CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Tác giả đã thực hiện thu thập các dữ liệu trong các bộ dữ liệu hàng năm từ nguồn của Ngân hàng Thế giới và từ nguôn của Quỹ tiền tệ quốc tế đối với 05 quốc gia trong khu vực Đông Á bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong và 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bao gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Lào, Cambodia, Myanmar, Brunei, Philipines trong giai đoạn 08 năm, từ năm 2010 đến năm 2017, với kích thước mẫu nghiên cứu là 120.
Kết luận chương 3
Trong chương 3 của luận văn, tác giả căn cứ vào những nghiên cứu có liên quan trên thế giới đã được lược khảo, đặc biệt đó là đề tài của Marek Dabrowski (2014) nhằm đề xuất mơ hình nghiên cứu để đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với tỷ lệ nợ công trên GDP tại các quốc gia trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Khi tiến hành các nghiên cứu định lượng, tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng thu thập được từ Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế. Tiếp theo đó, tác giả dùng 03 phương pháp bao gồm Pooled OLS, REM và FEM để thực hiện ước lượng mức độ tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với tỷ lệ nợ công trên GDP. Cuối cùng, các tiêu chuẩn kiểm định gồm: kiểm định Hausman và kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian đã được tác giả sử dụng nhằm tìm ra phương pháp ước lượng phù hợp nhất. Ngồi ra, tác giả đã thực hiện một số các kiểm định sự vi phạm của mơ hình nghiên cứu đối với các giả định hồi quy để đảm bảo rằng các hệ số ước lượng đạt hiệu quả.