.Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của di cư đối với nông nghiệp , tình huống xã duy xá huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 34 - 40)

(1) Giảm động lực đầu tƣ đối với sản xuất nông nghiệp

Tác động trực tiếp của di cư đến SXNN thể hiện qua các khoản tiền gửi về được đầu tư vào nông nghiệp. Theo Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm (2011), ở Việt Nam tiền của người di cư gửi về chủ yếu dùng cho chi tiêu hàng ngày, ít (7%) được dùng cho đầu tư phát triển tại địa phương (hình 3.4).

H n 3.7. Mục đíc sử dụng tiền gửi về nhà

(Nguồn: Nguyễn Thanh Liêm và Lê Bạch Dương (2011), hình 13, trang 76)

Điều này cũng được nhìn thấy ở xã Xuy Xá, ở Xuy Xá di cư làm giảm đầu tư của hộ gia đình vào sản xuất nơng nghiệp. Có 7/22 hộ di cư được hỏi hiện không làm nông nghiệp, 12/22 hộ có bố mẹ cao tuổi và 3/22 hộ có vợ ở nhà làm nơng nghiệp. Chính vì vậy tiền các hộ di cư gửi về chủ chủ yếu được dùng để chăm sóc, đóng học cho con cái (85%) và phụng dưỡng bố mẹ (45%).

H n 3.8. Mục đíc sử dụng tiền của ngƣời di cƣ gửi về nhà tại xã Xuy Xá

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn)

Chỉ 27% hộ di cư gửi tiền về đầu tư SXNN. Tuy nhiên theo người được hỏi, tiền người di cư gửi về đầu tư SXNN thường là tiền để người ở nhà thuê cấy/gặt nhằm tạo cung lương thực cho người ở nhà, chứ không dùng để đầu tư đổi mới kỹ thuật hay tăng sản lượng. Nói về vấn đề này ơng NG.V.C (nam, 38 tuổi, di cư trở về) nhận xét: ―Đa phần người di cư chỉ gửi tiền

về cho gia đình th cấy gặt, đóng sản phẩm thơi. Nơng nghiệp giờ chỉ là làm để đủ lúa gạo ăn thôi chứ chả ai đầu tư vào nông nghiệp.”

Đa phần hộ di cư cho biết họ không muốn làm nông nghiệp. Do chênh lệch thu nhập từ việc làm phi nông nghiệp nơi nhập cư với thu nhập từ nông nghiệp nơi xuất cư cao nên 12/22 hộ di cư khơng muốn làm nơng nghiệp. Vì thu nhập một năm từ nơng nghiệp thấp, trong khi đó thu nhập ở thành phố 1 tháng có thể bằng cấy lúa cả năm. ―Lúa quá rẻ, những người đi

làm ăn xa kia thì khoảng 4 ngày người ta có tạ thóc. Vậy đây cả 5 sào của tơi, trừ th mướn đi rồi thì có khi chỉ được vài ba tạ. Lãi trong 5 tháng mà chưa ăn gì được ngần đấy thì nguyên tiền rượu chè cuối năm cũng hết. Thế cho nên tôi thấy nhiều người ruộng lương thường người ta cho khơng, khơng mặn mà gì ruộng nương (ơng TR. V. PH, nam, 50 tuổi,

người di cư về thăm nhà).”

Chính vì vậy với hầu hết hộ di cư được hỏi, họ khơng có động lực phát triển kinh tế nông nghiệp, họ để ruộng cho người thân ở nhà cấy chỉ để phịng khi ra ngồi làm ăn thất bát. Như vậy, nông nghiệp được chọn làm lưới bảo hiểm an toàn cho người di cư chứ không phải lĩnh vực thu hút đầu tư của hộ di cư.

( 2) Tạo nên sự thiếu hụt lao động có kỹ thuật và chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Di cư tạo nên sự thiếu hụt lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp ở địa phương. Tại Xuy Xá NLĐ trẻ di cư nhiều nên người làm nông nghiệp ở địa phương hiện nay đa phần là người cao tuổi. Một nửa hộ di cư có cha mẹ già là những người cao tuổi làm nơng nghiệp.

Vì đa phần NLĐ trẻ, khỏe, có kỹ năng của xã di cư nên vào thời gian mùa vụ, các hộ làm nông nghiệp ở Xuy Xá thường phải thuê lao động. Trong mẫu khảo sát có 80% hộ làm nơng nghiệp ở Xuy Xá phải thuê NLĐ từ nơi khác tới.

Thực tế chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp là cần thiết. Tuy nhiên chuyển dịch phần lớn lao động ra khỏi nông nghiệp như ở Xuy Xá hiện nay đang đặt ra nguy cơ thiếu hụt lao động có kỹ thuật nơng nghiệp hiện tại và tương lai. Vì NLĐ chuyển ra khỏi nơng nghiệp có thể được bù đắp bằng việc thuê NLĐ nơi khác tới nhưng lại không đảm bảo về mặt kỹ thuật. Mặt khác đa phần NLĐ ở Xuy Xá làm nông nghiệp hiện nay là người cao tuổi, sức khỏe và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kém. Vậy nên theo ông đội trưởng đội sản xuất số 10, khó khăn lớn nhất trong sản xuất nông

nghiệp ở Xuy Xá hiện nay là thiếu lao động có kỹ thuật. ―Khó nhất là con người, con người ở

đây bà con sản xuất theo truyền thống lâu đời, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào.”

Từ việc thiếu lao động có kỹ thuật trong nơng nghiệp dẫn đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào SXNN ở Xuy Xá ít. 2/3 hộ được hỏi cho rằng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ở Xuy Xá hầu như không thay đổi so với 5-10 năm trước, người dân vẫn sản xuất theo truyền thống.“Dân Xuy Xá này để dựa vào khoa học mà làm thì khơng

có gì. Cịn đang phải đi th ở các xã khác để họ mang đến họ làm, thuê từ con người cho đến máy móc (anh NG. V. T, 37 tuổi, nông dân).”

So với các xã lân cận như Hồng Sơn, Lê Thanh, v.v. việc dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cây trồng ở Xuy Xá đang chậm hơn. Trong khi các địa phương khác đang dần chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và cơ cấu cây trồng thì Xuy Xá vẫn chưa hồn thành dồn ô đổi thửa, chưa xây dựng kênh mương nội đồng và chưa đẩy mạnh cơ giới hóa trong nơng nghiệp. ―Vừa rồi phải thuê 3-4 cái máy cày bừa chứ khơng phải của xã. Của xã đây tồn

là cái máy con con.” (anh NG.V.T, 37 tuổi, nông dân)

(3) Sản xuất nông nghiệp trở về thế độc canh cây lúa

Lực lượng lao động chính chuyển dịch khỏi địa phương cũng khiến SXNN ở Xuy Xá trì trệ, trở về thế độc canh cây lúa. Một số hộ được hỏi cho rằng SXNN ở Xuy Xá hiện nay hầu như không phát triển so với 5 năm về trước. Ngược lại sự đa dạng hóa nơng nghiệp và đa dạng hóa cây trồng đang ngày càng mất đi.

Theo một cán bộ phịng kinh tế huyện Mỹ Đức, có sự khác biệt giữa thực tế với số liệu báo cáo của các xã về diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng nên nghiên cứu này không viện dẫn số liệu về diện tích cây vụ đơng của xã Xuy Xá tại đây. Thực tế toàn bộ hộ di cư được hỏi cho rằng hộ không trồng cây hoa màu và diện tích cây ngơ, đậu tương trên địa bàn hiện giảm nhiều so với 5 năm trước (hình 3.6). Theo ơng đội trưởng đội 10: ―Trước đây vụ đông hoa màu các loại ngập tràn đồng, sản phẩm phong phú. Giờ người ta đi

H n 3.9. Cây vụ đông đƣợc trồng t ƣa t ớt trên cán đồng

(Nguồn: Tác giả chụp)

Chăn ni trên địa bàn cũng giảm (hình 3.7). Có 40% hộ di cư khơng chăn ni, những hộ còn lại chủ yếu nuôi gà thả vườn để đáp ứng nhu cầu của hộ. Nói về vấn đề này anh NG.V.C (34 tuổi, nông dân) nhận xét: ―Ở Xuy Xá chăn nuôi giảm rất nhiều so với vài năm

trước do người ta đi làm ăn xa. Các cháu trong độ tuổi còn phải đi học.”

H n 3.10. Số lƣợng gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Xuy Xá

(Nguồn: UBND xã Xuy Xá năm 2010)

Bên cạnh đó, sự trì trệ trong phát triển nơng nghiệp ở Xuy Xá cịn thể hiện qua việc sử dụng đất kém hiệu quả. Một mặt do các hộ gia đình ở Xuy Xá chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nên hạn chế việc mua, bán đất nông nghiệp. Mặt khác, ruộng đất của hộ di cư để lại có thể giúp một số hộ ở nhà tích tụ ruộng đất. Nhưng vì hộ di cư khơng định rõ về mặt thời gian cho th, nên hộ nhận ruộng khơng có động lực đầu tư phát triển sản xuất. Đất nơng nghiệp vì vậy cũng khơng được sử dụng một cách hiệu quả. 1/3 hộ được hỏi

cho rằng có thời điểm ruộng của hộ di cư cho khơng có người nhận làm. “Nếu đấu đào ao thì

bèo nhất phải quy định cho mình 5 năm đến 10 năm thì mình mới dám đầu tư. Cịn đấu độ 3 năm mình đầu tư xong họ địi lại có mà chết. Như vậy ai dám đầu tư (ông NG. V. KH, 35 tuổi, nông dân).”

(4) Mất các cơ ội đa dạng hóa việc làm ở địa p ƣơng

Di cư làm mất cơ hội đa dạng hóa việc làm ở địa phương. Tồn bộ người được hỏi cho rằng người di cư không đầu tư trở lại phát triển sản xuất tại địa phương. Tiền của người di cư đa phần dùng vào tiêu dùng, 85% tiền của người di cư gửi về được dùng vào chăm sóc và học tập cho con cái, chỉ 27% hộ gửi tiền về thuê cấy/gặt tạo cung lương thực cho người ở nhà. Đặc biệt khơng có hộ di cư nào được hỏi gửi tiền về để phát triển sản xuất phi nông nghiệp ở địa phương.

Một số hộ di cư có đầu tư phát triển sản xuất, nhưng không phát triển sản xuất ở nơi đi mà ở điểm đến di cư, nơi có điều kiện cơng việc làm ăn thuận lợi hơn. Vì vậy địa phương mất cơ hội đa dạng hóa việc làm. Có 4/22 hộ di cư đã mở cửa hàng buôn bán nhỏ tại TP.HCM như: mở quán bán hàng ăn, bán điện thoại di động hay mở cửa hàng bán đồ gỗ ở Trung Quốc.

Tiểu kết: Nghiên cứu trường hợp xã Xuy Xá cho thấy di cư đem lại cả tác động tích cực

lẫn tác động tiêu cực đến phát triển nông nghiệp ở Xuy Xá. Cụ thể, di cư giúp hộ gia đình cải thiện thu nhập nhưng tiền gửi về ít được đầu tư vào sản xuất nơng nghiệp. Di cư giúp tích tụ ruộng đất cho người ở nhà nhưng ruộng đất lại không được sử dụng hiệu quả. Di cư giúp giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông nghiệp nhưng lại tạo nên sự thiếu hụt lao động có kỹ thuật nơi xuất cư. Thiếu lao động làm chi phí sản xuất nơng nghiệp tăng cao, càng làm nhiều hộ gia đình khơng mặn mà với nơng nghiệp, khơng có động lực đầu tư phát triển. Sản xuất nơng nghiệp vì vậy trở lên trì trệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của di cư đối với nông nghiệp , tình huống xã duy xá huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)