Bảng 2.6 Tình hình cho vay cá nhân,hộ gia đình theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình tại ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh DakLak” (Trang 32 - 38)

(Nguồn : Phòng KD cá nhân ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đăklăk)

Mục đích vay vốn luôn được ngân hàng xem xét đầu tiên khi xác địch cho khách

hàng vay vốn. Ở khách hàng cá nhân thì được phân thành 3 mục đích chính là cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay khác.

- Doanh số cho vay

Cho vay tiêu dùng ở năm 2010 là 406.412 triệu đồng tăng 93.036 triệu đồng ( tương ứng 29,69% ) so với năm 2009 là 313.376 triệu đồng. Doanh số cho vay khoản

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%)

1. Doanh số cho vay 1.064.82 1 100 1.375.62 1 100 310.800 29,19 Tiêu dùng 313.376 29,43 406.412 29,54 93.036 29,69 SXKD 578.171 54,30 767.225 55,77 189.054 32,70 Khác 173.274 16,27 201.984 14,68 28.710 16,57 2. Doanh số thu nợ 663.911 100 815.034 100 151.123 22,76 Tiêu dùng 179.475 27,03 249.163 30,57 69.688 38,83 SXKD 385.485 58,06 447.519 54,91 62.034 16,09 Khác 98.951 14,91 118.352 14,52 19.401 19,61 3. Dư nợ 576.421 100 1.149.09 2 100 572.671 99,35 Tiêu dùng 178.540 30,97 301.619 26,25 123.079 68,94 SXKD 288.003 49,96 695.231 60,50 407.228 141,40 Khác 109.878 19,07 152.242 13,25 42.364 38,56 4. Nợ xấu 5.221 100 4.439 100 -782 Tiêu dùng 2.067 43,42 1.731 41,25 -336 SXKD 2.761 49,05 2.457 53.10 -304 Khác 393 7,53 251 5,65 -142

mục này chủ yếu là mua,xây dựng nhà cửa; mua phương tiện đi lại. Năm 2010 tăng là do vào thời gian này nhu cầu mua đất, xây dựng, sửa chữa nhà ở diễn ra hết sức nhộn nhịp, tình hình kinh tế đã bình ổn, lãi suất cho vay hạ, giá nhà đất đóng băng điều này đã kích thích nhu cầu về mua, xây dựng, sửa chữa nhà ngày càng tăng. Thêm vào đó là đời sống của người dân ngày càng được cải, hiện nay mức thu nhập của người dân đã được nâng cao, nhiều hãng xe cạnh tranh nhau nên có rất nhiều mức giá hấp dẫn nên việc mua một chiếc xe đối với người dân hiện nay không còn là khó khăn nữa.

Mục đích vay vốn để sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay, lần lượt là 54,30% và 55,77% ở 2 năm 2009 và 2010. Năm 2010 doanh số cho vay tăng mạnh 189.054 triệu đồng tương ứng 32,70% so với năm 2009. Vì là khu vực trồng cây cà phê lớn nhất nước nên chi nhánh cho vay các khoản để trồng cây cà phê lớn cũng không có gì là lạ, các hộ sản xuất kinh doanh cũng tăng và ngày càng mở rộng cho thấy nền kinh tế của địa bàn tỉnh đang phát triển theo xu hướng tốt. Cuối cùng là cho vay vào mục đích khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, năm 2010 là 201.984 triệu đồng tăng 28.710 triệu đồng tương ứng 16,57% so với năm 2009 là 173.274 triệu đồng.

- Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ của chi nhánh trong 2 năm 2009 và 2010 cũng tương đối ổn định. Cho vay tiêu dùng chủ yếu thu nợ từ thu nhập của khách hàng, do công tác xem xét trước khi cho vay tốt nên công tác thu nợ cũng rất thuận lợi. Năm 2010 thu được 249.163 triệu đồng, tăng 69.688 triệu đồng tương ứng 38,83% so với năm 2009 là 179.475 triệu đồng, tốc độ tăng tốt nhất.

Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh lớn nhất nên doanh số thu nợ ở khoản mục này cũng lớn nhất. Năm 2010 là 447.519 triệu đồng, tăng 62.034 triệu đồng tương ứng 16,09% so với năm 2009 là 385.485 triệu đồng, cho vay nhiều nhưng tỷ lệ thu nợ của khoản mục sản xuất kinh doanh như vậy là đáng để tâm, chi nhánh cần quan tâm nhiều hơn. Còn lại là thu nợ từ các khoản vay khác chiếm tỷ trọng ít nhất lần lượt là 14,91%

và 14,52% ở 2 năm 2009 và 2010. Năm 2010 tăng 19.401 triệu đồng tương ứng 19,61% so với năm 2009.

- Dư nợ

Dư nợ của vay tiêu dùng năm 2010 là 301.619 triệu đồng, tăng 123.079 triệu đồng tương ứng 68,94% so với năm 2009 là 178.540 triệu đồng. Dư nợ ở đây chủ yếu là từ các khoản vay mua, xây dựng nhà cửa trung dài hạn chưa hết thời hạn.

Dư nợ của vay sản xuất kinh doanh năm 2010 tăng đột biến tới 141,40% tương ứng 407.228 triệu đồng so với năm 2009. Dư nợ tăng cao vậy là do công tác thu nợ ở khoản mục này không cao. Khoản mục này cho vay trồng cà phê là chủ yếu, mà mùa vụ cà phê thường là 1 năm, nên chưa đến mùa thu hoạch thì chưa thu nợ được do đó dư nợ cũng tăng. Sau cùng là dư nợ cho vay khác, chiếm tỷ trọng ít nhất, năm 2010 chỉ tăng 38,56% tương ứng 42.364 triệu đồng so với năm 2009.

- Nợ xấu

Năm 2010 thì tỷ lệ nợ xấu đã giảm so với năm 2009, cho thấy công tác giảm thiểu rủi ro của chi nhánh có tiến bộ hơn. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là nợ xấu trong cho vay sản xuất kinh doanh với 49,05% và 53,10% ở 2 năm 2009 và 2010, năm 2010 đã giảm 304 triệu đồng so với năm 2009. Chiếm tỷ trọng thứ 2 là nợ xấu trong cho vay tiêu dùng, năm 2010 cũng đã giảm 336 triệu đồng so với năm 2009, nợ xấu trong tiêu dùng giảm hơn so với nợ xấu trong sản xuất kinh doanh. Cho vay các mục đích khác ít nên tỷ trọng nợ xấu của khoản mục này cũng rất nhỏ, năm 2009 là 393 triệu đồng và năm 2010 là 251 triệu đồng, năm sau giảm 142 triệu đồng so với năm trước.

2.2.3.3 Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân theo hình thức đảm bảo

Đảm bảo tiền vay luôn là một điều kiện bắt buộc trong một hợp đồng tín dụng và được ngân hàng đặt lên hàng đầu. Do đó nếu không muốn chịu thiệt hại khi rủi ro xảy ra thì công tác thẩm định, xử lý, định giá tài sản đảm bảo tiền vay phải thật cẩn thận. Sau đây là tình hình cho vay cá nhân, hộ gia đình của chi nhánh qua 2 năm 2009-2010

Bảng 2.7 Tình hình cho vay cá nhân, hộ gia đình theo hình thức đảm bảo

(Nguồn : Phòng KD cá nhân ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đăklăk) - Doanh số cho vay

Ở tất cả các ngân hàng thì cho vay là phải đi kèm tài sản đảm bảo, chi nhánh cũng không ngoại lệ. Doanh số cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tới 96,24% trong năm 2009 và 96,13% trong năm 2010. Năm 2010 là 1.322.421 triệu đồng, tăng 297.663 triệu đồng tương ứng 29,05% so với năm 2009 là 1.024.758 triệu đồng. Vấn đề tài sản đảm bảo chính là nguồn thu nợ thứ hai khi mà khách hàng gặp rủi ro không thể trả nợ cho ngân hàng, nên tỷ trọng của khoản mục này cao là điều tất yếu.

Hầu hết các khoản nợ đều có tài sản đảm bảo nên các khoản nợ không có tài sản đảm bảo lần lượt là 3,76% và 3,87% ở 2 năm 2009 và 2010. Năm 2010 là 53.200 triệu đồng, đã tăng 13.137 triệu đồng tương ứng 32,79% so với năm 2009 là 40.063 triệu đồng.

- Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ năm 2010 là 781.984 triệu đồng, tăng 145.805 triệu đồng tương ứng 22,92% so với năm 2009 là 636.179 triệu đồng. Vì có tài sản đảm bảo nên khách hàng rất nghiêm túc trong công tác trả nợ, một phần cũng do CBTD hoàn thành tốt công việc được giao. Doanh số thu nợ không có tài sản đảm bảo trong năm 2010 cũng

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%)

1. Doanh số cho vay 1.064.821 100 1.375.621 100 310.800 29,19

Có TSĐB 1.024.758 96,24 1.322.421 96,13 297.663 29,05 Không có TSĐB 40.063 3,76 53.200 3,87 13.137 32,79 2. Doanh số thu nợ 663.911 100 815.034 100 151.123 22,76 Có TSĐB 636.179 95,82 781.984 95,94 145.805 22,92 Không có TSĐB 27.732 4,18 33.050 4,06 5.318 19,18 3. Dư nợ 576.421 100 1.149.092 100 572.671 99,35 Có TSĐB 559.089 96,99 1.127.992 98,16 568.903 101,76 Không có TSĐB 17.332 3,01 21.100 1,84 3.768 21,74 4. Nợ xấu 5.221 100 4.439 100 -782 Có TSĐB 5.020 96,15 4.349 97,97 -671 Không có TSĐB 201 3,85 90 2,03 -111 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng so với năm 2009 là 5.318 triệu đồng tương ứng 19,18%. Tỷ lệ này không phản ánh gì nhiều nhưng các khoản vay không bằng tài sản đảm bảo thường là các khách hàng quen thuộc, và các dự án mà chi nhánh thấy mức độ khả thi là cao nên khả năng trả nợ là an toàn.

- Dư nợ

Dư nợ có tài sản đảm bảo năm 2010 là 1.127.992 triệu đồng, tăng 568.903 triệu đồng tương ứng 101.76% so với năm 2009 là 559.089 triệu đồng. Sở dĩ dư nợ tăng cao là do các khách hàng cần nguồn vốn kịp thời để mở rộng kinh doanh thế nhưng vay vốn mà hoạt động đem lại hiệu quả không cao, chưa kịp thu hồi vốn về trả nợ. Ngoài ra còn chưa thu được các khoản nợ vay từ trồng trọt thời vụ.

Dư nợ không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng rất nhỏ lần lượt là 3,01% và 1,84% trong tổng dư nợ. Năm 2010 có tăng hơn so với năm 2009 nhưng không đáng kể là 3.768 triệu đồng tương ứng 21,74%.

- Nợ xấu

Nợ xấu có tài sản đảm bảo năm 2010 đã giảm 671 triệu đồng so với năm 2009. Nợ xấu ở khoản mục này vẫn nằm ỡ mức cho phép và chi nhánh có thể thu hồi được do có tài sản đảm bảo nên thiệt hại là không nhiều.

Nợ xấu không có tài sản đảm bảo năm 2010 chỉ còn 90 triệu đồng, đã giảm 111 triệu đồng so với năm 2009 là 201 triệu đồng.

2.2.4 Đánh giá từ hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình 2.2.4.1 Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, Ngân hàng Công thương ĐakLak có sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển toàn diện của ngân hàng, cho vay cá nhân, hgia đình cũng đã đạt được những bước tiến mới góp phần quan trọng trong vào sự phát triển của chi nhánh.

Thứ nhất, quy mô cho vay cá nhân, hộ gia đình ngày càng mở rộng, tạo điều kiện nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, tạo niềm tin cũng như uy tín đối với khách hàng.

Thứ hai, các khoản cho vay cá nhân, hộ gia đình của ngân hàng có chất lượng đảm bảo. Tỷ lệ nợ quá hạn các năm luôn nhỏ hơn 1%, rất tốt so với kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn đa dạng hoá các khoản cho vay, không phân biệt thành phần kinh tế, nhờ đó giảm tỷ lệ rủi ro và tăng sức cạnh tranh cũng như nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.

Thứ ba, Ngân hàng đã tập trung đa dạng hoá các ngành, các thành phần kinh tế, có sự khuyến khích ưu đãi với các khách hàng truyền thống, tạo mạng lưới khách hàng đáng tin cậy.

Thứ tư, trong năm qua, cho vay cá nhân, hộ gia đình đã thực hiện phương châm đổi mới cơ chế, lĩnh vực đầu tư nền kinh tế theo chiều sâu. Ngân hàng đã cung ứng vốn cho những khách có tiềm năng mở rộng sản xuất nhưng thiếu vốn. Ngân hàng đã tạo ra một đội ngũ khách hàng truyền thống, có uy tín trên thị trường, quan hệ gần gũi, thân thiết với ngân hàng

Để đạt được kết quả trên, Ngân hàng Công thương ĐakLak đã thực hiện đúng và đầy đủ các định hướng chung và quy định đối với cho vay cá nhân, hộ gia đình. Đồng thời ngân hàng cũng tự đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm quản lý chất lượng cho vay cá nhân, hộ gia đình nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Cụ thể là:

- Ngân hàng luôn giữ vững, củng cố và phát triển có hiệu quả quan hệ tín dụng, thanh toán với các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và tư vấn đối với các dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, có khả năng thanh toán để thực hiện đầu tư có hiệu quả.

- Ngân hàng thường xuyên bám sát, tiếp cận các dự án lớn thuộc mục tiêu, chiến lược của chính phủ, của các ngành để kịp thời phối hợp cùng các đơn vị khách hàng nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư.

- Điều quan trọng trong đảm bảo chất lượng cho vay là ngân hàng luôn coi trọng công tác thẩm định và phân loại khách hàng, thường xuyên tiếp cận với các khách hàng tiềm năng.

Hiện nay ngân hàng đang cố gắng rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định bảo đảm đúng chế độ tín dụng nên đã tạo điều kiện cho việc giải ngân được diễn ra nhanh chóng, kịp thời vốn cho các đối tượng khách hàng.

- Kết quả thu nhập từ cho vay cá nhân, hộ gia đình

Đơn vị tính : triệu đồng (Nguồn : Phòng KD cá nhân ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đăklăk)

Tổng thu nhập của chi nhánh trong năm 2010 đã tăng hơn nhiều so với năm 2009, năm 2010 thu nhập là 250.446 triệu đồng tăng 92.344 triệu đồng (tương ứng 58,41%) so với năm 2009 là 158.102 triệu đồng. Lợi nhuận của chi nhánh chủ yếu là

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình tại ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh DakLak” (Trang 32 - 38)