CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX
3.1 Tổng quan về Nhà xuất bản Kim Đồng
3.1.2 Doanh thu, thành tựu và sự ảnh hưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng
ngồi ra cịn hai chi nhánh là số102 Ơng Ích Khiêm, Thành phố Đà Nẵng, và chi nhánh 248 đường Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh khai trương ngày.
3.1.2 Doanh thu, thành tựu và sự ảnh hưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng Đồng
Nhà xuất bản Kim Đồng là nhà xuất bản chuyên sản xuất và phát hành sách, văn hóa phẩm dành cho trẻ em lớn nhất tại Việt Nam với hơn 1.000 đầu sách mỗi năm thuộc nhiều thể loại như văn học, lịch sử, khoa học , truyện tranh,… Bên cạnh việc hợp tác với các cá nhân và tổ chức trong nước, Nhà xuất bản Kim Đồng còn hợp tác với hơn 70 nhà xuất bản khác trên khắp thế giới, đặc biệt các nhà xuất bản như Dorling Kindersley, HarperCollins UK, Simon and Schuster UK, Dami International, Shogkukan, Nhà xuất bản Seoul,… Bên cạnh hoạt động xuất bản sách, cơ quan này còn là nhà tổ chức thường xuyên các cuộc vận động sáng tác truyện, truyện tranh, thơ, nhạc, kịch… cho thiếu nhi. Nhà xuất bản Kim Đồng cũng tham gia một số hoạt động xã hội như quỹ học bổng Đôrêmon, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng tủ sách cho xã hội nghèo và xây trường học cho trẻ em miền núi.
Là một trong những Nhà xuất bản được đánh giá hàng đầu thị trường, doanh thu mà Nhà xuất bản Kim Đồng thu về được cũng là những con số đáng nể trong ngành xuất bản. Trong đó phải kể đến số lượng đầu sách được tiêu thụ của nhà xuất bản Kim Đồng. “Trong 10 năm (2006 – 2015), Chi nhánh Nhà xuất bản Kim Đồng đã thực hiện in ấn và phát hành trên 80 triệu bản sách với tổng doanh số đạt gần 800 tỉ đồng, đáp ứng được nhu cầu đọc của đông đảo độc giả trẻ và là địa chỉ tin cậy của đội ngũ tác giả, cộng tác viên tại các tỉnh miền Nam” – Theo công bố của Nhà xuất bản Kim Đồng năm 2016. Và theo họa sĩ Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc NXB Kim Đồng cho biết: “Trong 14 năm tăng trưởng, từ năm 1993 – 2006, NXB Kim Đồng đã xuất bản hơn 10 ngàn đầu sách, với 180 triệu bản in, lớn hơn nhiều lần số đầu bản in của 35 năm trước đó….” (Theo phỏng vấn của Tạp chí văn nghệ VOV5, năm 2017). Cũng trong năm 2017, trong Báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm trong năm 2017 tại Hội nghị, Cục Xuất bản, In và Phát hành - cơ quan quản lý Nhà nước về xuất bản có nêu: “tồn ngành xuất bản có 30.851 đầu sách với 312.510.500 bản sách được xuất bản. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 2.892 tỷ đồng, tăng 31,4% so với năm 2016. Toàn ngành nộp ngân sách khoảng 109 tỷ đồng (tăng 59% so với năm 2016). Lợi nhuận sau thuế của các nhà xuất bản đạt khoảng 190,4 tỷ đồng (tăng 28% so với năm 2016).” Mà trong đó doanh thu Nhà xuất bản Kim Đồng đạt được lãi là 30,3 tỷ đồng. Nhà xuất bản Kim Đồng cũng thể hiện vị thế của mình khi trở thành đơn vị có doanh thu cao nhất trong sự kiện “Phố Sách Xuân Đinh Dậu 2017” do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Ủy ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm tổ chức. Doanh thu của Phố sách Xuân năm nay đạt trên 7 tỷ đồng với 250 nghìn bản sách bán ra, trong đó Nhà xuất bản Kim Đồng đứng đầu với doanh thu cao nhất đạt trên 1 tỷ đồng. Tiếp nối
những năm sau đó, Nhà xuất bản Kim Đồng vẫn giữ vững được phong độ ở mức ổn định như trong năm 2018, doanh thu đạt được con số 246,5 tỷ đồng. (Ông Nguyễn Ngun - Vụ Phó Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết). Trong năm 2019, Nhà xuất bản Kim Đồng vẫn tiếp tục lọt top những Nhà xuất bản có doanh thu cao nhất, đặc biệt là trong hoạt động Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2019. (Thơng tin từ Công ty Đường Sách TPHCM năm 2019)
Tuy nhiên năm 2020 là một năm đầy khó khan đối với Nhà xuất bản Kim Đồng nói riêng và ngành xuât bản nói chung. Khi đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều sự kiện lớn về sách, các hoạt động xuất bản phải b hủy, hỗn, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến nguồn thu của các nhà xuất bản, các công ty sách, nhà sách, các đơn vị phát hành… mà trong đó có Nhà xuât bản Kim Đồng được đánh giá là xáo trộn nhiều nhất. Theo chia sẻ của ông Cao Xuân Sơn, phó giám đốc NXB Kim Đồng, giám đốc Chi nhánh NXB Kim Đồng tại TP.HCM cho biết: "Vì Kim Đồng là NXB phục vụ thiếu nhi, mà thiếu nhi đang có sự xáo trộn trong lịch học nên kế hoạch xuất bản cũng bị xáo trộn" (Theo phỏng vấn của Báo Tuổi Tre năm 2020). Tuy nhiên thiệt hại đáng kể nhất phải kể đến là chương trình khuyến đọc "Cùng trang sách bước đến tương lai" do NXB Kim Đồng phối hợp thực hiện cùng các trường tiểu học và THCS trên địa bàn TP.HCM đã bị ngưng trệ hồn tồn. Vì vậy doanh thu của Nhà xuất bản Kim Đồng đã giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2019. Từ những kinh nghiệm có được trong đợt dịch COVID-19 năm 2020, với phương châm “Tích cốc phòng cơ, đầu tư trọng điểm, tận dụng cơ hội” - Theo bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc, Tổng biên tập NXB Kim Đồng, mà Nhà xuất bản Kim Đồng sẽ có những thay đổi để phù hợp với tình hình dịch bệnh và nhu cầu của xã hội.
Hình 3.3: Chương trình "Cùng trang sách bước đến tương lai" của NXB Kim Đồng những năm trước
Với 64 năm trưởng thành và phát triển, những ấn phẩm của Nhà xuất bản Kim Đồng đã đồng hành cùng tuổi thơ của biết bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam, đã nuôi dưỡng nên những thế hệ trẻ Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống hào hùng mà nhân ái của cha
ông, vừa ngày một sáng tạo hơn nổi bật hơn. “Ngay từ khi Hội Nhà văn Việt Nam thành lập năm 1957, những nhà văn xuất sắc nhất đã được phân công trách nhiệm để sang thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng. Có thể nói những nhà văn giỏi nhất của Hội Nhà văn đều có sáng tác viết cho thiếu nhi. 60 năm qua Nhà xuất bản Kim Đồng đã có đóng góp to lớn, đã hình thành nên nhân cách của biết bao thế hệ, bao nhiêu lớp người. Tôi tin những cuốn sách của Nhà xuất bản là hành trang tinh thần không phải chỉ theo tuổi thơ các em mà còn theo cả cuộc đời.” – Theo chia sẻ của Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, về Nhà xuất bản Kim Đồng (Theo Báo điện tử Tổ Quốc, năm 2017).
Đáp lời lời đánh giá của chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản đã đem về cho mình khơng ít giải thường trong nước cũng như Quốc Tế. Trong đó phải kể đến như: “Bằng DIPLOME” của Liên đoàn Phụ nữ thế giới và Liên đoàn Thanh niên thế giới tặng Nhà xuất bản Kim Đồng nhân kỷ niệm 10 năm ngày thiếu nhi quốc tế 1 tháng ( 6 năm 1960); “Bằng DIPLOME” của Triển lãm sách quốc tế Maxcơva và giải ba về kỹ thuật in cuốn "Phù Đổng thiên vương" năm 1970; “Huy chương Bạc” cuốn sách tranh "Sát Thát" tại triển lãm nghệ thuật sách quốc tế IBA năm 1971; “Bằng khen” cho cuốn "Nối dây cho diều" của Triển lãm sách quốc tế tại Lepzich Cộng hoà Dân chủ Đức ( ) năm 1971; “Bằng khen” cho cuốn "Tấm Cám" tại Triển lãm sách thiếu nhi ở Tiệp Khắc (Hiện nay là Cộng hòa Séc) năm 1985… Cùng hàng loạt các thi đua khen thưởng trong nước khác như: “Huân Chương Lao Động Hạng Nhất” (năm 1987), “Huân Chương Độc Lập Hạng Nhất” (năm 2007), “Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 1994”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2001”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2006”, “Kỉ niệm chương của Ban Khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam – Hội Nhạc sĩ Việt Nam – Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam – báo Thiếu niên Tiền phong tặng” ,… Cùng các danh hiệu khác gây tiếng vang trong công chúng như Sách Kim Đồng liên tục được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” hàng năm, cùng “Thương hiệu Việt – Cúp vàng” sản phẩm uy tín chất lượng,…
Hình 3.4: Các khen thưởng của NXB Kim Đồng
3.1.3 Sự đón nhận và phát triển của dịng sản phẩm Manga (truyện tranh) và Light Novel (Tiểu thuyết ngắn) tại thị trường Việt Nam’’
Truyện tranh Nhật Bản (Manga)
Tuy thị trường truyện tranh được nhận định chỉ bắt đầu bước chân vào đời sống văn hoá Việt Nam từ thời kỳ Đổi Mới và Cởi Mở năm 1986 sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI. Tuy nhiên trên thực tên, manh nha của các bộ truyện có hình thức truyện tranh đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1930. Tiêu biểu là hình ảnh vẽ nhân vật Lý Toét kèm câu chuyện châm biếng đời sống xã hội đã xuất hiện thường kỳ tên tuần báo Phong Hóa ở Hà Nội, đã nhận được sự đón nhận đơng đảo bạn đọc từ Nam đến Bắc trong nhiều năm liền ở Việt Nam. Đây được xem như bước đầu nho nhỏ truyện tranh bước vào văn hóa Việt Nam, làm khởi điểm cho sự bước chân của các bộ truyện tranh chính thức. Bước sang thời kỳ những năm 1955-1975, các mẩu truyện tranh bắt đầu dần xuất hiện nhiều hơn thông qua các tập san như Tập san “Thiếu Nhi”, bán nguyệt san “Tuổi Hoa”,… Những hình ảnh truyện tranh thời kỳ này bắt đầu mang phong cách Comic hơn, và gây được ấn tượng cho bạn đọc đương thời và nhận được nhiều đánh giá tích cực, tuy nhiên khơng thể phủ nhận rằng vẫn cịn sự thơ sơ, và vụng về so với truyện tranh thế giới cùng thời do chưa có hệ thống xuất bản chuyên nghiệp. Đây được xem là những thời kỳ có sự xuất hiện của sản phẩm truyện tranh bắt đầu bước vào đời sống văn hóa người Việt Nam, tuy nhiên đa phần những câu chuyện trong các sản phẩm truyện tranh là sản phẩm tự sáng tác của người Việt, hoặc được dịch lại từ các tác phẩm truyện tranh phương Tây, chứ chưa có sự xuất hiện của văn hóa truyện tranh Nhật Bản,
Các tác phẩm truyện tranh Nhật Bản bắt đầu lộ diện tại thị trường sách Việt Nam là vào thập niên 90s. Đặc biệt là sự thành công vang dội của bộ manga Đôrêmon của tác giả Fujiko F. Fujio năm 1992. Đây là cú hit lớn nhất trong lịch sử truyện tranh khi đem đến
cho bạn đọc Việt Nam một bộ truyện có chất lượng từ nội dung cho tới hình ảnh, đưa các độc giả Việt Nam tiếp cận với nền văn hóa manga (truyện tranh Nhật Bản) đã xuất hiện từ rất sớm ở Nhật Bản, từ tận những năm 1945. Tiếp theo bước chân mở đường của Đôrêmon, hàng loạt các bộ truyện tranh đến từ Nhật Bản ra mắt công chúng, phải kể đến như “Đường Dẫn Đến Khung Thành” (Kattobi Itto, 1998) của Motoki Monma, “Nhóc Marưko” (Chibi Maruko-chan, 1994) của Momoko Sakura, “Bác Sĩ Quái Dị” (Black Jack, 1996), “Cậu Bé Ba Mắt” (The Three-eye One, 1995), “Thái Không Phi Thử” (Astro Boy, 1995) v. v… Vì có nền văn hóa lâu đời bên Nhật Bản, nên các câu chuyện trong các bộ manga mang phong cách kể chuyện vô cùng độc đáo và đa dạng, từ lối trường thiên tiểu thuyết cho tới lối kể tập hợp từng mẩu truyện ngắn,… cốt truyện có sự đầu tư và nghiên cứu sâu sắc trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống mang đậm tính giáo dục,… và đáng phải kể đến là chất lượng hình ảnh xuất sắc đã chinh phục hoàn toàn độc giả trẻ Việt Nam. Từ nhi đồng cho tới thiếu niên, thậm chí cả lứa tuổi thanh niên đều bị thuyết phục và chìm đắm trong thế giới truyện tranh đầy màu sắc, từ đó khái niệm manga và truyện tranh trở thành một đối với tâm trí độc giả Việt Nam. (Trên thực tế, manga chỉ là cách gọi đối với truyện tranh Nhật Bản mà thơi). Văn hố manga cịn bùng nổ ở Việt Nam đến mức các nhân vật nổi tiểng trong các bộ truyện như “Teppi”, “Đôrêmon và Nôbita” trở thành nhân vật quảng cáo cho các sản phẩm bánh kẹo hay đồ chơi cho trẻ em và được bán chạy một cách kỳ tích. Các tác phẩm truyện tranh Nhật Bản (manga) kinh điển đã thay đổi một lần và mãi mãi thị hiếu đọc của người Việt Nam. Bước qua thập kỉ 2000, chỉ trong vòng mười năm mà các bộ truyện tranh, manga đã làm thay đổi văn hóa thưởng thức truyện tranh của cả một thế hệ. Có thể nói rằng: “Giới trẻ Việt Nam từ đây có thể vừa đọc sách vừa đọc truyện tranh, có thể đọc truyện tranh mà khơng đọc sách, chứ không một ai là không đọc truyện tranh.” [1] Nhờ một lượng lớn các tác phẩm truyện đã xuất hiện tại Việt Nam cùng với một lượng lớn bạn đọc, mà truyện tranh Nhật Bản (manga), đã khiến nó trở thành một văn hóa nhỏ trong văn hóa đời sống ở Việt Nam, tuy chưa thể bằng văn hóa Manga tại quốc gia gốc là Nhật Bản, nhưng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đánh giá và thưởng thức truyện tranh của giới trẻ Việt Nam Bạn đọc bắt đầu có sự yêu cầu khắt khe hơn đối với nội dung và hình ảnh các bộ truyện chứ khơng cịn thái độ suồng sã, tiếp thu bất kỳ bộ truyện nào xuất hiện trên thị trường nữa. Kể từ đây các nhà xuất bản cũng bắt đầu xoắn tay vào việc tìm kiếm và chọn lọc các tác phẩm để đưa ra thị trường. Bắt đầu có những bộ truyện với chủ đề mới lạ hơn xuất hiện như “Quyển Sổ Thiên Mệnh” (Death Note, 2006) của cặp đôi Tsugumi Ohba và Takeshi Obata với chất trinh thám hình sự kết hợp cùng giả tưởng huyền bí; hay “Monster” (2003) của Naoki Urasawa với tiêu đề “truyện kinh dị cho tuổi mới lớn”,… Bạn đọc Việt Nam ngày càng tiến gần với văn hóa manga của Nhật Bản hơn khi bắt đầu tìm hiểu và phân loại thành 5 thể loại manga chính tại Việt Nam, bao gồm: shounen (manga dành cho nam giới lứa tuổi học sinh, sinh viên), seinen (manga dành cho nam giới lứa tuổi trưởng thành), shojo (manga dành cho nữ giới lứa tuổi học sinh), josei (manga dành cho nữ giới lứa tuổi trưởng thành) và kodomomuke (manga dành cho thiếu nhi). Nhờ sự phân loại này mà độc giả Việt Nam có thể dễ dàng lựa chọn tác phẩm phù hợp với mình, cũng như bước gần hơn với cánh cổng Văn hóa
Manga Nhật Bản. Chính điều này càng làm rộng cho các tác phẩm truyện tranh Nhật Bản được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam mà vẫn đảm bảo có nguồn tiêu thụ thật lớn.
Hình 3.5: Tập truyện Quyển Số Thiên Mệnh xuất bản lần đầu năm 2006 xuất bản lần đầu năm 2006
Hiện nay, với sự xuất hiện của các trang mạng online thời đại kĩ thuật số, mà các tác phẩm truyện tranh Nhật Bản được tiếp cận gần hơn với đọc giả Việt Nam. Việc các bạn có thể đọc qua các trang web với các bộ truyện mới nh
ất, được cập nhật một cách nhanh nhất do các nhóm dịch tự phát ở Việt Nam, mà phần đông các bạn trẻ khơng cịn mặn mà với những quyển truyện tranh được xuất bản nữa. Nắm được điểm này của thị trường, mà các Nhà xuất bản chuyển hứa sang sản xuất một cách chọn lọc và cẩn thận với các tác phẩm ăn khách nhất để đảm bảo được doanh thu mà vẫn duy trì được dịng sách manga (truyện tranh Nhật Bản) trên thị trường. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận các bạn trẻ yêu mến văn hóa manga và sẳn long chi trả để được cầm trên tay quyển truyện đọc hàng giờ hơn là lướt trên các trang web, vì vậy đây vẫn là dịng sách tiềm năng ở Việt Nam.
Tiểu thuyết ngắn Nhật Bản (Light Novel)
Sinh sau đẻ muộn hơn so với các bộ truyện tranh, nhưng các bộ tiểu thuyết ngắn Nhật Bản Light Novel vẫn có chỗ đứng thuộc văn hóa Manga-Anime Nhật Bản. Light Novel là một dạng tiểu thuyết Nhật Bản chủ yêu nhắm đến đối tượng là học sinh trung học và phổ thông, mỗi light novel thường dài khơng q 40 - 50 nghìn từ. Nội dung truyện thường được đăng nhiều kỳ trên các tập san văn thơ trước khi xuất bản dưới dạng tập tiểu thuyết hoàn chỉnh. Khi xuất bản hồn chỉnh, Light Novel thường có hình minh họa. Light novel được biết đến với cốt truyện đi theo chiều hướng nhẹ nhàng, không đặt nặng về nội dung mang tính văn học hay triết lý sâu xa mà thường theo hướng giải trí là chính. Light