3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 26 U
3.2 Cơ sở dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian được thu thập từ các nguồn uy tín là: Quỹ tiền tệ quốc tế (IFS - IMF), tổng cục thống kê (GSO) và Thomson Reuters.
Chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam được đại diện bởi chỉ số VN-Index, được tính theo giá đóng cửa của ngày làm việc cuối cùng của mỗi tháng, nguồn từ Thomson Reuters.
Tỷ lệ lạm phát: sử dụng chỉ số CPI hàng tháng của Việt Nam theo dữ liệu của IFS (kỳ gốc là năm 2005).
Giá trị sản xuất công nghiệp: số liệu được công bố hàng tháng, nguồn từ GSO, đơn vị tính: tỷ VND. Giá trị sản xuất cơng nghiệp được sử dụng để đại diện cho triển vọng
tăng trưởng kinh tế.
Cung tiền: sử dụng số liệu cung tiền hẹp M1, theo thống kê của IFS, đơn vị tính: tỷ VND. Lý do sử dụng cung tiền M1 bởi vì M1 được gọi là tiền có mãnh lực thể hiện
được tính thanh khoản tức thời của thị trường, bên cạnh đó M1 là cơng cụ để Ngân
hàng trung ương sử dụng để kiểm soát tổng phương tiện thanh tốn M2, thể hiện rõ
nhất chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước.
Lãi suất ngắn hạn: sử dụng lãi suất bình quân giao dịch liên ngân hàng (VNIBOR) kỳ hạn 3 tháng, đơn vị tính: %/năm, nguồn từ Thomson Reuters. Lý do chọn kỳ hạn 3 tháng thay cho các kỳ hạn khác: trong các kỳ hạn lãi suất giao dịch trên thị trường, lãi suất kỳ hạn 3 tháng có mối quan hệ chặt chẽ với lãi suất vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, bởi các khoản vay của khách hàng thông thường áp dụng lãi suất kỳ hạn 3 tháng.
Lãi suất dài hạn: lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm, đơn vị tính: %/năm, trung bình hàng tháng theo dữ liệu thống kê của Thomson Reuters.
Tỷ giá hối đoái: sử dụng dữ liệu tỷ giá USD/VND bình quân giao dịch liên ngân hàng hàng tháng, theo nguồn dữ liệu của Thomson Reuters. Lý do chọn tỷ giá USD/VND vì
USD là đồng ngoại tệ được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam trong các hoạt động
kinh tế và định giá tài sản, đồng thời tỷ giá USD/VND cũng là cơ sở để các ngân hàng tính tốn tỷ giá các loại ngoại tệ khác trên VND.
Giá dầu bán lẻ: được tính theo giá bán lẻ mặt hàng xăng A92 vào thời điểm cuối mỗi
tháng trên thị trường Việt Nam, đơn vị tính nghìn đồng/lít, được lấy từ nguồn thống kê của Petrolimex.
Trong nghiên cứu này, việc phân tích sẽ dựa trên chuỗi dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 07/2007 đến tháng 05/2013. Lý do chọn khoảng thời gian trên là do hạn chế về mặt thu thập các số liệu theo thời gian, một số biến như: cung tiền (M1), lãi
suất dài hạn (LIR) tác giả chỉ thu thập được số liệu từ tháng 07/2007 đến tháng
Bảng 3: Mô tả các biến trong nghiên cứu
Biến Mô tả Nguồn
VNI
Chỉ số giá thị trường vào thời điểm đóng cửa hàng tháng trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM.
Thomson Reuters
IP Giá trị sản xuất công nghiệp vào thời điểm
cuối tháng. GSO
CPI Chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng. IFS
M1 Cung tiền hẹp M1 IFS
EXR Tỷ giá hối đối liên ngân hàng (trung bình
tháng) của VND so với USD.
Thomson Reuters
SIR Lãi suất liên ngân hàng (trung bình tháng) kỳ
hạn 3 tháng.
Thomson Reuters
LIR Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm
(trung bình tháng)
Thomson Reuters
ROIL Giá bán lẻ vào thời điểm cuối mỗi tháng ở thị
trường Việt Nam. Petrolimex
Các thống kê mô tả của tám biến được sử dụng trong bài nghiên cứu này: chỉ số VN- Index đại diện cho chỉ số giá thị trường chứng khốn (VNI), giá trị sản xuất cơng
nghiệp (IP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cung tiền (M1), tỷ giá hối đoái (EXR), lãi suất dài hạn (LIR), lãi suất ngắn hạn (SIR), giá dầu (ROIL) được trình bày trong bảng 3. Dữ liệu được cho là phân phối chuẩn nếu độ nghiêng và độ nhọn của chúng có giá trị là 0 và 3. Trong nghiên cứu này, giá trị độ nghiêng, độ nhọn cho thấy dữ liệu các biến được phân phối không chuẩn. Bên cạnh đó, kết quả thống kê Jarque-Bera (JB ≠ 0) cũng
cho chúng ta thấy được dữ liệu nghiên cứu phân phối không chuẩn.
VNI CPI EXR IP M1 LIR SIR ROIL Mean 495.8996 174.3691 19045.35 66544.31 548521.1 10.71670 10.75408 17572.39 Median 456.7000 165.5127 19114.56 66153.00 554000.0 10.25000 10.23000 16490.00 Maximum 1065.090 228.4684 21387.38 88299.67 889000.0 17.10000 19.46000 24550.00 Minimum 245.7400 116.6497 15762.14 42997.00 318000.0 8.350000 4.960000 11000.00 Std. Dev. 169.7015 33.84351 1897.090 11753.63 138586.7 1.760506 3.271899 4102.036 Skewness 1.934641 0.106586 -0.372191 0.034306 0.199595 1.290082 0.626721 0.056310 Kurtosis 6.454415 1.781934 1.639260 1.837891 2.570639 5.107662 2.970758 1.744822 Jarque-Bera 79.59196 4.523667 7.116917 4.009149 1.016789 32.83597 4.650413 4.698291 Probability 0.000000 0.104159 0.028483 0.134718 0.601461 0.000000 0.097763 0.095451 Observations 71 71 71 71 71 71 71 71
Để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng
khoán Việt Nam (VN-Index) ta thực hiện các bước như sau:
- Đầu tiên, thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị để kiểm tra tính dừng của các
chuỗi thời gian của các biến trong mơ hình để tránh hiện tượng hồi quy giả mạo trong q trình phân tích dữ liệu.
- Thứ hai, thực hiện kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen để
xem xét mối quan hệ trong dài hạn giữa chỉ số giá chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mơ.
- Thứ ba, phân tích quan hệ nhân quả Granger để xác định xem trong ngắn hạn
một sự thay đổi trong các biến vĩ mơ có làm thay đổi chỉ số giá chứng khốn và ngược lại hay không.
- Cuối cùng, phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai được sử dụng để
kiểm tra lượng thông tin mỗi biến kinh tế vĩ mơ trong mơ hình giải thích cho sự biến động của chỉ số giá chứng khoán.