Mối quan hệ giữa doanh thu thuế và thu nhập bình quân đầu người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do kinh tế, doanh thu thuế và chất lượng quy định của chính phủ đến thu nhập bình quân đầu người, phân tích tại các quốc gia trên thế giới (Trang 27 - 28)

2.1. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây

2.1.2. Mối quan hệ giữa doanh thu thuế và thu nhập bình quân đầu người

Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế được phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau đề cho thấy có những yếu tố quan trọng tác động đến tổng tăng trưởng của một nền kinh tế. Trong đó, yếu tố về thuế được ra đời dưới sự điều hành của chính phủ để kiểm sốt các vấn đề khác nhau vì lợi ích nào đó. Thuế dường như tác động đến mọi vấn đề trong kinh tế, xã hội, chi phối nhiều hoạt động kinh tế và là mối quan tâm của nhiều đối tượng, nhất là trong vấn đề thương mại, đầu tư, …. Mối quan hệ đặc biệt giữa thuế và tăng trưởng cũng được xem xét và có rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để kiểm định sự tác động qua lại giữa hai biến này. Có thể kể đến Padovano và Galli (2002), Holcombe và Lacombe (2004), Reed (2008) đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa thuế và tăng trưởng. Nghiên cứu của Lee và Gordon (2005) về mối quan hệ giữa cấu trúc thuế và tăng trưởng kinh tế đã cho thấy mối tương quan nghịch chiều giữa cấu trúc thuế và tăng trưởng kinh tế.

Thu nhập bình quân đầu người là một hàm số giảm với tỷ lệ thuế, khi các yếu tố khác không đổi (Clark và Lawson, 2008; Yandle, 2013). Giả thuyết này cũng phù hợp với kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu gần đây của Afonso và Jalles (2014, tr. 349), cho thấy nguồn thu của chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và phù hợp với các nghiên cứu gần đây của Indonesia bởi Parjiono, Beg, và Monypenny (2013) về quan hệ tiêu cực giữa doanh thu thuế và tăng trưởng kinh tế. Tương tự, phân tích thực nghiệm của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD (2010) cũng chỉ ra rằng thuế TNDN có ảnh hưởng bất lợi nhất về tốc độ tăng GDP theo sau thuế thu nhập và tiêu dùng cá nhân. Từ những phân tích trên cho thấy kết quả bài nghiên cứu được kỳ vọng là có xảy ra mối quan hệ tác động tiêu cực giữa doanh thu thuế đến thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, trường hợp ngược lại cũng có thể xảy ra khi các quốc gia sử dụng nguồn thu ngân sách vào mục tiêu phát

triển hạ tầng, giáo dục, …, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển thì doanh thu thuế lại mang lại dấu hiệu tích cực, kỳ vọng làm tăng thu nhập bình qn đầu người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do kinh tế, doanh thu thuế và chất lượng quy định của chính phủ đến thu nhập bình quân đầu người, phân tích tại các quốc gia trên thế giới (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)