CHƢƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC THẢO LUẬN
4.2 Phân tích cơ chế truyền tải sốc:
4.2.4 Phân rã phương sai:
Khi chúng ta quan tâm đến sai số dự báo thì phân rã phương sai là kĩ thuật được sử dụng, trong đó phương sai sẽ được phân rã thành tổng của các phương sai của các cú sốc thành phần. Phân tích phương sai do đó cho phép ta biết được vai trò của các cú sốc trong sai số dự báo.
Theo kết quả bảng 4.12: Khi phân rã phương sai của suất sinh lợi thì tại độ trễ thứ 1, khi có cú sốc trong lạm phát xảy ra, nó chỉ đóng góp 0.17% rủi ro tác động lên suất sinh lợi thị trường chứng khoán và 99.83% biến động trong rủi ro của suất sinh lợi là phụ thuộc vào chính nó.
Tại độ trễ thứ 2, cú sốc lạm phát đóng góp 0.39% lên độ rủi ro của suất sinh lợi và 99.6% dộ bất ổn của R là bởi chính nó.
Tại độ trễ thứ 3, cú sốc lạm phát tác động 0.60% lên độ rủi ro của suất sinh lợi và chính bản thân R chịu ảnh hưởng bởi 99.4% bởi chính nó.
Tại độ trễ thứ 6, cú sốc lạm phát tác động 2.65% lên độ biến động của suất sinh lợi. Tương tự vậy tại độ trễ thứ 12, lạm phát tích luỹ ảnh hưởng 5.38% lên độ rủi ro của suất sinh lợi thị trường.
Như vậy, lạm phát có tác động yếu lên rủi ro của suất sinh lợi của chỉ số VN- Index, ngược lại có thể nhận thấy tại bảng kế bên, khi phân rã phương sai của biến lạm phát thì suất sinh lợi gần như khơng đóng góp vào biến động của yếu tố lạm phát. Khi gặp biến R chịu một cú sốc thì tại độ trễ 1 hồn tồn khơng thấy tác động của R lên biến động trong tỷ lệ lạm phát. Tương tự tại độ trễ thứ 12, nhận thấy mức độ tác động của R là 0.90% lên biến động lạm phát và đến 99.09% biến động của biến lạm phát là bởi chính nó.
Điều này là phù hợp vì chỉ số giá chứng khốn khơng được tính vào rổ hàng hố tính chỉ số giá tiêu dùng.