2.2 Phân tích các sai lệch phổ biến ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế
2.2.3 Sai lệch ghi nhận chi phí đi vay
Nguyên tắc và phương pháp kế tốn chi phí đi vay được quy dịnh và hướng dẫn trong Chuẩn mực kế tốn số 16 – Chi phí đi vay, trong đó một trong các nội dung quan trọng là vốn hóa chi phí đi vay. Chuẩn mực đã đưa ra các quy định để ghi nhận, xác định chi phí đi vay được vốn hóa, thời điểm bắt đầu, tạm ngừng và chấm dứt việc vốn hóa. Tuy nhiên, một sốđơn vịđã không thực hiện đúng quy định của chuẩn mực trong thực tế nhằm điều tiết lợi nhuận. Nhiều đơn vị vốn hóa lãi vay khơng đúng quy định để khơng hạch tốn ngay vào chi phí và chủ động phân bổ nhằm tránh phát sinh thua lỗ trong một kỳ kế toán. Nhiều đơn vị khác không thực hiện vốn hóa lãi vay để dồn lỗ vào một kỳ kế tốn. Do đó khi kiểm toán viên phát hiện đã yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại theo chuẩn mực và dẫn đến sai lệch lớn về lợi nhuận trước và sau kiểm tóan. Các sai lệch này cũng thường xảy ra ở các doanh nghiệp bất động sản với các dự án dài hạn và chi phí lãi vay phát sinh cao.
Cụ thể trong cơng văn giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán 2012 của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Nhà Đất CoTec (CLG), các kiểm toán viên đã điều chỉnh giảm tới 9.512.749.946 đồng chi phí tài chính do đủ điều kiện vốn hóa chi phí lãi vay. Đồng thời cũng tăng 15.132.184.198 đồng chi phí tài chính do khơng đủ điều kiện vốn hóa. Kết quả làm tăng lợi nhuận 5.619.434.252 đồng, tương ứng với 243.99% lợi nhuận sau thuế trước kiểm tốn.Có thể thấy số liệu sai lệch ởđơn vị là rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngồi ra, cịn một số sai lệch khác trong việc ghi nhận chi phí đi vay như: • Doanh nghiệp khơng trích trước chi phí đi vay phải trả cho kỳ kế tốn • Tính sai, tính thiếu chi phí đi vay