Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế (Trang 37 - 38)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Dữ liệu nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu trƣớc của Nguyễn Minh Tiến (2014), Hoàng Thị Chỉnh và cộng sự (2010), Wei (2008) trong việc sử dụng dữ liệu bảng của các tỉnh, thành phố tại một quốc gia nên luận văn sử dụng bộ dữ liệu thống kê giai đoạn 2008- 2016 của 36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Bình Định, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Quãng Ngãi, Khánh Hòa, Hƣng Yên, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Thái Bình, Hải Dƣơng, Quãng Bình, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Nơng, Lâm Đồng, Bình Dƣơng, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ.

GRDP đƣợc lấy là GRDP thực bình quân đầu ngƣời của từng địa phƣơng (đơn vị tính là triệu đồng/ngƣời) đƣợc lấy theo giá cố định năm 2010 nhằm loại trừ lạm phát qua các năm. Tƣơng tự, giá trị của những biến độc lập khác: vốn đầu tƣ tƣ nhân, vốn đầu tƣ công, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng đƣợc tác giả lấy theo giá cố định 2010, biến lao động là số lƣợng lao động đang làm việc trong nền kinh tế của 36 địa phƣơng (đơn vị tính là nghìn ngƣời). Nhƣ vậy tổng số lƣợng mẫu theo không gian và thời gian của luận văn là 36 x 9 = 324 quan sát.

Với việc sử dụng dữ liệu bảng sẽ có hai ƣu điểm lớn nhƣ cho kết quả ƣớc lƣợng của các tham số trong mơ hình đáng tin cậy và cho phép xác định, đo lƣờng những tác động mà khi sử dụng dữ liệu chéo hoặc dữ liệu thời gian không thể xác định, đo lƣờng. Hay dữ liệu bảng có thể làm phong phú hơn những phân tích thực nghiệm theo cách thức mà khơng chắc có thể đạt đƣợc nếu ta chỉ sử dụng các dạng dữ liệu khác.

Theo đánh giá của cá nhân tác giả thì có thể nói đây là điểm mới của luận văn vì số liệu khá chuẩn so với các bộ số liệu niên giám thống kê trƣớc đây. Do đó, tác giả khơng cần phải lấy giá trị hiện hành của các biến giải thích chia cho GRDP hiện hành nhƣ các nghiên cứu trong nƣớc trƣớc đây, hạn chế tối đa các sai số trong quá trình xử lý số liệu. Tuy nhiên, vì là số liệu của niên giám thống kê các địa phƣơng gửi Tổng cục Thống kê nên sẽ không tránh khỏi một vài khuyết điểm nhƣ giá cả các đại phƣơng khác nhau, số liệu có đƣợc là số điều tra theo mẫu khơng phải là số liệu điều tra tồn diện, khơng phản ánh hết hiện trạng của các địa phƣơng nên tất nhiên sẽ mang tính tƣơng đối và có khả năng xảy ra nội sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)