Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình tại ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh DakLak” (Trang 25 - 30)

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

ST TL(%) Thu nhập 158.102 250.446 92.344 58,41 Chi phí 135.215 218.912 83.697 61,9 Lợi nhuận 22.887 31.534 8.647 37,78

(Nguồn : Phòng KD cá nhân ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đăklăk) Từ những số liệu ở bảng 2.3 ta thấy : mức thu nhập năm 2010 tăng so với năm 2009. Cụ thể là năm 2009 thu nhập của chi nhánh là 158.102 triệu đồng qua năm 2010 thu nhập là 250.446 triệu đồng, tăng 92.344 triệu đồng tương ứng 58,41%. Năm 2010 nền kinh tế của đất nước đã ổn định hơn chứ không còn chịu nhiều ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế năm 2008 như năm 2009, bên cạnh đó là sự phấn đấu không ngừng nghỉ từ phía chi nhánh nên thu nhập năm 2010 tăng mạnh.

Lợi nhuận của chi nhánh năm 2010 là 31.534 triệu đồng, so với năm 2009 là 22.887 đã tăng 8.647 triệu đồng, tương ứng 37,78%. Mặc dù thu nhập tăng mạnh nhưng lợi nhuận ko tăng đáng kể là do chi phí năm 2010 tăng tới 61,9% tương ứng 83.697 triệu đồng so với năm 2009. Chi phí năm 2010 là 218.912 triệu đồng, năm 2009 là 135.215 triệu đồng, năm 2010 tốn một lượng chi phí lớn là do chi nhánh chi

nhiều vào các hoạt động quảng bá hình ảnh, bù đắp thêm vào lãi suất huy động, chi mở rộng chi nhánh, và khó khăn trong công tác thu nợ. Mặc dù đã hoạt động có hiệu quả nhưng Ban lãnh đạo cùng toàn bộ cán bộ chi nhánh cần phấn đấu và tích cực hơn nữa để chi nhánh ngày càng tăng trưởng vững mạnh.

2.2 Tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Công thương tỉnh DakLak

2.2.1 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình 2.2.1.1 Nguyên tắc vay vốn

Vốn vay phải được sử dụng đúng theo mục đích mà khách hàng đã đăng ký với ngân hàng. Để đảm bảo nguyên tắc này các NHTM phải thường xuyên giám sát và kiểm tra việc sử dụng vốn cúa các khách. Đồng thời cũng như mọi khoản vay khác, các khoản vay của các khách hàng cần đảm bảo trả đúng trả đủ cho ngân hàng theo các thoả thuận đã ký kết trong hợp đồng.

2.2.1.2 Điều kiện vay vốn

Chi nhánh Ngân hàng Công thương DakLak áp dụng các điều kiện cho vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam nhưng quán triệt quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc chọn lọc khách hàng thuộc đối tượng và ngành hàng chiến lược để tập trung vốn cho vay phù hợp với chính sách khách hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

2.2.1.3 Những trường hợp không được cho vay

- Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của Ngân hàng Công thương; Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương.

- Cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ thẩm định và quyết định cho vay. - Bố mẹ, vợ chồng, con của các đối tượng là thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của Ngân hàng Công thương; Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương.

- Không được cho vay với các khách hàng mà ngân hàng không hoặc chưa xác định được, hoặc không quản lý được nguồn trả nợ của khách hàng đó trừ trường hợp được bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao.

Mức cho vay đối với 1 dự án/phương án được xác định căn cứ vào : mức vốn tự có tham gia và nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện dự án/phương án; khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay; giá trị tài sản đảm bảo, loại tài sản đảm bảo và biện pháp bảo đảm tiến vay; khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

Ngân hàng được quyết định cho vay đối với 1 khách hàng trong thẩm quyền và đảm bảo : tổng dư nợ của các hợp đồng tín dụng không vượt quá giới hạn cho vay của khách hàng đó; tổng dư nợ cho vay không có bảo đảm không vượt quá giới hạn cho vay không có bảo đảm của khách hàng đó.

2.2.1.5 Quy trình cho vay

- Nhận và kiểm tra hồ sơ : Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng đến chi nhánh Ngân hàng Công thương ĐakLak lập và nộp hồ sơ xin vay. Lúc đó, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ xin vay của khách hàng.

- Thẩm định và lập tờ trình : CBTD tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng đã lập trên cơ sở tình hình thực tế của khách hàng vay vốn.Sau đó, CBTD ghi nhận những đánh giá của mình về tình hình tài chính của khách hàng và các yếu tố liên quan trong báo cáo thẩm định.

- Lập báo cáo rủi ro và trình báo cáo rủi ro : Cán bộ quản lý rủi ro nghiên cứu hồ sơ Phòng khách hàng cung cấp, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Sau đó ,chuyển báo cáo rủi ro sang phòng khách hàng.

- Xét duyệt cho vay : Ban lãnh đạo yêu cầu phòng khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu. Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay, TTTĐ và BCRR ( ghi ý kiến phê duyệt đồng ý/không đồng ý/các chỉ đạo và các yêu cầu khác) vào TTTĐ.Sau đó ký văn bản trả lời khách hàng ( văn bản trả lời khách hàng do CBTD soạn thảo, lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát, ký tắt).

- Ký kết hợp đồng : Cấp lãnh đạo và khách hàng sau khi đã xem xét tất cả các nội dung nếu thấy hợp lý sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng tín dụng.

- Giải ngân vốn vay: CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh các nội dung trong các chứng từ liên quan.Sau khi kiểm tra tính hợp lý ,hợp lệ của các chứng từ thì

trình cho trưởng phòng tín dụng. Tiếp theo trưởng phòng tín dụng sẽ trình lên lãnh đạo ký duyệt giải ngân nếu các nội dung đã được thông qua.

- Ký phụ lục hợp đồng và các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng: CBTD sau khi trao đổi và thống nhất với khách hàng về các nội dung của phụ lục hợp đồng, CBTD soạn thảo phụ lục/ văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng,trình lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát và ký tắt.

- Kiểm tra, giám sát vốn vay : CBTD cần kiểm tra, giám sát bao gồm: mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tính thanh khoản và giá trị của các tài sản đảm bảo tiền vay…

- Thu nợ và xử lý các phát sinh: Cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi hợp đồng tín dụng, chứng từ kế toán…và các phần mềm hỗ trợ khác để có thể thông báo cho khách hàng về việc thanh toán nợ vay (nợ gốc, lãi vay và các chi phí phát sinh khác) trước thời hạn 5 ngày làm việc. Có thể có những tình huống phát sinh cần CBTD xử lý như: khách hàng trả nợ trước hạn, gia hạn nợ, chuyển khoản quá hạn, thu hồi nợ quá hạn hoặc các phát sinh khác có liên quan về khoản vay.

- Thanh lý HĐTD : Khi bên vay trả hết nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và 2 bên không cần phải lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp do bên vay yêu cầu thì CBTD phải lập biên bản thanh lý hợp đồng gửi lên cho trưởng phòng tín dụng xem xét. Sau đó trình lên cho ban lãnh đạo ký duyệt.

- Giải chấp tài sản: CBTD lập biên bản giao trả tài sản đảm bảo nợ vay trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát, trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký duyệt.

- Luân chuyển, kiểm soát, lưu giữ hồ sơ : Sau khi hoàn tất hợp đồng, CBTD lập bản kê giao nhận hồ sơ và phân tán hồ sơ theo quy định và giao cho các bộ phận có liên quan.

2.2.2 Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại nhánh 2.2.3.1 Phân tích tình hình chung cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình

Bảng 2.4 Tình hình chung về cho vay cá nhân, hộ gia đình

Đơn vị tính : triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Doanh số cho vay 1.064.821 1.375.621 310.800 29,19 Doanh số thu nợ 663.911 815.034 151.123 22,76 Dư nợ 576.421 1.149.092 572.671 99,35 Nợ xấu 5.221 4.439 -782

Tỷ lệ nợ xấu(%) 0,49 0,32

(Nguồn : Phòng KD cá nhân ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đăklăk) Doanh số cho vay cá nhân, hộ gia đình năm 2010 của chi nhánh là 1.375.621 triệu đồng tăng 310.800 triệu đồng, tương ứng 29,19% so với năm 2009 là 1.064.821 triệu đồng. Trước cơ chế thị trường mạnh mẽ như hiện nay, lạm phát tăng mạnh thì nhu cầu cần vốn của nền kinh tế nói chung và khách hàng cá nhân, hộ gia đình nói riêng cũng tăng theo. Doanh số cho vay năm 2010 tăng là do khách hàng vay để sản xuất kinh doanh là chủ yếu, hoạt động kinh doanh của các khách hàng ổn định nên doanh số thu nợ của chi nhánh cũng rất tốt. Năm 2010 chi nhánh thu nợ được 815.034 triệu đồng tăng 151.123 triệu đồng tương ứng 22,76% so với năm 2009 là 663.911 triệu đồng. Công tác thu nợ đạt hiệu quả vậy là nhờ sự chỉ đạo kịp thời, chính xác của ban lãnh đạo; các CBTD làm tốt công tác thu nợ, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng thời hạn; bên cạnh đó còn phải nhắc đến sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế tỉnh nhà.

Trong hoạt động cho vay rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Dù một ngân hàng có hoạt động tốt đến đâu, hiệu quả cách mấy thì rủi ro vẫn có thể xảy ra biểu hiện đó là nợ xấu không thể nào bị loại trừ. Nợ xấu của cho vay cá nhân, hộ gia đình năm 2010 là 4.439 triệu đồng, giảm 782 triệu đồng so với năm 2009 là 5.221 triệu đồng. Đây là do chi nhánh đã có những biện pháp thu hồi nợ và xử lý những khoản nợ quá hạn một cách kịp thời, giảm thiểu tối ra thiệt hại.

2.2.3.1 Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình theo thời hạn Bảng 2.5 Tình hình cho vay cá nhân, hộ gia đình theo thời hạn

(Nguồn : Phòng KD cá nhân ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đăklăk) Phân chia các khoản thời gian nhất định ngân hàng sẽ dễ dàng quản lý nguồn thu nợ để tái cho vay.

- Doanh số cho vay

Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thể loại cho vay, chiếm tới 66,93% và 65,06% trong tổng doanh số cho vay của 2 năm 2009 và 2010, do các khoản vay ở thời hạn này chủ yếu là sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, trồng trọt thời vụ đặc biệt là cây cà phê. Năm 2010 là 894.923 triệu đồng tăng 182.289 triệu đồng ( tương ứng 26,76% ) so với năm 2009 là 515.732 triệu đồng, do thu hồi được nợ sớm nên chi nhánh tập trung cho vay ở thể loại này nhiều. Các khoản vay trung và dài hạn hầu hết là đầu tư vào các công trình xây dựng hay sản xuất kinh doanh lâu dài nên rủi ro là khá cao do đó ngân hàng rất hạn chế cho vay khoản mục này, cả cho vay trung và dài hạn mới chiếm 33,07% và 35,94% trong tổng doanh số cho vay 2 năm. Thêm vào đó là ở

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%)

1. Doanh số cho vay 1.064.821 100 1.375.62 1 100 310.800 29,19 Ngắn hạn 712.634 66,93 894.923 65,06 182.289 25,58 Trung hạn 247.723 23,26 355.780 25,86 108.057 43,62 Dài hạn 104.464 9,81 124.918 9,08 20.454 19,58 2. Doanh số thu nợ 663.911 100 815.034 100 151.123 22,76 Ngắn hạn 482.486 72,67 590.323 72,43 107.837 22,35 Trung hạn 138.596 20,88 195.843 33,18 57.247 41,30 Dài hạn 42.829 6,45 28.868 14,74 -13.961 -32,60 3. Dư nợ 576.421 100 1.149.09 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình tại ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh DakLak” (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w