoạt động công ty. Điều này là do các tài liệu nghiên cứu trước đây lập luận rằng các cơng ty thành lập lâu đời có tình hình hoạt động tốt hơn so với cơng ty mới thành lập là do kinh nghiệm và lợi ích tích lũy

do công ty thành lập lâu đời. Hơn nữa, theo bài nghiên cứu của Bernardo và Chowdhry (2002) đã chứng minh rằng các công ty nh thường có rất ít cơ hội và khả năng để gia nhập các ngành công nghiệp mới. Mặt khác, nhiều nhà kinh tế cho rằng các công ty thành lập lâu đời dễ bị trì trệ và do đó khơng đủ linh hoạt để thích ứng nhanh chóng những thay đổi mơi trường kinh doanh. Vì vậy, tác giả kỳ vọng biến thời gian hoạt động công ty có tương quan âm đến mức độ hiệu quả hoạt động công ty.

AGE = Thời gian từ lúc công ty thành lập đến năm quan sát

Quy mô công ty (được ký hiệu SIZE): Trong bài nghiên cứu này quy mơ cơng ty được tính bằng logarit của tổng tài sản (Berger và Ofek, 1995; Chen, S-S và Ho, 2000). Tác động của biến này lên hiệu quả của doanh nghiệp vẫn là một vấn đề chưa được rõ ràng. Trong bài nghiên cứu của Himmelberg (1999), King và Santor (2008), Jiraporn và Liu (2008) chỉ ra rằng quy mơ doanh nghiệp có tương quan âm với giá trị doanh nghiệp đo lường bằng Tobin Q. Tương tự như vậy, Titan và Zeitun (2007), Margaritits và Psillaki (2010) chỉ ra rằng quy mơ có tương quan dương và tác động đáng kể đến giá trị doanh nghiệp. Những nhận định không thống nhất ở trên có thể được giải thích rằng: một mặt, doanh nghiệp càng lớn, chi phí vận hành và giám sát càng cao hay tác động của các tình huống mất kiểm sốt do khơng hiệu quả trong cấu trúc phân cấp quản lí, nhạy cảm với sự gia tăng quan liêu và phân cấp cực đoan và ít hiệu quả để tạo ra lợi nhuận (Williamson, 1967) ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp. Mặt khác, các cơng ty lớn thường có cơng nghệ và trình độ quản lí tốt hơn, có thể làm giảm xác suất phá sản nhờ đa dạng hóa đầu tư và quy mơ kinh tế. Yếu tố này cũng có tác động đến các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, họ ưu tiên lựa chọn các cơng ty có quy mơ lớn hơn (Merton – 1987, Võ Xuân Vinh, 2009). Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu trước đây, tác giả kỳ vọng biến quy mơ có tác động dương với biến hiệu quả hoạt động công ty.

28

Đòn bẩy (được ký hiệu LEV): Đòn ẩy được đo lường bằng tỷ số tổng nợ

trên tổng tài sản. Lý thuyết trật tự phân hạng cho thấy địn ẩy có tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, lý thuyết đại diện lại cho thấy nợ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do lợi ích được khấu trừ từ tấm chắn thuế. Ở thị trường Việt Nam, phần lớn các công ty sử dụng nợ vay ngân hàng, công ty vay được càng nhiều chứng t năng lực hoạt động tốt, quy mô và nhiều dự án hiệu quả và khả thi. Vì vậy, tác giả kỳ vọng địn ẩy có tác động dương đến biến hiệu quả hoạt động công ty.

LEV = Tổng nợ

Tổng tài sản

Chi tiêu vốn (được ký hiệu CAPEX): Theo Seifert và cộng sự (2005), tác giả

đo lường bằng tỷ số chi tiêu vốn trên tài sản. Chi tiêu vốn được xác định bằng chênh lệch nguyên giá tài sản cố định. Chi tiêu vốn càng cao kết quả hoạt động kinh doanh càng tốt bởi vì chi tiêu vốn càng cao chứng t cơng ty có khả năng đầu tư vào các dự án dài hạn và có lợi nhuận. Vì vậy, tác giả kỳ vọng chi tiêu vốn có tác động dương đến biến hiệu quả hoạt động công ty.

CAPEX = chi tiêu vốn Tổng tài sản

Dòng tiền (được ký hiệu CASHF): Theo Cho (1998), tác giả định nghĩa dòng

tiền là dòng thu nhập sau thuế cộng khấu khao trên tổng tài sản. Nó được dùng để đo lường tính thanh khoản đầu tư. Nhà quản lý thường sử dụng với mục đích chi tiêu đầu tư, trả nợ vay và trả cổ tức cho các cổ đơng cơng ty. Dịng tiền càng cao cho thấy tính thanh khoản càng cao, cơng ty có nhiều cơ hội đầu tư. Bằng chứng của Kaplan và Zingale (1997) cho thấy cơng ty có nhiều cơ hội đầu tư thường tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động công ty. Tương tự với các kết quả nghiên cứu trước đây, tác giả kỳ vọng dịng tiền có tương quan dương đến hiệu quả hoạt động công ty.

CASHF = thu nhập sau thuế Khấu hao Tổng tài sản

Quyền sở hữu tập trung (được ký hiệu OWNC) có rất nhiều cách đo lường

quyền sở hữu tập trung công ty. Demsetz và Lehn (1985) dùng tỷ lệ sở hữu cổ phần của 5 cổ đông lớn nhất trong công ty để đo lường quyền sở hữu tập trung. Morck cùng cộng sự (1988) và Cho (1998) tính tốn quyền sở hữu tập trung là tỷ lệ sở hữu của hội đồng quản trị. Nhiều bài nghiên cứu ở Việt Nam thường sử dụng tỷ lệ sở hữu của hội đồng quản trị để đo lường mức độ tập trung sở hữu, và vì vậy phù hợp với hồn cảnh của Việt Nam có đặc điểm phần lớn cổ đơng nắm quyền kiểm soát nằm trong hội đồng quản trị. Dựa vào lý thuyết tài chính, các nghiên cứu Berle và Means (1932); Claessens và Djankov (1999); Mitton (2002) có nhiều ý kiến về quyền sở hữu tập trung có tương quan dương đến hiệu quả hoạt động công ty. Mặt khác, Demsetz (1983), cho rằng cấu trúc sở hữu bị nội sinh. Demsetz và Villalonga (2001) khơng tìm thấy mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động công ty. Các nhà nghiên cứu cho rằng cấu trúc sở hữu là biến nội sinh; các yếu tố như cổ đông, giao dịch trên thị trường chứng khốn và động cơ tối đa hóa lợi nhuận cũng tác động đến cấu trúc sở hữu. Tuy nhiên, tác giả vẫn kỳ vọng quyền sở hữu tập trung có tương quan dương đến hiệu quả hoạt động của công ty.

OWNC = Số cổ phiếu nắm giữ ởi các thành viên hội đồng quản trị Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

GROUPD (đại diện biến giả) có 2 giá trị 0 hoặc 1. Với giá trị GROUPD = 1

được gọi biến cơng ty liên kết nhóm (cịn gọi nhóm cơng ty liên kết), thể hiện cơng ty có cùng chủ sở hữu hoặc chung giám đốc quản lý, với quyền sở hữu tối thiểu 50% số cổ phiếu có quyền biểu quyết cơng ty khác. Ngược lại, GROUPD = 0, được gọi biến nhóm cơng ty độc lập. Ở Việt Nam, các nhóm cơng ty liên kết với nhau để hoạt động kinh doanh, vì nó tận dụng nguồn lực và khả năng hỗ trợ nhau về vốn, nguyên liệu và lao động giúp lấp bớt khoản trống của các tổ chức chuyên nghiệp trung gian. Khanna và Rivkin (2001) tìm ra bằng chứng các cơng ty trong nhóm liên

30

kết có thể bù trừ lợi ích cho nhau giúp cải thiện lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của các thành viên cơng ty. Do đó, tác giả kỳ vọng cơng ty liên kết nhóm có tác động đến hiệu quả hoạt động công ty tốt hơn so với nhóm cơng ty độc lập.

Trong nghiên cứu này, tác giả xem tác mối quan hệ tương tác giữa sở hữu tổ chức nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của nhóm cơng ty liên kết và nhóm cơng ty độc lập thông qua biến tương tác (FIIG). Theo nghiên cứu của Mukhopadhyay và Chakraborty (2016), so với các công ty độc lập, hiệu quả hoạt động của cơng ty liên kết có thể cao hơn hơn, tuy nhiên, sự tham gia nhà đầu tư tổ chức nước ngồi giúp hiệu quả hoạt động của nhóm cơng ty độc lập tốt hơn so với nhóm cơng ty liên kết. Do đó, tác giả kỳ vọng sự tương tác giữa nhà đầu tư tổ chức nước ngồi và nhóm cơng ty độc lập có tác động đến hiệu quả hoạt động cơng ty tốt hơn so với nhóm cơng ty liên kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu tổ chức nước ngoài, liên kết nhóm và hiệu quả hoạt động của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)