tổng thu nhập ở 2 năm 2009 và 2010 . Trong khi đó cho vay cá nhân, hộ gia đình chiếm 1 tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu nhập của chi nhánh lần lượt là 39,83% và 45,96% tương đương 62.968 triệu đồng và 91.908 triệu đồng trong 2 năm 2009-2010. Điều này cho ta thấy cho vay cá nhân, hộ gia đình đóng góp rất nhiều vào kết quả hoạt động của chi nhánh, chứng tỏ chi nhánh đã có những sự quan tâm đúng mức ở khoản mục này.
2.2.4.2 Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình của Ngân hàng Công thương DakLak trong thời gian qua cũng có một số hạn chế như:
- Hoạt động marketing ngân hàng đã được chi nhánh thực hiện nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của dư nợ. Để đạt được kết quả kinh doanh tốt trong năm 2011 và giai đoạn tiếp theo, chi nhánh cần chủ động trong việc tiếp thị, khai thác tìm kiếm khách hàng, tổ chức
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) Tổng Thu Nhập 158.102 100 250.446 100 92.344 58,41 Thu nhập từ hoạt động cho vay 152.28 96,31 235.661 94,1 83.381 54,75 Thu nhập từ hoạt động cho vay CN-HGĐ 62.968 39,83 91.908 36,7 28.94 45,96
chương trình quảng cáo, tuyên truyền rộng rãi đến công chúng trên địa bàn về hoạt động của chi nhánh.
- Chi nhánh chưa thực sự chủ động trong quá trình cho vay các khách hàng cá nhân có dự án, quy mô vốn lớn.
- Nguồn vốn huy động được còn khá thấp so với doanh số cho vay, điều này buộc ngân hàng phải đi vay từ Trung ương hoặc các NHTM khác, sẽ làm hiệu suất sử dụng vốn chưa cao, phần nào sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh.
- Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng tại chi nhánh là do mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách nhiều khách hàng nên không thể giám sát một cách thường xuyên và trong quá trình thẩm định lại khách hàng thì cán bộ tín dụng thường chỉ thẩm định qua các báo cáo tài chính khách hàng mang đến. Một doanh nghiệp thường có nhiều báo cáo tài chính khác nhau nên thông tin trên báo cáo tài chính cũng là một vấn đề cần quan tâm.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH DAKLAK
3.1 Định hướng hoạt động và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương DakLak
Bước sang năm 2011 Ngân hàng Công thương chi nhánh DakLak đã đặt ra những định hướng sau :
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức phong phú và đa dạng; tiếp tục tìm kiếm khai thác các cá nhân có nguồn tiền gửi lớn gửi vốn tại chi nhánh.
- Nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn vốn
- Hoàn thiện và phát triển mạng lưới, nghiệp vụ kinh doanh theo cơ cấu lại tổ chức của hệ thống NHCTVN tại chi nhánh.
- Đổi mới cơ chế quản trị điều hành trong công tác chỉ đạo cho phù hợp với chương trình hiện đại hoá, phân công, phân cấp rõ ràng từ Giám đốc đến từng nhân viên.
- Phát triển các dịch vụ ngân hàng mang tính đột phá, đặc biệt là công tác phát hành thẻ ATM, VISA/MASTER Card… và các dịch vụ khác nhằm nâng cao tỷ trọng thu nhập về dịch vụ.
- Thực hiện khai thác các kết quả của chương trình hiện đại hoá theo tiến độ hoàn thành chương trình hiện đại hoá INCAS và thực hiện tốt tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 của hệ thống NHCTVN nhằm xử lý nhanh các giao dịch, đồng thời đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối của toàn hệ thống.
- Mỗi cán bộ, nhân viên phải tự nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc và thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Nghiêm túc thực hiện các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm tự kiểm tra, kiểm soát và kịp thời khắc phục theo yêu cầu của các đoàn thanh tra, kiểm tra những sai sót, vi phạm.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân, hộ gia đình ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương DakLak
3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing
Do hoạt động trên địa bàn nhỏ hẹp lại có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra rất gay gắt. Do đó hoạt động Marketing phải được chi nhánh quan tâm và phát triển mạnh hơn nữa. Vì vậy hiệu quả của hoạt động còn thấp chưa phat huy được thế mạnh của chi nhánh. Trong thời gian tới cần có một phòng chuyên trách riêng về mảng Marketing cho hoạt động của chi nhánh. Đây là xu hướng tất yếu của một ngân hàng trong thời gian tới, và đặc biệt phù hợp đối với một chi nhánh lớn như chi nhánh Ngân hàng Côn g thương DakLak.
3.2.2 Cải thiện quy trình, thủ tục cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình
Là khách hàng cá nhân thì khi đến ngân hàng xin vay vốn là lúc họ thực sự cần đến khoản tiền mà họ xin vay ngân hàng. Ở đây tính thời điểm của khoản xin vay được
thể hiện khá rõ ràng, vì vậy đáp ứng được nhu cầu này của khách hàng càng nhanh gọn thì càng để lại được ấn tượng tốt trong khách hàng và đây cũng là một điểm mà các ngân hàng thường quan tâm tới để tạo thế mạnh cạnh tranh cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và khách hàng đến xin vay vốn nói chung. Thời gian nhận được vốn vay được khách hàng quan tâm đến nhưng không chỉ có vậy, mà khách hàng còn quan tâm đến nhiều yếu tố khác nữa, như: lãi suất áp dụng, phương thức hoàn trả, tài sản đảm bảo, các điều kiện quy tắc…
Nhìn chung thì tất cả các yếu tố đó càng đem lại cho khách hàng sự thuận tiện, nhanh chóng bao nhiêu thì sự thành công trong việc thu hút khách hàng của ngân hàng đó càng trở nên gần hơn. Vì vậy chi nhánh cần xây dựng một quy trình, thủ tục cho vay khách hàng cá nhân hợp lý hơn nữa. Cụ thể cần xây dựng một quy trình, thủ tục đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:
- Tạo cho khách hàng sự thuận tiện và thoải mái nhất trong việc giao dịch với ngân hàng.
- Giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết.
- Hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong suốt quá trình khách hàng giao dịch với ngân hàng.
- Chú trọng đến việc tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng trong đó vấn đề thời gian cần được tối giảm hoá để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Và đặc biệt chi nhánh cũng cần xin phép Ngân hàng Công thương Việt Nam nâng cao tính chủ động của chi nhánh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, từ đó chi nhánh có thể chủ động sáng tạo trong những trường hợp cụ thể, đem lại sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng.
3.2.3 Thực hiện liên kết cho vay
3.2.4 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở phục vụ giao dịch với khách hàng
Ngân hàng là nơi cung cấp các dịch vụ tài chính, vì vậy cơ sở vật chất và hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ là một điều kiện hàng đầu đối với bất kỳ một NHTM nào. Chi nhánh Ngân hàng Công thương DakLak cũng đã có được một
điều kiện như vậy để phục vụ cho việc giao dịch với khách hàng, tuy nhiên điều kiện này chưa thực sự thật tốt cho việc cung cấp các dịch vụ của mình tới các khách hàng.
3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng
Giải pháp mang tính truyền thống này luôn được đặt ra, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập mạnh như hiện nay. Bởi lẽ, cán bộ tín dụng là những người trực tiếp làm việc với khách hàng, trực tiếp thẩm định hồ sơ vay vốn, là người ảnh hưởng lớn đến việc khách hàng có được vay vốn hay không. Vì thế có thể nói để mở rộng cho vay vai trò của đội ngũ cán bộ ngân hàng mang tính chất quyết định. Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, nắm rõ bản chất của từng phương thức cho vay, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay, từ đó để có được những quyết định về hình thức cho vay và lãi suất khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Để đạt được mục tiêu này chi nhánh cần đẩy mạnh phong trào thi đua, rèn luyện và nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ toàn chi nhánh nói chung. Thông qua việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích các cán bộ thực hiên tốt công việc của họ, đặc biệt chú ý đến công tác khen thưởng cũng như các chính sách đãi ngộ thoả đáng cho những thành tích lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ công nhân viên trau dồi kiến thức chuyên môn, học tập để nâng cao trình độ và có những sáng kiến trong lao động. Xây dựng chi nhánh Ngân hàng Công thương DakLak thành một chi nhánh mạnh không chỉ trong hệ thống Ngân hàng Công thương mà còn là một chi nhánh mạnh so với các chi nhánh của các NHTM khác.
3.2.6 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa Ngân hàng với khách hàng, xoá bỏ sự e ngại của khách hàng khi đến xin vay vốn
Khách hàng cá nhân đến xin vay vốn của ngân hàng thường có thái độ e ngại thiếu tự tin vì tâm lý của họ là tâm lý của người đi vay. Vì vậy ngay từ lần đầu tiên khách hàng đến ngân hàng để xin vay vốn thì ngân hàng mà cụ thể là các cán bộ tín dụng cần chủ động xây dựng mối quan hệ gần gũi cởi mở đối với khách hàng, tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng.
Mối quan hệ này cần được duy trì trong suốt quá trình giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng và cần được tiếp tục cả khi khách hàng kết thúc giao dịch, bởi lẽ khách
hàng luôn luôn là khách hàng tiềm năng của ngân hàng khi nhu cầu của khách hàng hình thành.
Giải pháp này mang tính chất bao trùm lên mọi hoạt động của ngân hàng. Vì ngân hàng là tổ chức cung ứng các dịch vụ cho nền kinh tế, mà trong quá trình cung ứng này thì chất lượng dịch vụ được khách hàng xem xét đánh giá chủ yếu qua cảm tính của khách hàng. Do đó tạo được tâm lý thân thiện thoải mái cho khách hàng là mục tiêu hàng đầu các ngân hàng phải hướng tới.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ.
Tiềm năng để các ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay cá nhân là rất lớn. Tuy nhiên, để đưa các sản phẩm dịch vụ, tiện ích của NH đến được với mọi người, chỉ sự nỗ lực của bản thân các TCTD là không đủ, mà cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các cấp, cụ thể đối với các NHTM: cần cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, hướng tới sự đơn giản, thuận tiện, dễ hiểu, song vẫn bảo đảm đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá cho hoạt động về lĩnh vực cho vay cá nhân, có chiến lược và chính sách khuyến khích khách hàng hấp dẫn.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với người đi vay là đáp ứng được các điều kiện khi vay vốn, như tài sản thế chấp thường chưa hợp pháp theo quy định của pháp luật, nhất là đối với thế chấp bằng bất động sản (nhà, đất). Đặc biệt là các thủ tục pháp lý trong trường hợp ngân hàng phải phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay, trong khi đó, các thị trường về bất động sản và cầm cố chưa hình thành... Do vậy, Chính phủ, các bộ ngành và UBND các cấp cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách để hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng nói chung, lĩnh vực cho vay khách hàng cá nhân nói riêng trong quá trình hoạt động.
Việc ban hành những quy định, những điều luật cần có sự thảo luận giữa Chính phủ và các tổ chức tín dụng nhằm xây dựng một môi trường pháp lý ổn định tạo thuận lợi cho tổ chức tín dụng trong hoạt động của mình. Chính sự ổn định vĩ mô này là tiền đề tốt cho mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng của các tổ chức tín dụng.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là cầu nối thường xuyên giữa các NHTM với chính phủ. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước cần bám sát thực tiễn hoạt động của các NHTM hơn nữa, để kịp thời có những điều chỉnh trong cơ chế chính sách và trình chính phủ phê duyệt nhằm thay đổi những bất hợp lý phát sinh trong hoạt động thực tiễn của các NHTM.
Những năm gần đây, chế độ thể lệ tín dụng của NHTM luôn luôn được bổ sung, thay đổi phù hợp với nền kinh tế hội nhập.Vì vậy, NHNN nên rà soát lại các văn bản, xóa bỏ tình trạng các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tế, làm cho hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ như hiện nay.
Ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các NHTM để kịp thời phát hiện ra những sai sót trong công tác tín dụng nhằm dụng giảm thiểu rủi ro, chú trọng vào các biện pháp khắc phục những tồn tại.
Củng cố và pháp triển trung tâm CIC đảm bảo cung cấp thông tin về khách hàng, tình hình kinh tế trong nước, quốc tế chính xác, đầy đủ và kịp thời hơn. Yêu cầu tất cả các NHTM đều phải tham gia cung cấp và tiếp nhận thông tin từ CIC.
Ngân hàng nhà nước cần phải tiêu chuẩn hóa các tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng, xâydựng chính sách lãi suất phù hợp với từng ngành một cách linh hoạt, mềm dẻo.
Cần có cơ chế giám sát việc trích và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để đưa quỹ dự phòng rủi ro thực sự đi vào vận hành trong công tác phòng chống rủi ro tại các
NHTM.
3.3.3 Kiến nghị đối với NHCTVN nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương DakLak nói riêng.
Ngân hàng cần chủ động có những kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân,hộ gia đình. Cần đầu tư chú trọng vào việc nghiên cứu mở rộng các sản phẩm hiện có trên thị trường, tìm hiểu các nhu cầu mới của khách hàng để tìm ra các sản phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất các nhu cầu đó của khách hàng.
Về phía chi nhánh cần tăng cường sự phối hợp với các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Công thương để có những hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tới các khách hàng. Đồng thời xin phép ngân hàng cấp
trên cho chi nhánh thêm quyền chủ động sáng tạo trong kinh doanh để chi nhánh có thể xây dựng cho mình dược những sản phẩm đặc trưng mang dấu ấn của chi nhánh.
LỜI KẾT
Hoạt động tín dụng không những đóng vai trò quan trọng đối với bản thân ngân hàng, mà nó còn có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế. Mục tiêu kinh doanh hàng đầu của ngân hàng thương mại là lợi nhuận nhưng mục tiêu đó luôn đi kèm với rủi ro. Chính vì vậy, làm thế nào để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng để tối đa hoá lợi nhuận là một vấn đề mà bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng phải quan tâm. Tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong mọi thời kỳ, đặc biệt là trong nền kinh tế hội