.36 Mức độ tham gia của người dân trong việc tuyên truyền phân loại rác thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đất đỏ, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 57 - 75)

rác thải

4.2.9 Đánh giá về tinh thần tham gia của người dân trong các hoạt động giữ gìn vệ sinh khu phố

Qua kết quả khảo sát cho thấy trên địa bàn thị trấn Phước Hải có tinh thần cao trong việc tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh khu phố, vào các ngày cuối tuần, các hoạt động thu gom rác thải được UBND thị trấn Phước Hải phát động và tạo được sự đồng thuận, tham gia của người dân sinh sống trên địa bàn. Đồng thời, trái ngược với thị trấn Phước Hải thì xã Long Mỹ có có mức độ tham gia rất thấp. Cụ thể được thể hiện trong hình 4.37.

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 4.37 Tinh thần tham gia của người dân trên địa bàn huyện trong hoạt động gìn giữ về sinh mơi trường

70.2 16.2

13.6 Khơng thường xun

Bình thường

Khu dân cư khơng có hoạt động này

Đất Đỏ Phước Hải Phước Hội long ThọPhước Long Mỹ Long Tân Láng Dài Lộc An

Rất thấp 3 2 1 4 5 4 6 8 Thấp 12 15 17 16 20 23 21 14 Trung bình 14 13 20 21 14 16 18 20 Cao 32 35 18 15 12 12 14 13 Rất cao 9 5 4 4 9 5 1 5 0 5 10 15 20 25 30 35 40

4.2.10 Vai trò của người dân trong các hoạt động phân loại và thu gom rác thải trong khu phố

Một trong các chiều chạnh của quản lý rác thải phải kể đến vai trò của người dân trong các hoạt động phân loại và thu gom rác thải trong khu vực khu phố sinh sống, tuy nhiên, qua kết quả khảo sát trong nghiên cứu này cho thấy người dân rất hờ hững đối với trách nhiệm của mình trong các hoạt động này, cụ thể có 79,8% người dân cho rằng rất không quan trọng và chỉ có 4,6% người dân cho rằng là bình thường. Kết quả thể hiện tại hình 4.38

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 4.38 Vai trị của người dân trong hoạt động phân loại và thu gom rác thải trong khu phố

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã phác họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động quản lý rác thải tại huyện Đất Đỏ. Những kết quả thu thập được trong nghiên cứu này đã chỉ ra một số khác biệt trong hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải của người dân trên địa bàn huyện. Hoạt động phân loại rác đều chưa được triển khai rộng rãi, hoạt động thu gom rác thải cũng có những điểm khác biệt, biểu hiện ở cách thức thu gom rác và đội ngũ người làm cơng tác thu gom rác. Nhìn chung, các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải đã được triển khai thực hiện tại huyện Đất Đỏ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số khó khăn trong cơng tác quản lý rác thải tại huyện này, liên quan tới các vấn đề về tài chính, đội ngũ làm cơng tác vệ sinh môi trường, cơ chế quản lý tại cơ sở và ý thức của cộng đồng đối với các vấn đề mơi trường.

79.8 15.6 4.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Vai trị của người dân trong các hoạt động phân loại và thu gom rác thải trong khu phố Rất khơng quan trọng Khơng quan trọng Bình thường

Trong chương này, đã mô tả thực trạng tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải thông qua việc người dân tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình quản lý rác thải. Quá trình tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý rác thải đã biểu hiện rõ rệt tính tự phát trong hành động của từng cá nhân riêng lẻ, thông qua việc người dân phân loại rác, đốt rác, chôn lấp rác theo truyền thống và thói quen. Trong khi đó, q trình tham gia gián tiếp vào hoạt động quản lý rác thải lại biểu hiện rõ ràng hơn tính tương tác của các chủ thể hành động, chính là các cá nhân thải rác, thông qua các hoạt động đóng phí vệ sinh, tun truyền/vận động, kiểm tra/giám sát.

Nhìn chung, mức độ tham gia của người dân trong các hoạt động quản lý rác thải chưa cao. Những cá nhân có địa vị cao trong cộng đồng dân cư hoặc trong gia đình họ có người giữ chức vụ cao trong khu dân cư là những thành viên tham gia tích cực trong hoạt động quản lý rác thải tại cộng đồng. Phần lớn người dân đều nhận thấy những khó khăn trong việc xử lý rác thải hiệu quả do hạn chế về tài chính nhưng họ lại khơng sẵn sàng với việc tăng thêm phí vệ sinh cho các hoạt động này.

Một số hộ dân biểu hiện sự tham gia nhưng khơng tích cực mà chỉ tn thủ đúng các quy định, hoặc thậm chí biểu hiện sự khơng tham gia, tức là khơng thực hiện các nội quy về thu gom rác thải, xuất phát từ chính các cá nhân và cộng đồng, như việc giờ giấc thu gom rác không hợp lý.

Tóm lại, trong chương 4, sự tham gia của người dân đối với hình thức phân loại rác thải là khá ổn định, tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân tham gia không thường xuyên và rất không thường xuyên. Đối với hoạt động thu gom rác thải vẫn có một số bộ phận người dân chưa thực hiện thu gom rác thải đúng quy đinh, xử lý bằng cách đem đốt một cách tự phát, gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, việc tập kết rác thải của người dân về cơ bản là có nhận thức và ý thức được vấn đề này. Tuy nhiên, người dân vẫn cho rằng việc vận chuyển rác thải vẫn chưa phù hợp đối với một số người dân trên địa bàn huyện. Người dân chủ yếu vẫn đổ rác ra đồng, xuống ao hồ, hoặc vứt rác bừa bãi xung quanh khu vực sinh sống, theo nguyên tắc sao cho tiện nhất với cá nhân hay gia đình, mà khơng quan tâm tới cộng đồng. Đối với hoạt động xử lý rác thải thì cơng ty vệ sinh mơi trường là đơn vị được đánh giá cao trong kết quả khảo sát, việc xử lý rác thải được đơn vị thu gom, tập kết và vận chuyển về khu xử lý rác tập trung tại huyện Tân Thành.Mặt khác, người dân lại đánh giá rất thấp đối với việc thông báo cho các cơ quan truyền thông hỗ

trợ giải quyết vấn đề khi có liên quan đến rác thải. Đối với mức độ tham gia của người dân trong việc đề xuất, tuyên truyền, hội họp trong các buổi họp tổ dân cư, khu phố thì hầu hết đều được triển khai một cách đồng bộ, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều thực hiện với một nỗ lực, trách nhiệm cao, đặc biệt trên địa bàn thị trấn Đất Đỏ được đánh giá cao nhất và địa bàn xã Phước Long Thọ được cho là chưa đạt do việc phân bố dân cư trên địa bàn xã Phước Long Thọ không đồng đều và địa giới hành chính rộng lớn gây ra khó khăn. Đồng thời, tại chương 4, vai trị của người dân trong các hoạt động phân loại và thu gom rác thải trong khu phố được cho là rất hờ hững trên hầu hết các địa bàn các xã, thị trấn, đặc biệt, đáng chú ý nhất là tại xã Láng Dài.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Luận văn này đã cung cấp một bức tranh về hoạt động quản lý rác thải nói chung tại địa bàn huyện Đất Đỏ. Luận văn đã mơ tả và phân tích hiện trạng quản lý rác thải, tập trung vào sự tham gia của người dân trong quá trình trực tiếp và gián tiếp quản lý rác thải. Bên cạnh đó, luận văn đã nhận diện các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân, bao gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan thuộc về các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải và văn hóa-xã hội. Các kết quả từ q trình thu thập thông tin đã giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu và chứng minh giả thuyết nghiên cứu. Dựa trên các kết quả phân tích, luận văn đưa ra một số kết luận như sau:

1. Hoạt động quản lý rác thải trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc huyện Đất Đỏ có

những đặc điểm khác nhau về cách thức trực tiếp phân loại, thu gom, xử lý rác thải do sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và không gian địa lý. Bên cạnh đó, sự khác biệt cịn ở q trình thành lập Đội thu gom rác và đặc điểm xã hội của các thành viên trong Đội thu gom rác. Điểm chung của các xã, thị trấn này trong cơng tác quản lý rác thải là những khó khăn về tài chính và nhân lực. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thu gom và xử lý rác thải.

2. Sự tham gia của người dân ở địa bàn các xã, thị trấn thuộc huyện Đất Đỏ trong

hoạt động quản lý rác thải một mặt thể hiện sự tuân thủ về mặt chức năng, mặt khác biểu hiện tính tự nguyện theo các mức độ khác nhau. Bên cạnh những hoạt động mang tính bắt buộc thực hiện theo quy định, như thu gom rác, đóng phí vệ sinh, cịn có những hoạt động mang tính tự nguyện như phân loại rác, tham gia thảo luận bàn bạc trong các cuộc họp, tuyên truyền hay kiểm tra, đánh giá. Các hoạt động này đã phản ánh cách con người đối xử với môi trường tự nhiên (cách người dân phân loại rác, đổ rác), thường dựa trên thói quen, truyền thống và tự phát mà khơng phản ánh tính duy lý trong hành động .

3. Các nhóm xã hội khác nhau thì có mức độ tham gia khác nhau trong q trình

trực tiếp và gián tiếp quản lý rác thải. Các cá nhân trong gia đình có thành viên tham gia quản lý cấp chính quyền và đồn thể xã hội có mức độ tham gia tuyên truyền cao hơn

loại, thu gom và xử lý rác thải ở mức độ chưa cao, tức là mới tuân thủ và làm theo các quy định, người dân được phổ biến các thông tin và được hướng dẫn thực hiện đúng các nội quy về phân loại và thu gom rác. Đối với quá trình gián tiếp quản lý rác thải, người dân có biểu hiện mức độ tham gia cao hơn.

4. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải. Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, trong đó người dân là chủ thể trung tâm của bức tranh về quản lý rác thải. Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sẽ hiệu quả hơn khi đảm bảo sự đồng thuận giữa hai nhóm yếu tố, giữa một bên là các yếu tố nhu cầu, động cơ, nhận thức của cá nhân và một bên là các thiết chế, gồm chính sách và các tập tục, thói quen của cộng đồng. Ngược lại, biểu hiện mức độ tham gia của người dân sẽ thấp nếu tồn tại khoảng cách và khơng thống nhất giữa hai nhóm yếu tố này. Mặt khác, các yếu tố nghề nghiệp, giới tính hay các mơi trường xã hội đóng vai trị là các biến số can thiệp trong mối quan hệ tác động qua lại giữa mức độ tham gia của người dân và các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải. Theo đó, mối quan hệ này sẽ được củng cố và có hiệu ứng tích cực đến sự tham gia của mỗi bên khi các điều kiện về cơ chế, chính sách và thói quen của cộng đồng đảm bảo quyền lợi của các bên. Luận văn đã phát hiện ra rằng sự thiếu minh bạch trong xây dựng và thực thi các quy định, cùng với sự thiếu quan tâm đến các nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương là những yếu tố hạn chế khả năng tham gia của các tầng lớp nhân dân trong quá trình quản lý rác thải. Bên cạnh đó, những thói quen của cộng đồng trong cách nhìn nhận về vai trị giới đối với hoạt động quản lý rác thải, tâm lý e ngại và thiếu chủ động trong các cuộc họp tại khu dân cư và hiệu quả truyền thông chưa cao cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân.

5.2 Khuyến nghị

Dựa trên kết luận nghiên cứu sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị, luận án đề xuất một số khuyến nghị như sau:

1. Đối với nhóm chính quyền, đồn thể địa phương cần tổ chức thực hiện chương

trình phân loại rác tại nguồn như thí điểm thực hiện, tổ chức tuyên truyền vận động và hướng dẫn thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn cùng với việc ban hành các

chính sách, quy định cụ thể về phân loại rác thải sinh hoạt.

2. Đối với nhóm chính quyền cần đầu tư nâng cấp, cải tiến tồn bộ hệ thống thu

gom – vận chuyển rác thải sinh hoạt phù hợp với chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, tăng cường lực lượng thu gom, mở rộng địa bàn thu gom, đảm bảo năng lực thu gom và vận chuyển kịp thời các loại rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn đưa đến các khu xử lý theo quy định.

3. Đối với Công ty vệ sinh môi trường cần đặt các thùng rác công cộng dọc theo

các tuyến đường hay tại các khu vực tập trung đông dân cư và lập biển báo tại các khu vực cấm xả rác.

4. Đối với chính quyền, Cơng ty vệ sinh mơi trường và các Đồn thể xã hội cần

tăng cường năng lực quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt theo mơ hình từ các ấp đến xã, huyện. Khuyến khích xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

5. Đối với chính quyền và Cơng ty vệ sinh môi trường cần lựa chọn giải pháp xử

lý rác thải sinh hoạt cho phù hợp với thực tế của địa phương. Đối với khu vực mật độ dân cư thấp giải pháp phù hợp là tự xử lý tại gia đình thơng qua các hình thức như tổ hợp “vườn – ao – chuồng (VAC)”; thùng rác, hầm chứa rác, hố chứa rác tự phân hủy; hố ủ phân trát bùn tại các hộ gia đình để xử lý rác thải sinh hoạt, trồng trọt, chăn ni.

6. Đối với chính quyền cần có giải pháp xây dựng hệ thống thu gom, phân loại

và vận chuyển rác hợp lý, khuyến khích phân loại tại nguồn và áp dụng mơ hình 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng rác).

7. Đối với Tổ trưởng tổ khu phố ấp và các Đoàn thể xã hội cần vận động, tuyên

truyền giáo dục ý thức người dân từ bỏ thói quen xả rác ra nơi công cộng, đổ rác vào sông, kênh rạch, ven đường.

Tóm lại, để có thể thực hiện tốt việc quản lý rác thải bên cạnh một hệ thống quy định cụ thể và phù hợp, công tác quản lý thực hiện nghiêm túc của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng rầt cần có sự tham gia đồng bộ và sự phối kết hợp hiệu quả của các tổ chức đoàn thể, các tầng lớp nhân dân và tất cả cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu nước ngoài

1. An environmentally sustainable decision model for urban solid waste management (Waste Management 24 (2004) 277-295).

2. André, P.with the collaboration of P. Martin and G. Lanmafankpotin(2012). “Citizen Participation,” in L. Côté and J.-F. Savard eds.), Encyclopedic Dictionary of Public Administration, [online], www.dictionnaire.enap.ca

3. Arnstein, S. R. (1969). A ladder of citizen participation. Journal of the American Institute of planners, 35(4), 216-224.

4. Foster, C. R. (Ed.). (2016). Comparative public policy and citizen participation: energy, education, health and urban issues in the US and Germany. Elsevier.

5. Greitens, T. J. (2016). Citizen Participation in Public Management.

6. Management of urban solid waste: Vermicomposting a sustainable option (Resources, Conservation and Recycling 55 (2011) 719-729).

7. Municipal Solid Waste Management in Asia and the Pacific Islands, Challenges and Strategic Solutions, Environmental Science (April 1, 2013).

8. Participation and social participation: are they distinct concepts? (Clinical Rehabilitation 2014, Vol. 28(3) 211-220)

9. Quality of life and alliances in Solid Waste Management (Cities, Vol. 18, No. 1, pp. 3-12, 2001).

10. Solid Waste Management (P.U. Asnani).

11. Solid waste management in Abuja, Nigeria (Waste Management 28 (2008) 468-472). 12. Stakeholder participation for sustainable waste management (Kurian Joseph, Habital International 30 (2006) 863-871).

13. Sustainable solid waste management: An integrated approach for Asian countries (Ashok V.Shekdar, Waste Management 29 (2009) 1438-1448).

14. Theocharis, Y., & van Deth, J. W. (2017). The continuous expansion of citizen participation: a new taxonomy–ERRATUM. European Political Science Review, 1-1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đất đỏ, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 57 - 75)