Trong quá trình thí nghiệm, ấu trùng được theo dõi thường xuyên để quan sát sự biến đổi hình thái của chúng, đặc biệt tại mỗi thời điểm ấu trùng lột vỏ, hình thái, màu sắc ấu trùng thay đổi rõ nhất.
Qua thời gian thí nghiệm, sử dụng các loại thức ăn khác nhau (với 6 nghiệm thức) chúng tôi nhận thấy rằng, ấu trùng ở các nghiệm thức thí nghiệm không có sự khác biệt về mặt hình thái, màu sắc. Điều này chứng tỏ rằng, các loại thức ăn được sử dụng không có ảnh hưởng tới sự thay đổi hình thái hay màu sắc của ấu trùng Phyllosoma ở giai đoạn I – III.Trong thời gian thí nghiệm, ấu trùng ở các nghiệm thức đều trải qua các giai đoạn biến thái giống nhau (tính đến thời điểm ấu trùng còn sống). Tuy nhiên, ở 2 nghiệm thức C và C + V, ấu trùng chỉ sống đến đầu giai đoạn Phyllosoma III và trải qua 2 lần lột vỏ, trong khi đó ở 4 nghiệm thức còn lại (A, V, A + C và A + V) ấu trùng trải qua 5 lần lột vỏ để chuyển sang giai đoạn IV.
Qua thí nghiệm, hình thái của ấu trùng Phyllosoma ở các nghiệm thức có thể được mô tả như sau:
Giai đoạn I
Đặc điểm hình thái nổi bật của ấu trùng giai đoạn I là hai mắt chưa cuống mắt, đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để chúng tôi nhận dạng ấu trùng ở giai đoạn này (hình 3.2).
Hình 3.2: Ấu trùng giai đoạn I mắt chưa có cuống
Phần đầu của ấu trùng lớn nhất trong cơ thể có dạng quả lê, phía cuối đầu bè ra, hơi cong lên và phía trên đầu thon nhỏ dần về phía đỉnh.Chiều dài của đầu chiếm một nửa chiều dài toàn cơ thể và tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng đầu xấp xỉ 1: 1mm trong suốt giai đoạn I (hình 3.3).
Phần ngực của ấu trùng có hình dạng củ, tương đối tròn và là bộ phận giữa của cơ thể. Chân hàm 2, 3 và chân bò 1, 2, 3 được phát triển từ điểm nhô lên trên phần ngực (hình 3.4).
Trên cơ thể ấu trùng xuất hiện những vết sắc tố màu đỏ gạch, đặc biệt là tại vị trí các đốt khớp của các chân bò.
Có thể nhận thấy phần rộng nhất của ngực là tại gốc của chân bò 1. Chân bò 2 có cấu tạo tương tương tự chân bò 1 với 5 đốt khớp bao gồm đốt háng, đốt gốc, đốt phụ, đốt trước ngón và đốt ngón. Giữa các đốt gốc và đốt phụ mọc ra một nhánh ngoài của chân bò với 5 cặp lông bơi cứng. Chân bò thứ 3 chưa có nhánh ngoài mà chỉ mới nhú ra một mầm nhỏ. Cặp râu 1 có một nhánh chưa phân đốt, nhưng trên bề mặt đã xuất hiện tơ cứng và cuối râu 1 có 4 râu khứu giác và 1 tơ cứng.
Hình 3.3: phần đầu ấu trùng giai đoạn I
Phần bụng của ấu trùng dài hơn đốt gốc của chân bò 3, có dạng hình trụ trong suốt giai đoạn I.
Giai đoạn II
Đặc điểm hình thái dễ nhận thấy và cũng là điểm phân biệt giữa ấu trùng giai đoạn II và giai đoạn I là hai mắt đã có cuống mắt (hình 3.5). Trong giai đoạn này, sắc tố của ấu trùng Phyllosoma có phần nhạt hơn so với giai đoạn I (hình 3.6).
Phần đầu của ấu trùng hơi dài ra và hẹp dần trong suốt giai đoạn II. Tỷ lệ giữa chiều dài và rộng của đầuvào khoảng 1: 0,82 mm, cơ thể đã dài hơn (hình 3.6).
Phần ngực của ấu trùng không có sự thay đổi rõ ràng. Cặp râu 1 đã có 6 tơ cứng. Nhánh ngoài của chân bò 1 và 2 có 6 cặp lông bơi cứng. Mầm của nhánh ngoài chân bò 3 đã phát triển dài hơn so với giai đoạn I. Cuối phần bụng của ấu trùng xuất hiện 4 lông cứng ngắn (hình 3.7).
Hình 3.5: Ấu trùng giai đoạn II đã có cuống mắt Hình 3.6: Phần thân của ấu trùng giai đoạn II
Giai đoạn III
Đặc điểm hình thái dễ nhận thấy của giai đoạn III là chân bò 4 xuất hiện như một mầm nhỏ và sau lần lột vỏ thứ 2 của giai đoạn III đã xuất hiện nhánh chân bò 4 (hình 3.9) và mầm của chân bò 3 phát triển thành nhánh ngoài với 5 cặp lông cứng (hình 3.8).
Phần đầu của ấu trùng tiếp tục dài ra và hẹp lại, vì thế tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng đầu của ấu trùng Phyllosoma tăng dần qua 3 lần lột vỏ của giai đoạn III.
Đồng thời, trong giai đoạn này cuống mắt của ấu trùng dài ra hơn, phần ngực có dạng hình củ tròn rõ ràng hơn (hình 3.10). Nhánh ngoài của chân bò 1 và 2 có 7 cặp lông cứng.
Bằng mắt thường, nếu quan sát kỷ, chúng ta có thể nhận diện được các giai đoạn ấu trùng từ I đến III khi chúng lơ lững trong nước, vì kích thước ấu trùng giai
Hình 3.9: Mầm chân bò 4 của ấu trùng giai
đoạn III
Hình 3.8: Mầm chân bò 3 của ấu trùng giai đoạn III
đoạn sau khá lớn so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, để phân biệt được ấu trùng qua các lần lột vỏ trong cùng một giai đoạn chúng ta nên soi dưới kính hiển vi.
Có thể nhận thấy rằng, đặc điểm biến thái của ấu trùng, sự hình thành các phần phụ và phát triển cơ thể từ giai đoạn I đến giai đoạn III trong điều kiện nuôi của chúng tôi có kết quả tương tự với kết quả của Greg Smith và đồng tác giả (2009). Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ quan sát được một số đặc điểm cơ bản như đã nêu trên. Những đặc điểm phức tạp hơn như quan sát sự biến thái, phát triển của các phần phụ hàm, miệng của ấu trùng đã không thể thu được kết quả.