Cùng với các yếu tố đáng quan tâm trong quá trình chăm sóc ấu trùng như thời gian biến thái của ấu trùng, thức ăn, điều kiện môi trường nước..., thì việc phát hiện, phòng và trị bệnh cho ấu trùng là vô cùng quan trọng, vì bệnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, biến thái,... của ấu trùng.
Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi thường bắt gặp trùng loa kèn ký sinh trên các phần phụ (hình 3.16 và 3.17) và trên thân (hình 3.18) của ấu trùng Phyllosoma, đặc biệt là ở các nghiệm thức sử dụng thức ăn tươi. Điều này chứng tỏ việc sử dụng các loại thức ăn tươi đã làm suy giảm chất lượng môi trường nước, tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển và gây bệnh.
Kết quả quan sát ký sinh trùng trên ấu trùng cho thấy, trùng loa kèn trên cơ thể và phần phụ của ấu trùng Phyllosoma có cấu tạo phía trước lớn, phía sau nhỏ, có dạng hình loa kèn hay hình chuông lộn ngược và phía sau có cuống để bám vào giá thể ký sinh. Khi mới phát hiện, trùng loa kèn có thể bám rãi rác trên cơ thể hoặc các phần phụ của ấu trùng, tuy nhiên càng về sau chúng bám thành từng chùm lớn. Sự ký sinh của trùng loa kèn làm cản trở sự hoạt động của ấu trùng, ảnh hưởng đến hô hấp, sinh trưởng và gây chết rải rác.
Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi cũng gửi phân tích các mẫu bệnh phẩm, tuy nhiên không thấy có sự xuất hiện của vi khuẩn. Điều đó cho thấy trong quá trình thí nghiệm, ấu trùng Phyllosoma không bị các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Có rất nhiều nguyên nhân gây phát sinh bệnh và bệnh bùng phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản chất của loài, giai đoạn phát triển, chế độ dinh dưỡng, sự xâm nhập và phát triển của tác nhân gây bệnh, điều kiện môi trường nuôi. Xét trong toàn bộ quá trình nuôi chúng tôi nhận thấy, nước dùng để ương nuôi ấu trùng được xử lý tốt vì
Hình 3.16: Trùng loa kèn trên phần phụ ấu
trùng mới bị bệnh
Hình 3.17: Trùng loa kèn trên phần phụ ấu
trùng bị bệnh 1-2 ngày
Hình 3.18: Trùng loa kèn ký sinh trên
vậy sự xuất hiện của trùng loa kèn có thể do quá trình chăm sóc như vệ sinh bể, cho ăn hoặc do lây từ tôm bố mẹ.
Để trị bệnh trùng loa kèn, trong quá trình thí nghiệm chúng tôi đã dùng Formol 40% với nồng độ 50ppm để tắm cho ấu trùng trong 15-20 phút. Tuy nhiên, kết quả điều trị không được như mong muốn, vì ấu trùng Phyllosoma trong giai đoạn này còn rất yếu nên khả năng chống chịu với hóa chất rất kém.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN