Kết quả hồi quy bằng mơ hình GLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65)

Biến phụ

thuộc: FGAP

Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Thống kê t p-value

CAP 1.0183*** 0.0626 16.27 0.000 EFD 0.6730*** 0.0636 10.59 0.000 LLR -0.4513 0.4439 -1.02 0.309 ROE 0.0662** 0.0321 2.06 0.039 SIZE 0.0494*** 0.0098 5.05 0.000 TLA 0.9632*** 0.0274 35.13 0.000 GDPt 1.3256*** 0.5003 2.65 0.008

GDPt-1 -1.9358*** 0.4495 -4.31 0.000

INFt 0.4013*** 0.0685 5.86 0.000

INFt-1 0.3318*** 0.0765 4.34 0.000

Constant -1.2832*** 0.1021 -12.56 0.000

Số quan sát 306

Nguồn: Phụ lục kết quả định lượng (Phụ lục 11) ***: Biểu thị mức ý nghĩa 1%

**: Biểu thị mức ý nghĩa 5% *: Biểu thị mức ý nghĩa 10%

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kết quả hồi quy theo ước lượng GLS để thảo luận tác động của từng biến đến FGAP. Kết quả là trong 10 biến (6 biến giải thích và 4 biến kiểm sốt) mà tác giả đưa vào mơ hình thì có 9 biến là CAP, EFD, ROE, SIZE, TLA, GDPt, GDPt-1, INFt, INFt-1) giải thích được mức độ ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2016 thông qua biến phụ thuộc FGAP.

- Biến CAP: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến

RRTK với mức ý nghĩa 1% trong giai đoạn 2005 – 2016 tại Việt Nam. Điều này cho thấy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao thì RRTK càng cao, vốn tự có trên tổng tài sản tăng 1% sẽ có tác động gia tăng 1.0183% rúi ro thanh khoản của ngân hàng. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với cơ sở lý thuyết được đưa ra của Vodová (2011) khi cho rằng vốn tự có của ngân hàng có quan hệ nghịch với RRTK. Tuy nhiên nó lại giống với kết quả nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013) với cùng đối tượng nghiên cứu là các NHTM Việt Nam. Điều này chứng tỏ các NHTM Việt Nam hiện có xu hướng tập trung vốn chủ sở hữu của mình để đầu tư vào các tài sản có khả năng thanh khoản thấp hoặc các tài sản nhiều rủi ro làm cho thanh khoản bị thâm hụt, RRTK tăng lên.

Kết luận: Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao

thì RRTK càng cao, điều này trùng khớp với giả thuyết H1 của bài nghiên cứu.

- Biến EFD: Tỷ lệ tổng nguồn tài trợ bên ngồi trên tổng nguồn vốn có tác động

cùng chiều đến RRTK với mức ý nghĩa 1% trong giai đoạn 2005 – 2016 tại Việt Nam. Kết quả này giống với nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013). Khi tỷ lệ tổng nguồn tài trợ bên ngồi trên tổng nguồn vốn tăng 1% thì RRTK tăng 0.6730%.

Kết luận: Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ vay mượn liên ngân hàng trên tổng nguồn

vốn càng cao thì RRTK càng cao, điều này nhất quán với giả thuyết H2 của bài nghiên cứu.

- Biến LLR: Tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay trong bài nghiên

cứu này khơng có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân là do thực tế ở Việt Nam, tình trạng cố tình che giấu nợ xấu để tránh việc trích lập nhiều chi phí dự phịng rủi ro hoặc tăng chi phí dự phịng rủi ro trước để dành lợi nhuận cho những năm sau là khá phổ biến. Bên cạnh đó, do sự thay đổi trong quy định phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro của NHNN những năm gần đây đã dẫn đến việc trích lập chi phí dự phịng rủi ro của các NHTM qua các năm có sự khác biệt rất lớn, chi phí dự phịng rủi ro các năm sau thường cao hơn năm trước.

Kết luận: Tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay khơng có ý nghĩa

thống kê, giả thuyết H3 không được chấp nhận.

- Biến ROE: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến

RRTK với mức ý nghĩa 5% trong giai đoạn 2005 – 2016 tại Việt Nam. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đó của Valla and Escorbiac (2006) và Vodová (2011). ROE thể hiện chiến lược kinh doanh theo mong muốn của chủ sở hữu thể hiện thông qua các kế hoạch mà NHTM đã đề ra từ đầu năm. Một NHTM có thể lựa chọn chiến lược kinh doanh hoặc theo đuổi lợi nhuận cao hoặc là sử dụng vốn an toàn. Theo như kết quả hồi quy cho thấy các NHTM Việt Nam hiện nay đang hướng đến mục tiêu lợi nhuận cao vào cuối năm bằng cách đẩy mạnh hoạt động tín dụng, đầu tư vào quá nhiều danh mục

rủi ro trong năm đó cao dẫn theo nhiều vấn đề khó khăn phải đối mặt, đặc biệt trong đó có RRTK.

Kết luận: Giả thuyết H4 đưa ra là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao thì

RRTK càng thấp nhưng theo kết quả của bài nghiên cứu này tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao thì RRTK càng cao.

- Biến SIZE: Đại diện cho quy mô tổng tài sản ngân hàng, có tác động cùng chiều đến RRTK với mức ý nghĩa 1% trong giai đoạn 2005 – 2016 tại Việt Nam. Những NHTM quy mơ lớn thường có tâm lý dựa vào sự hỗ trợ từ NHNN và Chính phủ mà khơng do dự đầu tư vào các loại tài sản có tính rủi ro cao với mong muốn gia tăng lợi nhuận nhanh chóng. Điều này đã làm cho gia tăng RRTK của các NHTM.

Kết luận: Kết quả hồi quy cho thấy quy mơ tổng tài sản của ngân hàng càng lớn thì

RRTK càng cao, điều này trùng khớp với giả thuyết H5 của bài nghiên cứu.

- Biến TLA: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến RRTK với mức ý nghĩa 1% trong giai đoạn 2005 – 2016 tại Việt Nam. Điều này cho thấy, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản càng cao thì RRTK càng cao. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013) và Đặng Văn Dân (2015). Mặc dù các khoản cho vay là nguồn doanh thu chính của ngân hàng song chúng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, trong đó có RRTK. Kết quả nghiên cứu có thể khơng trùng khớp với các nghiên cứu trên thế giới nhưng lại cho ra kết quả giống nhau đối với các nghiên cứu trong nước, với đối tượng quan sát là các NHTM tại Việt Nam.

Kết luận: Theo kết quả của bài nghiên cứu này, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản càng cao thì RRTK càng cao, điều này nhất quán với giả thuyết H6 của bài nghiên cứu.

- Biến GDP: Đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế, biến GDPt có quan hệ cùng

chiều với FGAP, cịn GDPt-1 có quan hệ ngược chiều với FGAP. Điều này thế hiện tăng trưởng kinh tế cao hơn của năm hiện hành sẽ làm tăng RRTK, nhưng sự tăng trưởng kinh tế cao hơn của năm trước sẽ làm giảm RRTK.

Kết luận: tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì hiệu quả hoạt động ngân hàng càng cao, điều này nhất quán với giả thuyết H7 của bài nghiên cứu.

- Biến INF: Đo lường tác động của tỷ lệ lạm phát lên RRTK, biến này có có tác

động cùng chiều đến RRTK với mức ý nghĩa 1% trong giai đoạn 2005 – 2016 tại Việt Nam. Giống với giả thuyết ban đầu mà nghiên cứu đã đưa ra, khi một nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát, RRTK sẽ gia tăng tại các NHTM.

Kết luận: Lạm phát có ảnh hưởng khơng tốt đến ngân hàng, lạm phát tăng làm gia tăng RRTK, điều này nhất quán với giả thuyết H8 của bài nghiên cứu.

Tóm lại, với 10 biến mà tác giả đưa vào mơ hình nghiên cứu (CAP, EFD, LLR, ROE, SIZE, TLA, GDPt , GDPt-1 , INFt , INFt-1 ) thì có 9 biến có ý nghĩa thống kê và 1 biến khơng có ý nghĩa thống kê. Trong đó:

- Các biến có quan hệ cùng chiều với RRTK là:

+ Biến CAP (tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có hệ số tương quan 1.0183. + Biến EFD (tỷ lệ tổng nguồn tài trợ bên ngồi trên tổng nguồn vốn) có hệ số tương quan 0.6730.

+ Biến ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) có hệ số tương quan 0.0662. + Biến SIZE (quy mơ tổng tài sản) có hệ số tương quan 0.0494.

+ Biến TLA (tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản) có hệ số tương quan 0.9632. + Biến INF (tỷ lệ lạm phát) bao gồm INFt (tỷ lệ lạm phát năm t) có hệ số tương quan 0.3525 và biến INFt-1 (tỷ lệ lạm phát năm t-1) có hệ số tương quan 0.3508.

- Biến GDP (tăng trưởng kinh tế) bao gồm GDPt (tăng trưởng kinh tế tại năm t) có hệ số tương quan 1.3256 và biến GDPt-1 (tăng trưởng kinh tế tại năm t-1) có hệ số tương quan -1.9358.

- Biến LLR (tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay) không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này.

Bảng 4.13: Kết quả nghiên cứu

hiệu thuyết Biến phụ thuộc

1 Khe hở tài trợ FGAP

Biến độc lập

2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản CAP + + 3 Tỷ lệ tổng nguồn tài trợ bên ngoài trên

tổng nguồn vốn EFD + +

4 Tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro trên tổng

dư nợ cho vay LLR +

Khơng có ý nghĩa

5 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE - +

6 Quy mô tổng tài sản SIZE + +

7 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản TLA + +

Biến kiểm soát

8 Tăng trưởng kinh tế GDPt

GDPt-1 + + + - 9 Lạm phát INFt INFt-1 + + + + (Với: Dấu (+): tác động cùng chiều; Dấu (-): tác động ngược chiều)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày mơ hình hồi quy gồm các yếu bên trong và bên ngoài ngân hàng tác động đến RRTK tại các NHTM Việt Nam. Qua việc phân tích dữ liệu bảng từ số liệu thu thập được của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2016, tác giả đã đưa ra những kết luận cụ thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTK.

Theo kết quả ước lượng GLS, các biến có ý nghĩa thống kê tác động đến RRTK của các NHTM Việt Nam, bao gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nguồn tài trợ bên ngoài trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy biến tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu.

Nội dung chương này là cơ sở để tác giả xác định nguyên nhân gây ra RRTK và đưa ra những biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTK của các NHTM Việt Nam trong chương 5.

CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

5.1 Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam thương mại Việt Nam

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2016 (gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nguồn tài trợ bên ngoài trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế và lạm phát) để phân tích nguyên nhân và từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTK của các NHTM Việt Nam.

5.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu luôn là nguồn vốn mà các NHTM có thể được sử dụng linh hoạt nhất. Sử dụng vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ giúp các NHTM đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi có những phát sinh nhu cầu rút vốn đột ngột.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến RRTK. Điều này chứng tỏ sự gia tăng tình trạng tăng vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam nhưng khơng đủ bù đắp mức tăng tài sản có rủi ro. Một số NHTM theo đuổi lợi nhuận mà tăng cường đầu tư vào các tài sản có rủi ro. Để giải quyết vấn đề này, nguồn vốn để hỗ trợ các NHTM khi gặp khó khăn có thể đến từ lợi nhuận tạo ra ở các năm trước. Các NHTM cần phải cân đối và lên kế hoạch sử dụng nguồn cổ tức các năm để tăng vốn cho năm sau qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tùy thuộc vào năng lực tài chính và điều kiện của ngân hàng, tăng cường quản lý rủi ro để giảm được chi phí dự phòng rủi ro, tiết kiệm chi phí quản lý sao cho hiệu quả. Các NHTM cũng cần tách biệt và hoạch định rõ từng khoản mục của vốn chủ sở hữu và các quỹ hình thành như quỹ dự phòng rủi ro, quỹ phúc lợi nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đảm bảo thanh khoản, bù đắp thiệt hại thất thốt nếu có, làm cơ sở xây dựng một cơ cấu nguồn vốn tối ưu đảm bảo tính ổn định và tối thiểu hóa chi phí.

Các NHTM cần chủ động trong việc tìm kiếm nhà đầu tư và cổ đơng nhỏ lẻ để bán cổ phần, phát hành cổ phần ưu đãi để tăng vốn, sử dụng lợi nhuận chưa phân phối, thặng dư vốn cổ phần và các quỹ để chia thưởng cho cổ đông.

5.1.2 Nâng cao hiệu quả nguồn tài trợ từ bên ngoài

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tổng nguồn tài trợ từ bên ngồi trên tổng nguồn vốn có tác động cùng chiều đến RRTK. Các NHTM có thể tiếp cận nguồn vốn của các TCTD với chi phí hợp lý trên thị trường tiền tệ hoặc sự hỗ trợ của NHNN thông qua các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các NHTM cần phải nâng cao hiệu quả nguồn vốn được tài trợ từ bên ngoải, điều chỉnh lại cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất RRTK.

NHNN với vai trò là người cho vay cuối cùng chỉ áp dụng các biện pháp kịp thời để tránh phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến toàn hệ thống, ngăn chặn sự sợ hãi và mất niềm tin trong dân chúng; hỗ trợ cho các NHTM thiếu thanh khoản hoặc nghi ngờ thiếu thanh khoản; nới lỏng các quy định, điều kiện khi cho vay các NHTM; điều chỉnh các chính sách vĩ mơ cho phù hợp; tiếp tục tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

5.1.3 Đảm bảo mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng ổn định trong hoạt động kinh doanh

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến RRTK. Điều này cũng cho thấy rõ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Nhưng đi kèm với mục tiêu lợi nhuận cao chính là rủi ro cao. Vì vậy, biện pháp trước nhất là các NHTM cần phải vào tình hình tài chính hiện tại để xây dựng mục tiêu lợi nhuận của mình một cách phù hợp.

Xu thế phát triển tất yếu của các NHTM là tăng cường triển khai các dịch vụ và tiện ích của ngân hàng hiện đại. Các dịch vụ ngân hàng điện tử như SMS-banking, Internet banking, Mobile banking hoặc các dịch vụ phát hành thẻ, thanh toán thẻ, giữ hộ tài sản cho khách hàng, quản lý tài sản, cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ ủy thác, đại lý cũng đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng và đây hoàn toàn là nguồn thu nhập ít rủi ro cho các NHTM.

Kết quả hồi quy cho thấy quy mơ tổng tài sản của ngân hàng càng lớn thì RRTK càng cao. Sau nhiều năm thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, quy mô của các NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Phần lớn, những trường hợp tăng quy mơ tổng tài sản nhanh chóng trong hệ thống đều đến từ hoạt động mua bán và sáp nhập. Tuy nhiên , một số NHTM gia tăng đầu tư vào các loại tài sản có tính rủi ro cao với mong muốn gia tăng lợi nhuận nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng RRTK.

Bản thân các NHTM từ đó cần phải thường xuyên giám sát, xây dựng các chính sách cụ thể đảm bảo mục tiêu tăng trưởng quy mô bền vững đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động. Đặc biệt, khi áp dụng Basel II thì tỷ lệ an tồn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)