CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX
3.2 Tổng quan về thị trường Việt Nam
3.2.1 Tình hình tiêu thụ sách truyện tranh (Manga) và tiểu thuyết ngắn(Light Novel) Nhật Bản tại Việt Nam (Light Novel) Nhật Bản tại Việt Nam
Có thể nói những năm đầu của thập niên 2000 là thời đại hoàng kim của những bộ truyện tranh Nhật Bản (Manga). Còn số xuất bản kỉ lục từng được ghi nhận là 40 triệu bản in được xuất bản tại Việt Nam vào năm 2006. Tương đương vào thời điểm ấy mỗi gia đình đều có ít nhất một quyển, và thành tích khủng này thuộc về bộ truyện Đơrêmon. Vào lúc ấy, Việt Nam được xem như quốc bản xuất gia đầu sách Doraemon nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau Nhật Bản. (Theo chia sẻ của đại diện Shogakukan - nơi giữ bản quyền nhiều bộ truyện tranh Nhật). Và với bộ truyện tranh sống mãi theo thời gian của trẻ em Việt Nam thì tới nay chắc chắn số bản in đã tăng lên rất nhiều. Hay bô truyện “Conan” từng gây xôn dư luận khi đạt gần 2 triệu lượt đăng ký xuất bản. Cụ thể, dựa trên số liệu đăng ký xuất bản có trên website của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông (từ ngày 1/1/2016 đến ngày 9/8/2020), cho thấy kết quả 4 vị trí dẫn đầu về số lượng đăng ký xuất bản đều thuộc về 4 tập mới của bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan (Nhà xuất bản Kim Đồng). Trong đó, “Thám tử lừng danh Conan” (Conan) tập 95 có lượng đăng ký xuất bản là 1,85 triệu bản; tập 94 được đăng ký 1,68 triệu bản; tập 96 được đăng ký 1,65 triệu bản; tập 93 được đăng ký 1,53 triệu bản. Những con số này đã nói lên sức hút của
những bộ truyện kinh điển đối với độc giả Việt Nam và tình hình tiêu thụ manga vơ cùng khả quan tại Việt Nam những năm qua.
Tuy bây giờ số bản in các tác phẩm truyện tranh Nhật Bản khơng cịn được công bố bởi các nhà phát hành nữa, nhưng dựa trên việc có rất nhiều nhiều bộ truyện được xuất bản liên tục với tuổi thọ kéo dài đến 70 tập như “One Piece”,…hay các phiên bản được làm mới lại liên tục như bộ “7 Viên Ngọc Rồng” (Dragon Ball) cũng cho thấy số lượng truyện tranh Nhật Bản được tiêu thụ ở Việt Nam là không hề nhỏ. Gần đây nhất là bộ truyện “Thanh Gươm Diệt Quỷ” (Kimetsu no Yaiba) đã gây nên cơn sốt cho tồn thế giới, và khơng thể thiếu Việt Nam trong đấy. Liên tục xuất hiện trên bảng xếp hạng và các bản đề cử cho bộ manga hay nhất mọi thời đại. “Thanh Gươm Diệt Quỷ” (Kimetsu no Yaiba) liên tục xuất hiện các tập mới, đủ để bảo chứng cho độ tiêu thụ bộ truyện này nói riêng, và cho thị trường Manga tại Việt Nam nói chung. Vì ra trong giai đoạn sau này, nên các bộ Light Novel cũng chưa có bất cứ cơng bố nào về lượng tiêu thụ tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi các ấn phẩm Light Novel cho ra mắt phiên bản “đặc biệt” đều cháy hàng tại các nhà sách cũng cho chúng ta thấy được tình hình tiêu thụ sản phẩm Light Novel tại Việt Nam.
3.2.2 Khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng
Nhà xuất bản Kim Đồng chia khách hàng phục vụ thành hai nhóm chính: - Nhóm khách hàng trực tiếp: là những khách hàng trực tiếp sử dụng sản phẩm Trẻ em từ tuổi nhà trẻ mẫu giáo (1 đến 5 tuổi)
Lứa tuổi nhi đồng (6 đến 9 tuổi)
Lứa tuổi thiếu niên (10 đến 15 tuổi): đây là đối tượng chính tiêu thụ sản phẩm truyện tranh,…
Lứa tuổi mới lớn (16 đến 18 tuổi): đây là đối tượng chính để tiêu thụ sản phẩm Light Novel và Manga,…
- Nhóm khách hàng gián tiếp: là những khách hàng mua sản phẩm nhưng khơng sử dụng. Đó là đối tượng các bậc phụ huynh, các bậc phụ huynh tuy không phải nguồn khách hàng chính trong việc tiêu thụ các sản phẩm Manga và Light Novel, nhưng là nhóm khách hàng có quyền quyết định mua hay khơng đối với khách hàng rơi vào lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên,…
3.2.3 Đối thủ cạnh tranh của Nhà Xuất Bản Kim Đồng:
Đối với hệ thống các nhà xuất bản công lập Nhà nước, đối thủ cạnh tranh phải kể đến Nhà xuất bản Trẻ. Nhà xuất bản Trẻ là một đơn vị chuyên xuất bản và phát hành sách nhiều thể loại có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Chưa dừng lại ở đó, Nhà xuất bản Trẻ cũng xâm chiếm ln thị trường truyện tranh của Nhà xuất bản Kim Đồng nhờ bộ truyện tuổi thơ “Thần Đồng Đất Việt” từ ngày 16/02/2002 kéo dài cho đến ngày 15/07/2019. “Thần đồng Đất Việt” đã nhanh chóng độc chiếm thị trường tranh truyện nội địa. Số lượng phát hành của truyện hiện nay lên đến 20000 bản/tập khiến nó trở một "hiện tượng" trong đời sống văn hóa VN. Từ cuối năm 2012, nhà xuất bản Trẻ đã bắt đầu phân phối phiên bản sách điện tử của các ấn phẩm đã xuất bản thông qua đơn vị thành viên
YBOOK, tên đầy đủ là Công ty TNHH Sách điện tử Trẻ Đây cũng là một bước dẫn đầu .
của Nhà xuất bản Trẻ trước các đối thủ cạnh tranh khi nhận thấy tình hình đất nước và thế giới bước vào thời đại 4.0. Đầy là điểm mạnh mà Nhà xuất bản Kim Đồng cần học hỏi và có điều chỉnh phù hợp bước tiến của thời đại. Ngoài Nhà xuất bản Trẻ, cịn một vài những đối thủ cạnh trạnh có tiềm năng khác như Nhà xuất bản Giáo Dục, Nhà xuất bản Văn học, … mà Nhà xuất bản Kim Đồng cần phải cẩn trọng.
Đối với hệ thống các nhà xuất bản tư nhân, thì Nhà xuất bản Nhã Nam và Nhà xuất bản Thái Hà Books là những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng trong những năm trở lại đây. Là những nhà xuất bản tư nhân nổi tiếng với các dòng sách dành cho giới trẻ với nội dung hướng tới các giá trị bên trong, Nhã Nam và Thái Hà Books cũng dần cho ra đời các dòng sách tiểu thuyết ngắn Light Novel của Nhật Bản để phùng hợp với xu hướng của giới trẻ. Trong đó đặc biệt là Nhà xuất bản Thái Hà Books khi đã sớm đón đầu và cho ra đời hàng loạt bộ Light Novel nổi tiểng như “Cô gái văn chương”, “Sakurako và bộ xương dưới gốc anh đào” (Ota Shiori),… Lựa chọn những bộ Light Novel có phần nữ tính và đi vào chiều sâu nhân vật hơn là so với các bộ truyện tính hành động, Fantasy của Nhà xuất bản Kim Đồng, Thái Hà Books đã thu hút được cho mình lượng đọc giả riêng và các chỗ đứng riêng trong thị trường Light Novel tại Việt Nam. Ngồi ra cịn phải kể đến Công ty cổ phần xuất bản và truyền thông IPM, đây là một nhà xuất bản đi tiên phong trong việc mua bản quyền và xuất bản các bộ Manga, Light Novel hot nhất thị trường Nhật Bản và đưa về Việt Nam. Với tác phong nhanh chóng và sự am hiểu về văn hóa Nhật Bản của mình, IPM chiếm được phần lớn cảm tình của các bạn trẻ u văn hóa Nhật Bản và các bạn độc giả đam mê với các bộ truyện “nóng hổi” của Nhật . Vì vậy đây cũng xem là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Kim Đồng.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING- MIX CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG ĐỐI VỚI DÒNG SẢN PHẨM TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN (MANGA) VÀ TIỂU THUYẾT NGẮN NHẬT BẢN (LIGHT NOVEL).