CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX
3.1 Tổng quan về Nhà xuất bản Kim Đồng
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà xuất bản Kim Đồng:
Sau khi thành lập vào năm 1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quan tâm đến việc chăm sóc và giáo dục thiếu niên - nhi đồng Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật. Vì vậy đã cho xuất bản các loại sách "Tủ sách Kim Đồng", "Hoa kháng chiến" do Hội Văn Nghệ, Đoàn Thanh niên Lao động và Hội Phụ nữ Việt Nam cùng phối hợp xuất bản ở chiến khu Việt Bắc. Tuy chưa có điều kiện để in ấn và phát hành rộng rãi, như đã đóng góp bước đầu cho văn học thiếu nhi Việt Nam. Sau năm 1954, "Tủ sách Kim Đồng" được tiếp tục xuất bản do Nhà xuất bản Thanh Niên (thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam) phụ trách.
Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc Việt Nam lần thứ II vào tháng 2 năm 1957, nhiệm vụ được đề ra là một cơ sở sáng tác và xuất bản sách phục vụ thiếu nhi, đây được xem như sự chuẩn bị cho việc ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng. Ngày 17 tháng 6 năm 1957, Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức được thành lập. Vốn là một doanh nghiệp quốc doanh, nhưng Kim Đồng lại là Nhà xuất bản có hạch tốn độc lập khi có thể tự sản xuất trực tiếp, tự ra sản phẩm và tổ chức các hoạt động kinh doanh. Vì ra đời trong hồn cảnh đặc biệt khi trong thời chiến tranh, nên tự thân Nhà xuất bản Kim Đồng đã là Nhà xuất bản theo định hướng nhà nước, thực hiện mục tiêu, định hướng của Chính phủ, mà trong đó nhiệm vụ chính là chăm sóc và giáo dục thiếu niên – nhi đồng trên lĩnh vực văn học và nghệ thuật. Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra đời nhiều cuốn sách hay, sách đẹp cho trẻ em được thể hiện sinh động qua nhiều thể loại phong phú: văn xuôi, thơ,…
Đến giai đoạn 1989-1990, ở Việt Nam xuất hiện hình thức xuất bản tư nhân, dù cịn rất nhỏ bé. Nhưng đây cũng là lần đầu tiên sau rất nhiều năm, độc giả được tiếp cận các tác phẩm của thế giới, đa dạng hơn và hấp dẫn hơn (trước đó, trên thị trường chủ yếu chỉ có sách tiếng Nga hoặc được dịch lại từ tiếng Nga). Nhận thức được sự thay đổi của xã hội, thời kì mở cửa sẽ dẫn đến những cạnh tranh giữa các công ty sách mới hình thành với những Nhà xuất bản cũ, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng đã bước vào công cuộc chạy đua nhằm khẳng định thương hiệu chắc chắn của mình trong lịng độc giả. Bắt đầu bước chuyển mình của nhà xuất bản Kim Đồng khi phát hành bộ truyện tranh Nhật Bản (Manga) nổi tiếng Doraemon của tác giả Fujiko F. Fujio, dưới tên gọi được phiên âm tiếng Việt là Đôrêmon (1992). Ban đầu, nhà xuất bản Kim Đồng tiến hành in những mẩu truyện lẻ Đôrêmon trên báo Nhi Đồng và phát hành 4 tập truyện thử nghiệm. Sau khi nhận được phản hồi vơ cùng tích cực từ phía độc giả, đặc biệt là các bạn nhỏ, nhà xuất bản Kim Đồng đã quyết định xuất bản tập truyện một cách chính thức. Đây thực sự là một quả bom
đã thay đổi nhận thức của hàng triệu trẻ em Việt Nam khi được tiếp cận với văn hoá truyện tranh Nhật Bản (Manga) vốn đã ở một trình độ rất cao so với các bộ truyện tranh khác từng xuất hiện tại Việt Nam. Lần đầu tiên, trẻ em Việt Nam và cả những người làm công tác xuất bản truyện tranh ở Việt Nam ngỡ ngàng nhận ra, bên cạnh tính giáo dục, truyện tranh cịn có thể mang đậm tính giải trí và tạo ra tác động tốt đến thẩm mỹ của người đọc. Đây trở thành một dấu mốc đặc biệt của ngành xuất bản Việt Nam. Bộ truyện nhanh chóng trở thành hiện tượng xuất bản và cho tới ngày hơm nay vẫn là một trong những đầu sách có doanh thu cao nhất của NXB Kim Đồng. Nối tiếp thành công của bộ truyện Doraemon, Nhà xuất bản Kim Đồng cho ra đời hàng loạt tác phẩm truyện tranh Nhật Bản khác cũng nhanh chóng chiếm được sự yếu thích của các độc giả nhỏ tuổi như 4 “Siêu Quậy Téppi” (Ore wa Teppei, 1995) của Tetsuya Chiba, “Subasa” (Captain Tsubasa, 1993) của Yōichi Takahashi, “7 Viên Ngọc Rồng” (Dragon Ball, 1995) của Akira Toriyama, “Thám tử lừng danh Conan” (Case Closed/Detective Conan, 1995) của Gosho Aoyama,… Cũng từ đó mà độc giả trẻ Việt Nam, từ nhi đồng cho tới thiếu niên và cả thanh niên, chìm đắm trong thế giới manga, và cũng từ đây hai từ “truyện tranh” với các bạn trẻ Việt Nam được xem như đồng nghĩa với “manga” và chỉ manga mà thơi. Cũng từ đó mà nhà Nhà xuất bản Kim Đồng ghi dấu ấn với những tác phẩm truyện tranh Nhật Bản và những bộ truyện gần gủi với trẻ em và các bạn độc giả trẻ.
Lịch sử của Nhà xuất bản Kim Đồng chính là lịch sử của những cuốn sách nổi tiếng như “Dế mèn phiêu lưu kí”, “Đất rừng phương nam”, “Kính Vạn Hoa”… “Đơrêmon”, “Conan”, “Subasa”,… Với lịch sử 64 năm hình thành và phát triển, từ năm 1957 đến nay, NXB Kim Đồng đã góp phần gieo trồng nên những thế hệ trẻ Việt Nam những kí ức tươi đẹp với những bộ truyện tranh đầy màu sắc mà cịn mang tính giáo dục về tình người, về gia đình, bạn bè… Nhà xuất bản Kim Đồng có thể tự hào rằng khi là một nhà xuất bản uy tín tầm cỡ quốc gia, nơi trẻ em Việt Nam ln có thể tìm được mọi loại sách bổ ích và lí thú. Hiện tại trụ sợ chính của Nhà
Hình 3.2: Tập truyện Siêu quậy Teppi lần đầu xuất bản năm 1995 Hình 3.1: Tập truyện Đơrêmon lần đầu xuất bản năm 1992