KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của di cư đối với nông nghiệp , tình huống xã duy xá huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 40)

4.1. mKết luận

Trên cơ sở phân tích tình huống cụ thể của xã Xuy Xá – huyện Mỹ Đức – thành phố Hà Nội, nghiên cứu rút ra những kết luận chính yếu sau:

Thứ nhất, khi tìm hiểu nguyên nhân di cư, nghiên cứu tình huống của xã Xuy Xá đã cho thấy ngoài các yếu tố như thu nhập thấp, thiếu việc làm, thiếu đất sản xuất, khó tiếp cận tín dụng ra thì những bất cập trong thực thi các chính sách ở địa phương cũng là yếu tố tạo thêm lực đẩy di cư. Những yếu tố đó khiến nhiều hộ gia đình cảm thấy khó khăn chồng chất khó khăn và không thấy được những triển vọng phát triển ở địa phương. Đối ngược lại với những khó khăn ở địa phương, việc hỗ trợ của những người đi trước thông qua các mối quan hệ xã hội, cơ hội việc làm nhiều hơn, điều kiện sống tốt hơn ở thành phố đã và đang tạo lực hút, khuyến khích NLĐ di cư.

Thứ hai, di cư đem lại cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực đối với SXNN ở Xuy Xá. Di cư tạo ra cơ hội tích tụ ruộng đất cho một số hộ ở nhà nhưng hiện nay đất nông nghiệp ở địa phương vẫn chưa được sử dụng hiệu quả. Đa phần người di cư cho người ở nhà thuê ruộng không xác định thời hạn nên người ở nhà khơng có động lực đầu tư phát triển nông nghiệp theo chiều sâu.

Thứ ba, một trong những lý do quan trọng khiến NLĐ ở Xuy Xá di cư là thu nhập từ nông nghiệp thấp. Tuy nhiên khi một lượng lớn NLĐ di cư tạo nên sự thiếu hụt lao động có kỹ thuật nơi xuất cư. Việc thiếu hụt lao động do di cư lại khiến chi phí SXNN tăng cao, thu nhập từ nơng nghiệp đã thấp càng thêm thấp nên ngày càng nhiều hộ gia đình khơng mặn mà với nơng nghiệp, khơng có động lực đầu tư phát triển. SXNN vì vậy trở lên trì trệ, chậm đổi mới về mặt kỹ thuật và trở về thế độc canh cây lúa.

Thứ tư, tiền của người di cư gửi về ít được dùng để đầu tư vào nơng nghiệp, mà có đầu tư cho nông nghiệp cũng thường chỉ dừng lại ở việc thuê cấy/gặt nhằm tạo cung lương thực cho người ở nhà nên không thúc đẩy phát triển SXNN. Mặt khác người di cư thường đầu tư phát triển sản xuất phi nông nghiệp ở nơi nhập cư mà không đầu tư sản xuất phi nông nghiệp ở địa phương nơi xuất cư, vì thế nơi xuất cư mất cơ hội đa dạng hóa việc làm.

4.2. Khuyến nghị chính sách

Theo Syed (1999), kinh nghiệm phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Châu Á cho thấy Việt Nam cần quan tâm đến phát triển cả nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn. Nếu chỉ tập trung phát triển công nghiệp ở thành thị mà không phát triển các hoạt động phi nơng nghiệp ở nơng thơn thì hiện trạng NLĐ nơng thơn thiếu việc làm, thu nhập thấp và di cư tiếp tục diễn ra.

Như vậy, từ việc phân tích nguyên nhân di cư, tác động của di cư đối với nông nghiệp, và theo kinh nghiệm phát triển nông thôn ở Châu Á, nghiên cứu này đề xuất một số chính sách sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giúp nơng hộ nâng cao thu nhập. Để có thể giúp người nơng dân nâng cao thu nhập địa phương cần trước hết là tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ gia đình có ruộng lúa năng suất thấp ở những cánh đồng trũng hoặc cao quá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. hi được hỏi, anh NG.V.KH (35 tuổi, nông dân) cho biết ở một số địa phương khác như tại xã Trầm Lộng (huyện Ứng Hịa), một số hộ gia đình đã chuyển từ trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi cá kết hợp với chăn nuôi gia cầm đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nếu địa phương cho phép gia đình anh sẽ tiên phong chuyển từ trồng lúa sang đào ao ni cá. Vì vậy, địa phương nên nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni phù hợp.

Thứ hai, chính quyền địa phương nên đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa và đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng ở nơng thơn. Giúp hình thành những ơ thửa lớn và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, cung ứng dịch vụ y tế và giáo dục tốt hơn cho người dân nông thôn. Để một mặt cung ứng tốt hơn nhu cầu cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tăng ứng dụng khoa học vào SXNN. Định hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào các ngành rau, hoa với lợi thế của vùng ngoại thành, tiếp cận thị trường quy mô 5-6 triệu người tại Hà Nội.

Thứ ba, tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất để những người có năng lực tổ chức sản xuất quy mô lớn, sử dụng đất đai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Địa phương nên đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ nông nghiệp để người dân có cơ sở pháp lý chuyển nhượng, trao đổi, hoặc cho th và th đất nơng nghiệp. Trên cơ sở đó những người có năng lực tổ chức sản

xuất có điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc mua hoặc thuê đất từ người di cư thời gian dài và yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó địa phương cũng nên chú trọng việc đào tạo, huấn luyện tại chỗ nhằm nâng cao kỹ năng cho lao động nông nghiệp.

Thứ tư, tạo việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn để giải quyết việc làm cho NLĐ từ nông nghiệp chuyển sang. Đặc tính của nơng nghiệp là sản xuất theo mùa vụ, ngoài thời gian mùa vụ ra, thời gian nhàn rỗi của NLĐ nhiều nên NLĐ có nhu cầu đa dạng hóa việc làm để nâng cao thu nhập. Do vậy đồng thời với các chính sách trong nơng nghiệp, địa phương cũng nên khuyến khích, tạo việc làm phi nơng nghiệp cho NLĐ trên địa bàn. Chẳng hạn, khuyến khích một số hộ gia đình, doanh nghiệp hoặc hộ di cư đầu tư phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại địa phương giống như xã Phùng Xá đã làm. Đó là tạo điều kiện cho một số hộ gia đình tiếp cận vốn tín dụng để mỗi hộ gia đình này đầu tư một vài khung cửi dệt thuê cho doanh nghiệp trên địa bàn. Như vậy NLĐ trong các hộ này có thể có việc làm phi nơng nghiệp ngay tại địa phương, giảm lao động nông nghiệp nhưng không gây ảnh hưởng đến cân bằng lao động nông nghiệp.

Thứ năm, tăng cường tính cơng khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách của chính quyền cấp xã. Các cấp có thẩm quyền ở tỉnh/thành phố nên tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc sử dụng đất và các chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp ở cấp xã. Hàng năm tỉnh/thành phố cũng nên lấy ý kiến tín nhiệm của người dân đối với các chức danh từ đội trưởng trở lên ở cấp xã. Bên cạnh đó tỉnh/thành phố nên tạo kênh thơng tin để người dân dễ tiếp xúc với đại biểu quốc hội của tỉnh. Để tiếng nói của người dân được lắng nghe, từ đó giúp việc thực hiện chính sách ở địa phương công khai minh bạch hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hà An (2013), ―Đâu là giải pháp để nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế‖, Đại biểu nhân

dân, truy cập ngày 29/12/2013 tại địa chỉ:

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=297403.

2. Văn Chiến (2009), ―Xã Xuy Xá – huyện Mỹ Đức: cả chính quyền và người dân đều sai‖,

Hà Nội Mới, truy cập ngày 29/05/2014 tại địa chỉ:

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/227097/.

3. Dương Tuấn Cương (2008), ―Chuyển đổi việc làm và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam‖, Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, (Số 16 tháng 08/2008).

4. Cục lãnh sự quán (2011), Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của cơng dân Việt Nam ra

nước ngoài, Cục lãnh sự quán – Bộ ngoại giao Việt Nam.

5. Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm (2011), Từ nông thôn ra thành phố tác động kinh

tế - xã hội của di cư ở Việt Nam, NXB Lao động.

6. Hà Dũng (2013),―Áp lực từ lao động di cư‖, Đại biểu nhân dân, truy cập ngày 29/04/2014 tại địa chỉ: http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=288830. 7. Nguyễn Văn Định (2013), ―Di cư và tồn cầu hóa‖, Luận văn, truy cập ngày 20/04/2014

tại địa chỉ: http://luanvan.co/luan-van/di-cu-va-toan-cau-hoa-46379/.

8. Nguyễn Thị Hà (2011), Một số lý thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

9. Vũ Hạnh (2013), ―Đại biểu quốc hội nói gì về nơng nghiệp, nơng thơn?‖, Kinh tế nông thôn, truy cập ngày 10/01/2014 tại địa chỉ:

http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/thoisuchinhtri/thoisuquochoi/2013/11/44587.ht ml.

10. Johnston, Bruce F. và Mellor, John W. (1961), Vai trị của nơng nghiệp trong phát triển kinh tế, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, bài đọc mơn Chính sách phát triển.

11. Trần Tiến Khai (2007), Cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

12. Nguyễn Thị Lan (2008), ―Lao động nông thôn, thực trạng, cơ hội và thách thức‖, Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, (Số 16 tháng 08/2008).

13. Nguyễn Thanh Liêm (2006), ―Di dân, phát triển và bất bình đẳng ở Việt Nam trên đường Đổi mới và hội nhập‖, Tạp chí Xã hội học, (Số 3, 2006).

14. Đoàn Tiểu Long (2009), ―Vấn đề nơng nghiệp nhìn từ lý thuyết giá trị‖, Saigontimes, truy cập ngày 14/2/2014 tại địa chỉ:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/14102/.

15. Marsh, Sally P., MacAulay, T. Gordon và Phạm Văn Hùng (2007), Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Nơng nghiệp Quốc tế

của Ơx-trây-lia 2007.

16. Nhiều tác giả (2007), Nông dân nông thôn và nông nghiệp những vấn đề đặt ra, NXB Tri Thức.

17. Nhiều tác giả (2013), Đặc điểm kinh tế hộ gia đình nơng thơn Việt Nam - Kết quả điều tra

hộ gia đình nơng thơn năm 2012 tại 12 tỉnh, NXB Lao động – Xã hội năm 2013.

18. Nagasaka, Itaru, Trương Thu Hằng dịch (2014), ―Những mối liên kết nông thôn thành thị đương đại: Trường hợp Philippines‖, Trường đại học Nghiên cứu quốc tế và tin học

Niagata, truy cập tại địa chỉ:

http://qlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/CTXH_XHH_DOTHI/Itaru %20Nagasaka.pdf.

19. Nguyễn Đức Quỳnh (2011), Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong q

trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận

chính trị.

20. Đặng im Sơn, Trần Công Thắng và Phạm Quang Diệu (2004), Đa dạng hóa thu nhập và

vấn đề nghèo ở vùng núi và trung du bắc bộ… nhìn từ nơng hộ và địa phương.

21. Nguyễn Văn Sửu (2007), ―Tác động của cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam: Trường hợp một làng ven đô Hà Nội‖, Trường Đại học KHXH & NV – Đại

học Quốc gia Hà Nội, (VNH3.TB6.276).

22. Timmer, C. Peter, Tố Như dịch (1991), Vai trò của nhà nước trong phát triển nông nghiệp, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

23. Tổ chức liên hiệp quốc (2010), Di cư trong nước và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:

Kêu gọi hành động.

24. The Economist (2002), ―Tầm nhìn từ xa‖, The Economist, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

25. Tổng cục Thống kê (2009), Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: thực trạng, xu hướng và những khác biệt, NXB Thống kê, Hà Nội.

26. Tổng cục Thống kê (2012a), Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm

2011, NXB Thống kê 2012, Hà Nội.

27. Tổng cục Thống kê (2012a), Kết quả điều Lao động và việc làm năm 2011, NXB Thống kê 2012, Hà Nội.

28. Trương á Thanh và Đào Hữu Hịa (2010), ―Vấn đề di dân trong q trình đơ thị hóa – từ lý luận đến định hướng chính sách‖, Tạp chí khoa học và cơng nghệ, (Số 3(38)).

29. Hồng Bá Thịnh (2008), ―Cơng nghiệp hóa nơng thơn và những biến đổi trong gia đình nơng thơn hiện nay‖, Kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần thứ ba.

30. Đinh Văn Thông (2010), ―Di dân ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội - vấn đề đặt ra và giải pháp‖, Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 20/04/2014 tại địa chỉ:

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340652&cn_id=427 858.

31. UBND xã Phùng Xá (2010-2013), Báo cáo kinh tế - xã hội của xã Phùng Xá các năm từ

2010-2013.

32. UBNDX Xuy Xá (2010-2012), Báo cáo kinh tế - xã hội của xã Xuy Xá các năm từ 2010- 2012

33. U ND xã Xuy Xá (2012), Phương án dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp xã Xuy Xá năm 2012.

34. Hoàng Xuân (2014), Làm sao chặn dòng người ly hương, Thanh niên, truy cập ngày

29/05/2014, tại http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140325/lam-sao-chan-dong-nguoi- ly-huong.aspx

Tiếng Anh

35. Abreu, Alexamdre (2010), ―The new economics of labor migration: Beware of neoclassicals bearing gifts, Academia‖, Academia, truy cập ngày 20/03/2014 tại địa chỉ:

http://www.academia.edu/349009/The_New_Economics_of_Labor_Migration_Beware_o f_Neoclassicals_Bearing_Gifts.

36. Banerjee, Abhijit V. and Duflo, Esther (2011), Poor economics, Publicaffair New York. 37. Liu, Kan (2011), ―Impact of Rural-to-Urban Migration on Agricultural Commodity

Inflation in China‖, Berkeley, truy cập ngày 20/12/2014 tại địa chỉ: eml.berkeley.edu/econ/ugrad/theses/liu_kan.pdf.

38. Mendola, Mariapia (2006), ―Rural out-migration and economic development at origin‖,

Journal of International Development, Vol. 24, (Iss. 1), pp. 102-122.

39. Osondu, C. K. and Ibezim, G. M. C. (2011), ―Determinants of rural-urban migration and its effect on rural farm labour availability in Umuahia North Local Government Area of Abia state‖, Nigeria, truy cập ngày 20/12/2013, tại địa chỉ:

http://www.researchwebpub.org/wjar/pdf/2013/August/Osondu%20and%20Ibezim.pdf. 40. Smith, Garry A. (1995), Technologies for Agricultural Diversification.

41. Syed, Saifullah (1999), Agriculture and rural development in Asia: Some lessons for Việt

Nam, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

42. Zenou, Yves (2007), ―Rural-Urban Migration and Unemployment theory and Policy Implication‖, Journal of Regional Science, Vol. 51, (Iss. 1), pp. 65-82.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Khảo sát tác động của di cƣ đối với phát triển nông nghiệp nông thôn

(Bảng hỏi hộ gia đình)

Lời giới thiệu

Tơi là Trần Thị Hằng, học viên cao học ngành Chính sách cơng tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Nay tơi thực hiện khảo sát này để tìm hiểu về di cư lao động và những hệ lụy đối với phát triển nông nghiệp nông thôn. Tôi rất mong nhận được sự cộng tác của ông/bà. Tôi đảm bảo rằng thông tin ghi nhận từ cuộc khảo sát sẽ được giữ bí mật nghiêm ngặt. Các dữ liệu sẽ chỉ được dùng cho mục đích khoa học.

A. Thơng tin về hộ gia đ n

01.Họ tên các thành viên trong GĐ 1………………

2……………… 3……………… 4……………… 5……………… 6……………… 7……………… 8……………… 9………………

02.Quan hệ với người trả lời 03.Giới tính (1 0) 04.Tuổi […..]

05.Tình trạng Hơn nhân […..]

06.Lớp học cao nhất đã hoàn thành? 08. Hiện có đang đi làm khơng? (05: Tình trạng hơn nhân: 1.Độc thân, 2. Đã có gia đình, 3. Ly hơn, ly thân, 4. Góa) 09. Ai là lao động chính trong gia đình ơng, bà?..........................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

10. Hiện nay việc làm của lao động chính trong gia đình ơng/bà là gì (Việc làm chính là việc làm nhiều nhất trong 12 tháng qua)?............................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

11. Hiện nay việc làm phụ của lao động chính trong gia đình ơng/bà là gì?................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

B.Điều kiện sống của hộ 01. Cơng trình A - Trước khi LĐ đi làm xa nhà B. - Hiện nay C. Nếu có sự thay đổi người di cư có đóng góp tiền khơng? 02. Loại nhà ở 1. Nhà mái bằng trở lên 2. Nhà gạch, mái ngói 3. Nhà bán kiên cỗ (gạch, gỗ….) 4. Khơng có nhà 1. Nhà mái bằng trở lên 2. Nhà gạch, mái ngói 3. Nhà bán kiên cỗ (gạch, gỗ….) 4. Khơng có nhà 1. có 2. khơng

03. Nguồn nước 1- Nước máy,... 1- Nước máy,... 1. có ; 2.khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của di cư đối với nông nghiệp , tình huống xã duy xá huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)