Sự biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thử nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tỷ lệ sống, sự biến thái và sinh trưởng của ấu trùng tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius,1798) ở giai đoạn phyllosoma i III (Trang 31 - 32)

Tuy chưa có nghiên cứu nào công bố về điều kiện môi trường thích hợp trong ương nuôi ấu trùng tôm hùm bông, nhưng nhìn chung các yếu tố thủy lý và thủy hóa trong các bể ương nuôi ấu trùng đều nằm trong ngưỡng cho phép đối với trại giống thủy sản. Nhiệt độ dao động ở khoảng 26 – 270C, pH ở khoảng 7,6 – 8,2, độ mặn được duy trì ở 300/00, DO dao động khoảng 7,5mg/L, NH3 dao động ở khoảng 0,01 – 0,04 mg/L.

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn và oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm tương đối ổn định và không có sự thay đổi lớn giữa các nghiệm thức, vì những lý do sau:

- Các bể thí nghiệm đều được đặt trong phòng kín và có điều hòa nhiệt độ, do đó nhiệt độ trong các bể thí nghiệm chỉ dao động ở khoảng 26 – 270C.

- Đối với độ mặn: nước dùng để thí nghiệm luôn duy trì độ mặn 300/00 và ở các nghiệm thức là như nhau.

- Đối với oxy hòa tan (DO): trong quá trình thí nghiệm, các bể ương nuôi ấu trùng luôn được sục khí 24/24 nên hàm lượng DO không thay đổi lớn giữa những nghiệm thức và dao động khoảng 7,5 mg/L

Yếu tố pH mặc dù có sự dao động tương đối lớn (7,6 – 8,2), tuy nhiên giữa các nghiệm thức vẫn không có sự khác nhau. Theo nhận định của chúng tôi sự thay đổi pH trong thí nghiệm phần lớn là do sự thay đổi pH của nước biển trước khi đưa vào sử dụng.

NH3 dao động ở khoảng 0,01 – 0,04 mg/L và có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Trong khoảng thời gian đầu thí nghiệm, NH3 dao động ở khoảng 0,01 mg/L, tuy nhiên càng về cuối giai đoạn thí nghiệm yếu tố này có xu hướng tăng lên 0,02 – 0,04 mg/L, đặc biệt là ở các nghiệm thức có sử dụng thức ăn tươi. Điều này cho thấy, điều kiện môi trường ở các nghiệm thức sử dụng thức ăn tươi (tuyến sinh dục vẹm xanh và tuyến sinh dục cua xanh) ngày càng thay đổi theo hướng bất lợi cho ấu trùng tôm hùm trong thí nghiệm. Kết quả sự thay đổi NH3 được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Hàm lượng NH3ở các nghiệm thức Nghiệm thức Hàm lượng NH3 (mg/L) A 0,01 – 0,02 0,013 V 0,01 – 0,03 0,022 C 0,02 – 0,04 0,027 C + V 0,02 – 0,04 0,030 A + C 0,01 – 0,03 0,022 A + V 0,01 – 0,03 0,018

Về nhiệt độ, kết quả điều tra của Mc.Farlane và Moore (1986) [19] ở vùng đảo Yule (Papua New Guinea), nơi tôm hùm bông đẻ trứng và nở ra ấu trùng có thể thấy rằng, quần đàn tôm hùm bông có ba lần đẻ trứng trong mùa sinh sản. Thời gian ấp trứng khoảng 35 ngày, từ khoảng cuối tháng 10, nhiệt độ nước biển giao động trong khoảng 290C, đến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, ấu trùng bắt đầu nở lần thứ nhất. Kỳ nở thứ hai vào khoảng đầu tháng 1, và kỳ nở thứ ba vào khoảng giữa tháng 2. Nhiệt độ nước biển trong các tháng trứng nở giảm dần xuống đến khoảng 27 0C vào đầu mùa hè. Các tác giả đã cho rằng, đây có thể là môi trường và nhiệt độ nước thích hợp đối với sự phát triển của ấu trùng tôm hùm bông ở giai đoạn Phyllosoma sống trôi nổi cho đến khi chuyển sang giai đoạn puerulus sống đáy. Đồng thời, nghiên cứu về sinh trưởng của tôm hùm bông ở ba vùng biển Tây - Nam, Tây - Bắc và Đông - Nam ở Toress Strait (Australia), Tomothy và cộng tác viên (1997) [36] đã chứng minh rằng, ở vùng biển Tây - Bắc điều kiện môi trường với nhiệt độ nước trung bìng khoảng 27,10C tôm hùm bông đã có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với vùng Tây - Nam và Đông - Nam. Như vậy, khoảng nhiệt độ trong thí nghiệm của chúng tôi cũng tương đối thích hợp cho đời sống của ấu trùng Phyllosoma.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tỷ lệ sống, sự biến thái và sinh trưởng của ấu trùng tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius,1798) ở giai đoạn phyllosoma i III (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)