Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại trường hợp tỉnh kiên giang (Trang 51 - 55)

Đơn vị tính: %

Khu vực 2011 2012 2013 2014 2015

Khu vực I 46,66 43,84 38,82 37,65 36,48

Khu vực II 22,93 23,79 24,03 24,11 24,91

Khu vực III 30,41 32,37 37,15 38,24 38,61

4.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế và xã hội đến quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang gây một số khó khăn, trở ngại đến quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại như:

Vị trí nằm ở cực Tây Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long cách xa các đô thị lớn trong vùng và thành phố Hồ Chí Minh trung tâm kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật lớn của đất nước nên có phần hạn chế về khả năng tiếp nhận sự lan tỏa của các đô thị phát triển và trong điều kiện hệ thống hạ tầng của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long cịn chưa phát triển mạnh và đồng bộ.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển các ngành kinh tế, thương mại, du lịch, hoạt động đối ngoại (cảng biển quốc tế, biên mậu biên giới) và phục vụ đời sống nhân dân, do đó đã hạn chế sự kết nối giữa tỉnh Kiên Giang với các trung tâm bên ngoài tỉnh, thành trong nước; cũng như các tỉnh, thành của các nước trong khu vực và quốc tế cịn nhiều hạn chế. Mơi trường, cơ sở hạ tầng để thu hút nhà đầu tư nước ngồi và du lịch quốc tế cịn hạn chế: Về đường sá, giao thơng, cơ chế chính sách chưa linh hoạt. Cịn có khoảng cách về trình độ phát triển và chất lượng sống giữa thành thị và các vùng nông thôn, biên giới trong tỉnh; chất lượng dịch vụ (nhất là các dịch vụ du lịch) và hiệu suất công việc thấp.

Chính trường các nước trong khu vực, nước láng giềng Vương quốc Campuchia chưa thật sự ổn định đã tác động ảnh hưởng đến một số mặt công tác đối ngoại của địa phương, cụ thể là ảnh hưởng đến tiến độ hồn thành cơng tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia, gây tâm lý lo lắng cho các doanh nghiệp trong tỉnh khi mở rộng thị trường hợp tác đầu tư ở quốc gia sở tại.

Tình hình an ninh trên vùng biển từng lúc từng nơi còn diễn biến phức tạp, tình trạng đánh bắt hải sản trái phép (kể cả ngư dân ta và ngư dân các nước) trên vùng biển Kiên Giang, Inđonesia, Thái Lan, Malaysia và Campuchia vẫn còn diễn ra.

Nguồn nhân lực xã hội đông, nhưng thiếu kỹ năng và trình độ kỹ thuật tay nghề chiếm tỷ lệ thấp, kiến thức hội nhập quốc tế, đa số doanh nhiệp trên địa bàn tỉnh có quy mơ vừa và nhỏ, xây dựng thương hiệu chưa nhiều, từ đó năng lực cạnh tranh chưa cao. Tổ chức, bộ máy, nhân sự và các trang thiết bị phục vụ công tác đối ngoại của tỉnh Kiên Giang nói chung và cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng cịn thiếu và hạn chế. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức của cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

4.2. Đánh giá hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang từ 2011 đến 2015

Hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2011-2015 thực hiện chủ yếu theo nhiệm vụ chính trị của cấp trên giao và theo kế hoạch được các cơ quan cấp tỉnh đề xuất. Căn cứ vào khung lý thuyết quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra được trình bày trên, tác giả có nhận định như sau:

Thứ nhất, kế hoạch hoạt động đối ngoại chỉ tập trung vào đầu vào chứ khơng quan tâm đến đầu ra. Chính vì vậy, trong kế hoạch hoạt động đối ngoại chỉ liệt kê những hoạt động cần thực hiện chứ chưa giải trình lý do tại sao phải thực hiện những hoạt động này và kết quả dự kiến cần đạt được như thế nào. Với cách lập kế hoạch này đã thiếu vắng những so sánh giữa những gì đã làm với những gì mong muốn đạt được nên trong các báo cáo kết quả thực hiện được trong những năm qua của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước chỉ liệt kê được số hoạt động đã thực hiện mà không đề cập đến mức độ đạt hiệu quả là bao nhiêu và cũng khơng có đề xuất nào để tăng thêm những hoạt động nào và giảm bớt đi những hoạt động nào để tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Thứ hai, hoạt động đối ngoại chỉ hướng đến mục tiêu tiết kiệm ngân sách nhà nước theo cơ học, tức là số tiền chi ra cho hoạt động đối ngoại ít đi so với kế hoạch chi được duyệt là tốt. Vì khơng có một căn cứ nào để đánh giá rằng hoạt động đối ngoại đã thực hiện là hiệu quả hay khơng và cũng khơng có một mục tiêu chiến lược nào thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động đối ngoại cần thực hiện với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lợi ích tạo ra cho xã hội. Chính điều này đã làm cho hoạt động đối

ngoại của tỉnh tách biệt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, việc sử dụng ngân sách cho hoạt động đối ngoại trong thời gian 2011-2015 được các cơ quan nhà nước đánh giá là hiệu quả là chỉ mang tính chủ quan và thiếu cơ sở vững chắc.

Thứ ba, dự toán ngân sách theo hạn mục được lập cho từng năm (ngắn hạn) đã có dấu hiệu lập lại theo kiểu nhiệm vụ phải thực hiện của Cơ quan nhà nước. Điều này có thể dẫn đến dễ báo cáo vì chỉ cần sử dụng ít tiền hơn cho nhiều hoạt động đã thực hiện hơn thì xem như là hồn thành tốt nhiệm vụ. Trong khi đó, Cơ quan nhà nước khơng chỉ hồn thành nhiệm vụ được giao mà còn phải hướng đến cung cấp những dịch vụ hành chính cơng hiệu quả hơn, phục vụ người dân tốt hơn và góp phần vào phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Thứ tư, mặc dù kế hoạch chi ngân sách cho hoạt động đối ngoại đã được duyệt vào đầu mỗi năm nhưng trong quá trình cung cấp dịch vụ hành chính cơng, ngân sách sẽ được duyệt một lần nữa trước khi chi tiền. Chính điều này đã làm giảm quyền tự chủ của người lãnh đạo cơ quan chức năng trong công tác quản lý chi tiêu ngân sách. Trong khi đó, theo lý thuyết lập ngân sách theo kết quả đầu ra đề cao quyền tự chủ về chi ngân sách của người lãnh đạo. Vì như vậy, người lãnh đạo sẽ chủ động trong hoạt động của đơn vị mình và hướng đến tối ưu hóa các khoản chi ngân sách trong tổng ngân sách được duyệt. Công việc điều hành sẽ hướng đến mục tiêu chiến lược nhiều hơn là thực hiện từng sự vụ với sự cho phép của người khác, người không trực tiếp chịu trách nhiệm với hoạt động của cơ quan mình.

Thứ năm, trong thời gian qua, lập ngân sách cho hoạt động đối ngoại được thực hiện ngắn hạn từng năm nên bộc lộ tính rời rạc và khơng có mục tiêu chiến lược trung hạn và dài hạn định hướng xuyên suốt quá trình chi ngân sách. Điều này có thể dẫn đến khó đánh giá được những hoạt động đối ngoại nào thực hiện hiệu quả và không hiệu quả để từ đó làm cơ sở cho quyết định kinh phí cho năm ngân sách tiếp theo.

Thứ sáu, chưa có một sự thống nhất về những mục tiêu nào phải thực hiện và mức độ ưu tiên cần thực hiện chúng. Lẽ ra, những mục tiêu này và thứ tự ưu tiên chi

tiêu ngân sách cho chúng được thống nhất trước khi lập ngân sách để đảm bảo rằng những quyết định chi ngân sách mang tính chiến lược và xác lập được tính hiệu lực.

Số liệu trong các báo cáo quyết toán thu, chi NSNN cho hoạt động đối ngoại của Sở Ngoại vụ từ năm 2011 đến 2015 và báo cáo của Sở Ngoại vụ hằng năm được sử dụng phân tích để minh chứng cho một số nhận định trên của tác giả.

4.2.1. Cơng tác tổ chức quản lý đồn ra, đồn vào

Từ năm 2011 - 2015, có 1.039 đồn ra với tổng số 5.802 lượt cán bộ, cơng chức, viên chức đi nước ngồi với các mục đích tham dự hội nghị, hội thảo; hợp tác kinh tế; giao lưu văn hoá; khảo sát thị trường; giao dịch kinh doanh; tham quan, học tập kinh nghiệm; du lịch, thăm thân,… trong đó khoảng 25% đồn sử dung ngân sách nhà nước. Các đoàn ra của tỉnh đều thực hiện đúng các thủ tục theo qui định của pháp luật và tuân thủ tốt luật pháp của chính quyền nước sở tại. Việc sử dụng ngân sách nhà nước cho các chuyến đi nước ngồi đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả. Việc sử dụng kinh phí để tiếp các đồn vào cũng được thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, phần lớn các khoản chi phí tiếp đồn đều nằm trong kế hoạch đã được dự tốn và đảm bảo hoạt động đối ngoại của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại trường hợp tỉnh kiên giang (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)