CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.3.1. Đa ạng hóa thu nhập
Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ số của biến HHI và NON trong mơ hình hồi quy lần lượt là -2.52 và -2.96 và đều có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10% và 5% Điều này thể hiện tác động ngược chiều giữa HHI và NON đối với rủi ro ngân hàng Do đó, ta có thể kết luận là khi các NHTM gia tăng việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập thì sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Matthias Kohler (2013); Saoussen Ben Gamra & Dominique Plihon
(2011); Nguyễn Thị Cành Võ ình Vinh Nguyễn Văn Chiến (2015) và Võ Xuân
Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015) đồng thời cũng phù hợp với lý thuyết phân tán
rủi ro. Bên cạnh đó biến đa dạng hóa thu nhập là HHI trong mơ hình nghiên cứu được xây dựng trên cở sở thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi Trong đó, thu nhập ngồi lãi được xây dựng từ bốn nguồn thu nhập gồm thu nhập dịch vụ và hoa hồng,
thu nhập thương mại, thu nhập đầu tư và thu nhập khác vì vậy độ đa dạng hóa trong
nghiên cứu này càng được thể hiện chi tiết, ở đây chỉ số đa dạng hóa thiên nhiều hơn về phong ph “loại hình” chứ khơng đơn thuần về sự phân tán Điều này đã thể hiện trong kết quả hồi quy là đa dạng hóa tác động đến tất cả các ngân hàng khơng phân biệt lớn nhỏ, càng cân bằng tỷ lệ thu nhập của các nguồn thì càng giảm thiểu rủi ro.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là một khía cạnh của vấn đề, biến HHI2 và NON2 lần lượt có hệ số là +5.60 và +9.01 và có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10% và 5%. Điều này chứng tỏ mối quan hệ phi tuyến tính giữa đa dạng hóa và rủi ro, cụ thể, việc đa dạng hóa có thể làm giảm rủi ro, tuy nhiên nếu các ngân hàng lạm dụng đa dạng hóa quá mức sẽ có thể dẫn đến làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Hàm số bậc
hai thông qua biến HHI2 và NON2 đã cho thấy có sự tồn tại của một giá trị tối ưu mà tại đó việc đa dạng hóa có tác động giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, nhưng nếu mức đa dạng hóa vượt qua ngưỡng tối ưu thì sẽ dẫn đến gia tăng rủi ro. Đây là một biểu đồ dạng Pa-ra-bol với phần lõm hướng lên. Trong thực tế thì việc này hồn tồn hợp lý và có thể xảy ra. Cụ thể, để giảm thiểu rủi ro lãi suất, nhiều ngân hàng đã mạnh dạn mở rộng đầu tư sang các mảng kinh doanh khác như kinh doanh vàng, ngoại hối, góp vốn đầu tư,… Điều này giúp cho ngân hàng mở rộng danh mục đầu tư và phân tán rủi ro hơn Tuy nhiên, nếu ngân hàng tham gia đầu tư và quản lý một danh mục đầu tư quá nhiều vào các nguồn thu nhập ngồi lãi thì nguồn lực và khả năng quản lý sẽ bị hạn chế và rất dễ dẫn đến mất kiểm soát, xảy ra thua lỗ từ đó dẫn đến rủi ro tăng cao cho hệ thống ngân hàng Do đó, các nhà quản lý ngân hàng cần phải hết sức cẩn thận và phải có những tính tốn kỹ lưỡng trước những cơ hội đầu tư khác ngoài mảng kinh doanh truyền thống là cho vay và huy động để có thể kiểm sốt tốt rủi ro đối với ngân hàng của mình.
Từ kết quả ước lượng hệ số của HHI, HHI2 và NON, NON2 trong mơ hình hồi quy, chúng ta hồn tồn có thể xác định được giá trị điểm uốn để từ đó xác định được giá trị tối ưu của đa dạng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro. Theo tính tốn của tác giả, giá trị cực trị mà tại đó tỷ lệ thu nhập ngồi lại đạt ngưỡng là 12.9% và 16.4%. Từ đó cho thấy, mức độ đa dạng hóa thu nhập đạt tối ưu khi mức thu nhập ngoài lãi vượt mức 12.9%. Nếu tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập vượt ngưỡng này thì có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng do yếu kém trong việc quản lý và kiểm soát rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh khác ngoài lãi suất.
4.3.2. Quy mô tổng tài sản ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến quy mô của tổng tài sản ngân hàng (LnA) có hệ số ước lượng là -0 02 và -0.04 và khơng có ý nghĩa thống kê Điều này có nghĩa là khơng tìm thấy bằng chứng cho thấy tác động từ quy mô tổng tài sản đối với rủi ro ngân hàng Điều này cho thấy tại Việt Nam một ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều phải đối m t với các nguy cơ và rủi ro như nhau Vấn đề hợp nhất hay sáp nhập các ngân hàng nhỏ lại với nhau để tạo ra một ngân hàng lớn hơn về quy mô
tổng tài sản khơng có tác động ho c làm giảm thiểu các nguy cơ và rủi ro cho ngân hàng.
4.3.3. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Với một ý nghĩa thống kê rất cao (p-value = 0.0000) và một giá trị hệ số tương đối lớn trong mơ hình nghiên cứu (-1 66 và 1 51) và biến thiên nghịch chiều với rủi ro, tỷ lệ này cho thấy sự tác động mạnh đến rủi ro ngân hàng, càng nâng cao tỷ lệ thì rủi ro càng giảm mạnh. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này phù hợp hoàn toàn với các nghiên cứu và khuyến cáo của Ủy ban Basel. Các tiêu chuẩn an toàn vốn của asel I và asel II đều cho rằng các ngân hàng nên chú trọng nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro chung cho ngân hàng. Vấn đề này cũng được NHNN Việt Nam đưa thành các quy định bắt buộc cho các NHTM Do đó, bài nghiên cứu cũng cho thấy kết quả ước lượng hệ số hồi quy là đang tin cậy và phù hợp với thực tế.
4.3.4. Tỷ lệ chi tiêu hoạt đ ng trên tổng tài sản
Kết quả ước lượng hệ số của biến Exp_A đạt giá trị 0 99 và 1 33 và khơng có ý nghĩa thống kê Điều này cho thấy khơng có bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ lệ chi tiêu cho hoạt động và rủi ro phá sản của hệ thống. Tỷ lệ này ở một khía cạnh nào đó thể hiện ý chí kiểm sốt rủi ro của ngân hàng thơng qua mức chi phí cho nhân viên và chi phí quản lý trên một đồng tài sản.Tuy nhiên kết quả thực nghiệm cho thấy tỷ lệ này khơng có ảnh hưởng đến rủi ro. Ở nhận định cảm tính ta có thể thấy nếu tăng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản thì tất nhiên thu nhập thuần sẽ giảm, lợi nhuận của ngân hàng giảm thì rủi ro sẽ tăng lên Do đó các NHTM nên xác định một tỷ lệ chi phí cho nhân viên, quản lý, hành chính ở mức tốt nhất và nên duy trì tỷ lệ này ổn định khơng nên tạo biến động. Tuy vậy có một số quan điểm quản lýngân hàng cho rằng về lâu dài thì việc tăng tỷ lệ chi phí hoạt động trêndoanh thu sẽ kiểm sốt tốt các khoản thu và tránh rủi ro cho ngân hàng từ đó sẽ giảm thiểu rủi ro Do đó cần có các nghiên cứu khác hơn để xác định.
4.3.5. Tác đ ng của tình hình kinh tế vĩ mơ
Kết quả ước lượng hệ số của biến GDPPC đạt giá trị 3.78 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua biến GDPPC có tác động làm gia tăng rủi ro đối với hệ thống ngân hàng. Trong thực tế, hoạt động kinh doanh sẽ khởi sắc theo tình hình chung của nền kinh tế khi các ngành trọng điểm quốc gia cần vốn để đầu tư phát triển, bên cạnh đó, nguồn vốn mà ngân hàng có thể huy động được từ khách hàng sẽ dồi dào hơn Do đó, trong bối cảnh kinh tế chung ngày càng tăng trưởng thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng tăng lên Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về hiệu quả hoạt động kinh doanh thì rủi ro cũng có xu hướng tăng lên khi ngân hàng tăng cường đầu tư mở rộng hoạt động cho vay có nhiều rủi ro hơn ho c đầu tư vào các lĩnh vực khác để tạo thương hiệu và gia tăng thị phần và nguồn thu nhập. Kết quả bài nghiên cứu cũng tìm thấy hệ số ước lượng của tỷ lệ lạm phát đối với rủi ro của ngân hàng là 0 23 và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thì lạm phát cũng có xu hướng tăng lên và điều này cũng góp phần làm gia tăng rủi ro của hệ thống ngân hàng Do đó, trước tình hình kinh tế cải thiện, thì một m t cần nhanh chóng tận dung cơ hội chung của thị trường để tăng trưởng và phát triển nhưng m t khác cũng cần lưu ý kiểm soát tốt rủi ro để đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển một cách an toàn.