Đvt: USD
STT Năm Danh số chi trả ngoại tệ
1 2011 61.255.585 2 2012 67.568.291 3 2013 71.723.434 4 2014 67.786.368 5 2015 68.585.434 Tổng cộng 336.919.112
“Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Kiên Giang”
Nhận xét: Với số lượng người Kiên Giang định cư tại nước ngoài nhiều như vậy, lượng kiều hối chuyển về trên 300 triệu USD trong 5 năm qua cho thấy đây là nguồn lực rất tốt cho công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, theo báo cáo trên thì cơng tác này chỉ dừng lại ở nhận kiều hối và kêu gọi về định cư làm ăn tại tỉnh nhà nhưng chưa có báo cáo số lượng kiều hối đầu tư về tỉnh, số việt kiều đã chuyển hướng đầu tư về tỉnh nhà. Đây chính là mục tiêu mà hoạt động đối ngoại của tỉnh cần quan tâm đưa vào kế hoạch ngân sách để khai thác tốt mảng này. Có thể thấy, ngân sách cho hoạt động đối ngoại này khơng đáng kể nhưng có thể mang đến nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.
4.2.7. Công tác đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân các tỉnh giáp biên
Hàng năm nhân dịp tết cổ truyền, các sự kiện chính trị quan trọng của hai dân tộc Việt Nam - Campuchia, tỉnh Kiên Giang và các tỉnh giáp biên - Vương quốc
Campuchia duy trì tổ chức các đoàn cán bộ sang thăm viếng lẫn nhau; Tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào, nhân dân Campuchia giao lưu, thăm thân, du lịch trong các dịp lễ tết cổ truyền của hai dân tộc.
Thường xuyên phối hợp với cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Campuchia, xây dựng chương trình hợp tác với chính quyền sở tại bảo vệ quyền lợi chính đáng của kiều bào ở Campuchia và người Campuchia ở Việt Nam và các bên đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân hai bên nói chung, nhất là nhân dân sinh sống khu vực biên giới nói riêng đồn kết cùng nhau xây dựng gìn giữ đường biên giới hịa bình, thắt chặt hơn nữa “láng giềng thân thiện, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài”.
Nhận xét: Công tác đối ngoại này được Tỉnh ủy đánh giá cao trong thời gian qua vì đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự của tỉnh và của quốc gia. Chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chính trị nên việc giữ gìn an ninh trật tự được xem là kết quả đầu ra đã đạt được.
4.2.8. Công tác quản lý hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nước ngoài
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ nước ngoài tham gia hoạt động từ thiện trên các lĩnh vực: Giao thông nông thôn, xây dựng trường học, trang thiết bị y tế, bảo tồn văn hoá dân gian, tài trợ học bổng,… góp phần hỗ trợ thiết thực cho cuộc sống sinh hoạt của người dân và thúc đẩy vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.
Bảng 4.9: Số liệu thống kê nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ.
Đơn vị tính: USD
Năm Giá trị cam kết Đã giải ngân
2011 14.749 5.507
2012 11.325 6.625
2013 260.152 195.406
2015 7.029.000 5.206.000
Tổng cộng 13.715.226 8.913.538
“Nguồn: Sở Ngoại vụ, 2015. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế:
Có thể nói, ngành ngoại giao là một trong những ngành có hệ thống văn bản quy định ít nhất, thiếu về số lượng, yếu về kết cấu, thể chế chưa được coi là công cụ hữu hiệu và địn bẩy cho cơng tác quản lý nhà nước và quản lý kinh phí nhà nước về hoạt động đối ngoại. Bên cạnh đó, tại tỉnh Kiên Giang việc cụ thể hóa văn bản của Trung ương có liên quan đến hoạt động đối ngoại chủ yếu là triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện; các quy định riêng cho ngành của tỉnh rất ít; có văn được ban hành thực hiện qua nhiều năm, yếu về kết cấu, nội dung lạc hậu hoặc trùng một phần nội dung với văn bản mới ban hành nhưng chậm được sửa đổi. Hầu hết chỉ đạo lĩnh vực này được điều chỉnh bằng các văn bản cá biệt Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Vấn đề chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ đối ngoại vẫn còn tồn tại do chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành về lĩnh vực đối ngoại, cho nên tình trạng một nhiệm vụ đối ngoại được giao cho nhiều ngành, nhưng lại không có ngành chủ trì vừa lãng phí ngân sách, vừa khơng mang lại hiệu quả.
- Tổ chức bộ máy, Sở Ngoại vụ cịn thiếu, tuy nhiên khơng được giao thêm biên chế, kinh phí, phương tiện và cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được phân cơng, từ đó gặp khơng ít khó khăn.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương chưa tốt, chưa xây dựng đầy đủ quy chế phối hợp thực hiện, dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm (đón tiếp đoàn vào, tổ chức sự kiện đối ngoại, lễ tân).
- Vùng biển tỉnh Kiên Giang tiếp giáp với nhiều nước trong khu vực Châu Á, người dân sống dựa vào khai thác thủy sản nên tình trạng xâm phạm lãnh hải các nước trong khu vực để khai thác thủy sản trái phép vẫn còn diễn ra phổ biến.
- Việc tranh thủ, vận động kiều bào ta ở nước ngồi, nhất là đội ngũ nhân sỹ trí thức và các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh về địa phương hợp tác đầu tư, triển khai thực hiện dự án cịn hạn chế. Cơng tác đối ngoại nhân dân đôi lúc chưa đồng bộ từ cấp trung ương đến địa phương, còn chồng chéo giao nhiệm vụ các ngành, địa phương.
- Chưa tận dụng tối đa thế mạnh kênh ngoại giao từ Bộ Ngoại giao trong tìm hiểu về các đối tác nước ngoài trước khi hợp tác.
- Quản lý nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia tập trung cho biên giới trên đất liền nhưng lại bỏ ngỏ phần biên giới trên biển.
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, giới thiệu quảng bá sản phẩm, tìm hiểu thị trường cịn hạn chế.
Nguyên nhân:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý kinh phí nhà nước cho hoạt động đối ngoại của tỉnh hầu như khơng có,chỉ thực hiện theo Luật NSNN và văn bản cá biệt của Chủ tịch UBND tỉnh, vai trò tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý kinh phí NSNN về hoạt động đối ngoại của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh còn hạn chế.
- Đội ngủ làm cơng tác đối ngoại tại địa phương cịn thiếu cả về số lượng, chất lượng, kỹ năng và trình độ chun mơn cũng như trình độ ngoại ngữ khơng đáp ứng được nhu cầu của hoạt động đối ngoại hiện nay. Một số nhiệm vụ đối ngoại hiện nay được giao cho các cơ quan khác nhau cịn có sự chồng chéo; hệ thống văn bản pháp luật về công tác đối ngoại đã không theo kịp với nhu cầu quản lý, nhiệm vụ đối ngoại bị xé lẻ, phân tán ở nhiều ngành trong tỉnh dẫn đến không thống nhất việc quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của địa phương..
- Một số đoàn đi xúc tiến đầu tư thương mại chưa đánh giá được kết quả mang lại cho địa phương, phần kinh phí phân bổ cho hoạt động nayfkhos có khả năng đánh giá trong thời gian ngắn. Các ngành, địa phương và doanh nghiệp chưa chủ động xây dựng các kế hoạch mở rộng hợp tác, kêu gọi đầu tư.
- Lãnh đạo một số ngành và địa phương còn xem nhẹ kết quả đạt được từ công tác đối ngoại và chưa thật sự quyết liệt trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động đối ngoại. Công tác đối ngoại ở một số ngành cịn mang tính chủ quan, trơng chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên để triển khai thực hiện.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên năng lực tài chính, cơng nghệ, mơ hình quản lý cịn hạn chế từ đó ảnh hưởng đến công tác hợp tác với đối tác nước ngoài.
4.3. Thực trạng quản lý kinh phí NSNN cấp cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015
Hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang hầu như chỉ sử dụng duy nhất một nguồn kinh phí hoạt động được cấp bởi ngân sách nhà nước, cụ thể là ngân sách địa phương. Hàng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, các sở, ban ngành, đồn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang, tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả hoạt hoạt động đối ngoại năm qua và dự kiến chương trình hoạt động đối ngoại của năm tiếp theo gửi về Sở Ngoại vụ tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, nhằm chủ động cho các hoạt động đoàn ra, đồn vào và phân bổ kinh phí phục vụ cho hoạt động đối ngoại; kế hoạch hoạt động đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đặc điểm tình hình yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng ngành và địa phương.
Với mục tiêu tìm ra những giải pháp nhằm hồn thiện công tác quản lý kinh phí NSNN cấp cho hoạt động đối ngoại của tỉnh, luận văn chỉ đi sâu phân tích số kinh phí chi thường xuyên (thanh tốn dịch vụ cơng, hội nghị, cơng tác phí, đồn ra, đồn vào, nghiệp vụ, bảo hộ công dân,…) và các khoản chi đột xuất khác do cấp thẩm quyền quyết định, tức là loại bỏ những khoản chi mang tính chất xây dựng cơ bản. Ở phần sau, luận văn sẽ phân tích thực trạng quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động đối ngoại tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2011-2015 theo một số tiêu chí như cách thức lập dự tốn, quy trình quản lý và phương thức quản lý.
4.3.1. Cơng tác lập dự tốn kinh phí cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2011-2015
Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt, các đơn vị xây dựng dự toán ngân sách phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 của Ngành, gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của cơ quan, đơn vị; lập dự toán NSNN theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trên tinh thần triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Dự tốn ngân sách nhà nước phải thuyết minh rõ ràng về cơ sở pháp lý, chi tiết số thu, nhiệm vụ chi. Tuy nhiên, công tác đối ngoại là một lĩnh vực địi hỏi tính linh hoạt, nhạy bén trong xử lý tình huống và các vấn đề phát sinh, vì vậy khó có khả năng lập kế hoạch đầy đủ cho các hoạt động của ngành trong năm tiếp theo. Điều này dẫn đến việc kinh phí hoạt động đối ngoại hàng năm của tỉnh thường không đủ đáp ứng cho hoạt động thực tế, do hiện nay địa phương đang thực hiện việc quản lý kinh phí NSNN theo kết quả đầu vào (cịn gọi là quản lý kinh phí NSNN theo khoản mục), vì vậy khi dự tốn được phê duyệt và kinh phí được phân bổ sẽ tương ứng với các khoản mục chi trong dự toán và khi sử dụng kinh phí phải phù hợp với dự toán ban đầu, các khoản chi phí phát sinh nằm ngoài dự tốn sẽ khơng thể thanh quyết toán được.
Cụ thể cách lập dự tốn kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại của tỉnh hàng năm do Sở Ngoại vụ lập, như sau:
Chi thường xuyên:
(1) Kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang (2) Kinh phí đã rút, đã nhận trong kỳ
(3) Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này
(4) Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết tốn kỳ này (5) Kinh phí giảm kỳ này
Ngồi những khoản chi được thể hiện trong báo cáo hằng năm, những khoản chi khác cho công tác đối ngoại của tỉnh liên quan đến an ninh và quốc phịng khơng được phép tiếp cận nên trong giới hạn luận văn này, số liệu chi hằng năm chỉ phản ảnh hoạt động chi thường xuyên mà thôi.
Nhận xét: Cách thức lập dự tốn ngân sách theo kết quả đầu vào này cịn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong phân bổ kinh phí. Mặt khác, việc lập dự tốn theo đầu vào, dễ dẫn đến tình trạng lãng phí ngân sách, tệ nạn tham những. Lãnh đạo các đơn vị được phân bổ kinh phí sẽ tìm cách sử dụng cho hết phần kinh phí đã được phân bổ cho năm dự toán, cho dù hoạt động đó là khơng cần thiết, không mang lại hiệu quả cho địa phương
4.3.2 Q trình duyệt dự tốn
Hàng năm, vào khoảng tháng 7 đến tháng 8, các đơn vị và địa phương trong toàn tỉnh sẽ căn cứ vào thực tế yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương để xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm kế hoạch (theo từng lĩnh vực hoạt động, trong đó có phần dự tốn thu, chi cho hoạt đơng đối ngoại) cho đơn vị; việc lập dự toán NSNN phải theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trên tinh thần triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Dự tốn ngân sách nhà nước phải thuyết minh rõ ràng về cơ sở pháp lý, chi tiết số thu, nhiệm vụ chi.
Sau đó gửi bảng dự tốn của đơn vị mình về Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh;
Sau khi thẩm tra, tổng hợp kế hoạch và dự toán của từng đơn vị, địa phương trong tỉnh, Sở Tài chính tham mưu phân bổ kinh phí sao cho hợp lý, nhằm đảm bảo các cơ quan chun mơn đảm bảo kinh phí hoạt động theo kế hoạch đề ra cho từng hạn mục thu, chi của các đơn vị. Sau đó trình UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ vào kết quả đó, tại kỳ họp HĐND tỉnh sẽ thơng qua kế hoạch cấp kinh phí hoạt động cho từng đơn vị.
Đến khoảng tháng 12 hằng năm, Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang sẽ hồn thành việc cấp kinh phí hoạt động cho các đơn vị.
Nhận xét: Với quy trình quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trên, người lập kế hoạch và dự tốn ngân sách hồn tồn khơng quan tâm đến những kết quả đạt được của kỳ trước để làm cơ sở cho kế hoạch lần này. Họ cũng khơng có thơng tin về những kết quả cần đạt được trong kỳ kế hoạch làm đầu vào cho lập ngân sách. Các đơn vị ở địa phương chỉ căn cứ vào nhiệm vụ kinh tế, chính trị và xã hội địa phương để lập dự toán ngân sách chứ chưa cập nhật những mục tiêu chiến lược của tỉnh, của chính phủ để lập dự tốn. Việc chi ngân sách của tỉnh hầu như được quyết định bởi lượng ngân sách thực tế của tỉnh chứ không hướng đến mục tiêu của tỉnh và của từng ngành.
Về kinh phí cho hoạt động đối ngoại
Kinh phí cấp cho hoạt đông đối ngoại của từng ngành, từng địa phương trong tỉnh đều được cấp từ nguồn NSNN của địa phương theo kế hoạch hoạt động hàng năm của đơn vị. Các đơn vị được cấp kinh phí đối ngoại hằng năm và tự giữ, sử dụng và thanh quyết toán theo đúng quy đinh của luật ngân sách hiện hành; tự chịu trách nhiệm về các khoản chi của mình.
Riêng phần kinh phí đối ngoại của tỉnh được giao cho Sở Ngoại vụ quản lý dựa trên cơ sở Kế hoạch và dự tốn đầu năm.
Như vậy có thể thấy, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đã được duyệt trên cơ sở kế hoạch dự tốn theo một quy trình được lập lại nhiều năm qua. Đây là cách thức quản lý ngân sách hướng vào kết quả đầu vào hơn là kết quả đầu ra. Hay nói rõ hơn, đây là cách lập kế hoạch ngân sách theo khoản mục. Tức là chi tiêu ngân sách được khoản mục hóa. Những khoản mục này ln ln được chi tiết và