.2 Các sai lệch có thể xảy ra và biện pháp kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của bác sĩ về việc tư vấn hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng cho bệnh nhân tại bệnh viện da liễu tp hồ chí minh (Trang 35)

Sai lệch Nguyên nhân Biện pháp kiểm soát

Chọn mẫu Chọn sai đối tƣợng nghiên cứu

Tác giả khảo sát trực tiếp từng bác sĩ tại phòng khám và theo sát lịch khám bệnh do bệnh viện cung cấp

Thông tin Đối tƣợng khảo sát không hiểu hoặc hiểu sai về các câu hỏi khảo sát

Bộ câu hỏi đã đƣợc khảo sát thử nghiệm với nhóm nhỏ để chỉnh sửa nội dung.

Tác giả là ngƣời trực tiếp phỏng vấn với từng bác sĩ và giải thích kịp thời về những thắc mắc của bác sĩ nếu có

Nhập liệu Nhập sai số liệu Phần nhập liệu đƣợc kiểm tra lại bởi một ngƣời khác

3.5.2. Kiểm định giá trị của thang đo

Phân tích nhân tố khám phá đƣợc sử dụng đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Các chỉ tiêu quan tâm gồm:

- Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): Trƣớc khi phân tích nhân tố, cần sử dụng phép kiểm KMO để kiểm tra tính phù hợp của bộ số liệu. Trị số của KMO lớn (từ 0,5 đến 1,0) là điều kiện để phân tích nhân tố.

- Hệ số tải nhân tố (factor loadings) là những hệ số tƣơng quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này cần lớn hơn 0,5.

- Hệ số Eigenvalue lớn hơn 1, là phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố.

- Phƣơng sai sai trích lớn hơn 50%.

3.5.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Phép kiểm Cronbach’s Alpha giúp kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Các thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,7 đƣợc xem xét loại.

3.5.4. Phân tích tƣơng quan – hồi qui

Mơ hình hồi qui Ordered Logit đƣợc sử dụng để phân tích quyết định tƣ vấn của bác sĩ dƣới tác động của thái độ bác sĩ về TPCN và đặc điểm dân số học. Mơ hình này cũng đƣợc sử dụng để phân tích tác động của các đặc điểm dân số học đến thái độ của bác sĩ.

Nhằm đảm bảo độ tin cậy của các phƣơng trình hồi qui, tác giả kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến bằng ma trận hệ số tƣơng quan và hồi qui phụ đồng thời loại bỏ ảnh hƣởng của phƣơng sai thay đổi bằng cách thêm Robust vào phƣơng trình hồi qui.

3.5.5. Kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm dân số học

Phép kiểm T-test và ANOVA đƣợc sử dụng để kiểm định sự khác biệt trong thái độ và quyết định tƣ vấn của bác sĩ theo các đặc điểm dân số học bao gồm: tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm và bằng cấp.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, cách lấy mẫu cùng với phƣơng pháp nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả phối hợp với các chuyên gia xây dựng bộ câu hỏi khảo sát theo thang đo Likert 5. Sau đó bảng câu hỏi này đƣợc sử dụng để khảo sát thử 6 bác sĩ nhằm ghi nhận lỗi chính tả, chỉnh sửa ngữ nghĩa câu từ cho rõ ràng dễ hiểu. Sau khi hoàn tất bảng câu hỏi cuối cùng, tác giả xin giấy giới thiệu của khoa và của trƣờng đến xin phép Ban giám đốc và Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện Da Liễu để thực hiện khảo sát. Khảo sát đƣợc thực hiện trên 100 bác sĩ đang công tác tại bệnh viện Da Liễu và có tham gia khám chữa bệnh ngoại trú. Thời gian khảo sát từ ngày 12/02/2017 đến 15/04/2017. Trong chƣơng này, tác giả giải thích rõ ràng hơn về các biến số khảo sát với thang đo cụ thể. Bộ công cụ khảo sát gồm 3 phần: phần đầu giới thiệu mục đích phỏng vấn, yêu cầu phỏng vấn, cam kết với ngƣời cung cấp thông tin; phần thứ hai thu thập đặc điểm của bác sĩ đƣợc phỏng vấn (bao gồm họ tên, năm sinh, giới tính, bằng cấp, kinh nghiệm); phần thứ ba khảo sát thái độ và quyết định tƣ vấn TPCN của bác sĩ gồm 12 câu hỏi chính trong đó có 11 câu hỏi thuộc 4 biến đo lƣờng thái độ của bác sĩ về TPCN và 1 biến đo lƣờng quyết định tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân. Trong quá trình khảo sát, tác giả có sử dụng một số biện pháp nhằm hạn chế các khả năng sai lệch có thể xảy ra. Tiếp theo, tác giả tiến hành nhập liệu bằng phần mềm EXCEL, xử lý và phân tích định lƣợng bằng phần mềm STATA.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Chƣơng này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm 4 phần. Đầu tiên là thống kê mô tả bộ dữ liệu khảo sát bao gồm thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu và thống kê mô tả thái độ và quyết định tƣ vấn của bác sĩ. Tiếp đến, tác giả sử dụng phép kiểm KMO để đảm bảo việc sử dụng mơ hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phù hợp, trình bày kết quả đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt bằng phƣơng pháp phân tích nhân tố và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phép kiểm Cronbach’s Alpha. Phần thứ 3 tác giả trình bày kết quả hồi qui theo mơ hình Ordered Logit. Phần cuối cùng tác giả trình bày kết quả kiểm định sự khác biệt trong thái độ và quyết định tƣ vấn theo các đặc điểm dân số học (tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm và bằng cấp).

4.1. Thống kê mô tả bộ dữ liệu khảo sát

Tác giả khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi giấy với từng bác sĩ. Số lƣợng bác sĩ tiếp cận đƣợc là 102 bác sĩ, có 2 bác sĩ từ chối trả lời khảo sát và 2 phiếu khảo sát không hợp lệ do bỏ sót thơng tin. Sau hơn 2 tháng thực hiện khảo sát, tác giả thu đƣợc 98 phiếu trả lời đạt yêu cầu và tiến hành phân tích số liệu..

4.1.1. Thống kê mơ tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo tuổi, giới tính, bằng cấp chuyên khoa và bằng cấp học thuật đƣợc trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thống kê mơ tả đặc điểm mẫu nghiên cứu Đặc tính Tần số Tỉ lệ % Đặc tính Tần số Tỉ lệ % Đặc tính Tần số Tỉ lệ % Đặc tính Tần số Tỉ lệ % Giới tính Tuổi Nam 41 41,8 30 - 40 57 58,2 Nữ 57 58,2 41 - 50 27 27,5 Bằng cấp chuyên môn > 50 14 14,3

Chuyên khoa 1 50 51 Số năm kinh nghiệm

Chuyên khoa 2 14 14,3 3 – 10 43 44

Bằng cấp học thuật 11 - 25 44 45

Thạc sĩ 30 30,6 > 25 11 11

Tiến sĩ 5 5,1

Số liệu thống kê đặc điểm mẫu nghiên cứu trong bảng 4.1 cho thấy tỉ lệ bác sĩ nữ cao hơn bác sĩ nam nhƣng không chênh lệch quá lớn (58,2% so với 41,8%).

Về độ tuổi, mẫu khảo sát có độ tuổi trung bình là 41 tuổi. Số tuổi nhỏ nhất của mẫu là 30 tuổi, lớn nhất là 67 tuổi. Có 57 bác sĩ từ 40 tuổi trở xuống chiếm 58,2%, 27 bác sĩ tuổi từ 41 đến 50 tuổi chiếm 27,5% và 14 bác sĩ lớn hơn 50 tuổi chiếm 14,3%.

Về số năm kinh nghiệm, mẫu khảo sát có số năm kinh nghiệm trung bình là 14 năm. Bác sĩ có số năm kinh nghiệm nhỏ nhất là 3 năm, lớn nhất là 40 năm. Có 43 bác sĩ có số năm kinh nghiệm từ 3-10 năm chiếm 44%, 44 bác sĩ có số năm kinh nghiệm từ 11-25 năm chiếm 45% và 11 bác sĩ có số năm kinh nghiệm lớn hơn 25 năm chiếm 11%.

Về bằng cấp, mẫu khảo sát có 50 bác sĩ chuyên khoa 1, 14 bác sĩ chuyên khoa 2, 30 thạc sĩ bác sĩ và 5 tiến sĩ bác sĩ. Nhƣ vậy, số bác sĩ theo hƣớng chuyên môn nhiều gấp đôi số bác sĩ theo hƣớng học thuật và khơng có bác sĩ đa khoa, tất cả các bác sĩ đều có bằng cấp sau đại học.

4.1.2. Thống kê mô tả thái độ và quyết định tƣ vấn của bác sĩ về TPCN Bảng 4.2 Thống kê mô tả thái độ và quyết định tƣ vấn của bác sĩ Bảng 4.2 Thống kê mô tả thái độ và quyết định tƣ vấn của bác sĩ

Mã số Thái độ

Điểm quy đổi TLĐƢ tích cực (%) 1–2 (%) 3 (%) 4-5 (%) Hiệu quả 50,8 td1 TPCN chỉ có hiệu quả nhƣ giả dƣợc 15,3 39,8 44,9

td3 Kết hợp TPCN với thuốc thì hiệu quả hơn so với

chỉ dùng thuốc 18,4 31,6 50

td5 TPCN có hiệu quả đối với bệnh nhẹ 15,3 29,6 55,1

td7 TPCN có ích cho bệnh nhân 10,2 36,7 53,1

Đào tạo và nghiên cứu khoa học

82,1 td2 Bác sĩ không cần đƣợc đào tạo đầy đủ về TPCN 16,3 17,4 66,3

td4 Tất cả những ngƣời tƣ vấn về TPCN nên có bằng

cấp y tế 1,0 12,3 86,7

td6 Cần có thêm nhiều nghiên cứu về hiệu quả của

TPCN 0 6,1 93,9

td10 Rất ít bài giảng về TPCN trong chƣơng trình đào

tạo đại học chính qui 7,2 11,2 81,6

Quan hệ giữa TPCN và y học chính thống

82,2 td9 TPCN cần đƣợc quản lý chặt chẽ bởi Bộ y tế 3,1 2,0 94,9

td11

Khi thăm khám và kê đơn, bác sĩ không cần quan tâm đến việc bệnh nhân có đang sử dụng TPCN hay không

12,2 18,4 69,4

Quyết định tƣ vấn

76,5 qdtv

Bên cạnh việc kê đơn thuốc, bác sĩ cần hƣớng dẫn cho bệnh nhân về TPCN (bao gồm không nên dùng và nên dùng)

8,2 15,3 76,5

Tỉ lệ đáp ứng tích cực của bác sĩ đối với từng thái độ là tỉ lệ phần trăm bác sĩ trả lời thái độ đó ở thang điểm 4 và 5. Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy, tỉ lệ đáp ứng tích cực của bác sĩ đối với từng nhóm thái độ: (1) hiệu quả, (2) đào tạo và nghiên cứu khoa học, (3) quan hệ với y học chính thống, (4) độ an toàn lần lƣợt là 50,8%, 82,1%, 82,2%, 32,7%. Có 3 nhóm thái độ có tỉ lệ đáp ứng tích cực cao hơn 50% là (1) hiệu quả, (2) đào tạo và nghiên cứu khoa học, (3) quan hệ với y học chính thống, trong khi đó, tỉ lệ đáp ứng của bác sĩ đối với độ an toàn ở 3 thang điểm là gần nhƣ nhau, 1/3 số bác sĩ cho rằng TPCN khơng an tồn, 1/3 số bác sĩ có ý kiến trung lập và 1/3 bác sĩ tin rằng TPCN là an toàn. Các kết quả thống kê mô tả ở bảng 4.2 đều cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Olchowska-Kotala thực hiện nghiên cứu ở Ba Lan. Biểu đồ 4.1 thể hiện tỉ lệ đáp ứng tích cực của các bác sĩ ở bệnh viện Da liễu Tp.HCM và các bác sĩ ở Ba Lan.

Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ ĐƢTC thái độ của bác sĩ tại BV Da liễu và Ba Lan

50.8% 82.1% 82.2% 32.7% 40.2% 50.9% 37.1% 28.8% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0%

Hiệu quả Đào tạo và nghiên cứu khoa học Quan hệ với y học chính thống Độ an tồn BV Da liễu Ba Lan

Về quyết định tƣ vấn TPCN, có 8 bác sĩ quyết định không tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 8,16%, có 15 bác sĩ có quyết định trung lập, chiếm tỉ lệ 15,31% và có 75 bác sĩ quyết định có tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 76,53%. Nhƣ vậy, hơn ba phần tƣ tổng số các bác sĩ quyết định có tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân.

4.2. Đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo bằng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Các biến trong các thành phần thang đo đƣợc tiến hành phân tích nhân tố khám phá để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến quan sát theo các thành phần.

Với giả thuyết đặt ra trong phân tích này là giữa 11 biến quan sát trong tổng thể khơng có mối tƣơng quan với nhau. Kiểm định KMO có hệ số KMO = 0,6365 > 0,5. Do đó, bác bỏ giả thuyết trên, điều này chứng tỏ sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) là thích hợp trong nghiên cứu này (tham khảo phụ lục 1).

Bảng 4.3 Đánh giá giá trị hội tụ của bộ câu hỏi

Nhân tố Giá trị phƣơng sai

(Eigenvalue) Nhân tố

Giá trị phƣơng sai (Eigenvalue) Nhân tố 1 3,48 Nhân tố 7 0.54 Nhân tố 2 1,56 Nhân tố 8 0,48 Nhân tố 3 1,35 Nhân tố 9 0,38 Nhân tố 4 1,05 Nhân tố 10 0,27 Nhân tố 5 0,98 Nhân tố 11 0,19 Nhân tố 6 0,72

Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 td1 0,7553 td2 0,7151 td3 0,7155 td4 0,8277 td5 0,7688 td6 0,7575 td7 0,7544 td8 0,5404 -0,5753 td9 0,9312 td10 td11 0,8430

Theo kết quả bảng 4.4, có 1 biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,5, biến này không đạt yêu cầu nên tiến hành loại biến này (biến td10). Mặt khác, biến td8 đồng thời giải thích cho 2 nhân tố với giá trị lần lƣợt là 0,5404 và -0,5753 nên td8 bị loại khỏi mơ hình phân tích (chênh lệch hai giá trị nhỏ hơn 0,3). Kết quả sau phân tích nhân tố sau khi loại bỏ biến đƣợc thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo sau điều chỉnh

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 td1 0,7553 td2 0,7151 td3 0,7155 td4 0,8277 td5 0,7688 td6 0,7575 td7 0,7544 td9 0,9312 td11 0,8430

Kết quả phân tích nhân tố từ bảng 4.5 cho thấy có 4 nhân tố trong thang đo, đó là: nhân tố 1 gồm các biến td1, td2, td3, td5, td7; nhân tố 2 gồm td4, td6; nhân tố 3 gồm td11 và nhân tố 4 gồm td9.

Sau khi xác định đƣợc 4 nhân tố trong thang đo, tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy từng thành phần thang đo bằng phép kiểm Cronbach’s Alpha.

4.3. Đánh giá độ tin cậy từng thành phần thang đo bằng phép kiểm Cronbach’s Alpha Alpha

Tác giả sử dụng phép kiểm Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, với tiêu chí hệ số alpha ≥ 0,7 thì nhân tố đó đạt u cầu. Điều này cũng chứng minh rằng thang đo thu đƣợc kết quả có độ tin cậy tốt.

Bảng 4.6 Đánh giá độ tin cậy của thành phần thang đo Nhân tố Giá trị hệ số alpha Kết quả Nhân tố Giá trị hệ số alpha Kết quả

1 0,82 Đạt

2 0,57 Không đạt

3 4

Alpha tổng của 3 nhân tố 0,76 Đạt

Kết quả đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy có 3 nhân tố phù hợp để đƣa vào phân tích, đó là: nhân tố 1 gồm td1, td2, td3, td5, td7; nhân tố 2 gồm td9; nhân tố 3 gồm td11. Với sự sắp xếp lại của các nhân tố, tác giả đặt tên cho các nhân tố nhƣ sau: nhân tố 1 là sự kết hợp của hai nhóm nhân tố hiệu quả (td1, td3, td5, td7) và đào tạo (td2) nên tác giả đặt tên cho nhân tố đại diện là hiệu quả và đào tạo (hieuquavadaotao), nhân tố 2 với tên quản lý (quanly), nhân tố 3 với tên thực trạng sử dụng TPCN (sudung).

4.4. Phân tích kết quả hồi qui

Sau nhiều bƣớc phân tích nhân tố và kiểm định Cronbach’s Alpha, thang đo ban đầu với 11 biến quan sát chỉ còn lại 3 nhân tố. Vì vậy, khung phân tích đƣợc thiết kế lại nhƣ sau:

Hình 4.1 Khung phân tích sau điều chỉnh

Tuổi

Giới tính

Số năm kinh nghiệm

Bằng cấp chuyên môn

Bằng cấp học thuật

Thái độ của bác sĩ

Quyết định tƣ vấn

Đặc điểm dân số học

Hiệu quả và đào tạo

Quản lý

4.4.1. Tác động của dân số học và thái độ của bác sĩ đến quyết định tƣ vấn

Trƣớc khi tiến hành hồi qui, tác giả kiểm tra ma trận hệ số tƣơng quan của các biến đƣa vào phân tích. Kết quả ma trận hệ số tƣơng quan cho thấy biến tuổi có sự tƣơng quan cao với biến kinh nghiệm với hệ số tƣơng quan là 0,96. Do đó, cần lƣu ý vấn đề đa cộng tuyến khi thực hiện hồi qui.

Tác giả tiến hành 3 mơ hình hồi qui bằng phƣơng pháp Ordered Logit với biến phụ thuộc là quyết định tƣ vấn, các biến độc lập lần lƣợt là: (1) tất cả các biến độc lập trừ biến tuổi và biến kinh nghiệm, (2) tất cả các biến độc lập trừ biến tuổi, (3) tất cả các biến độc lập trừ biến kinh nghiệm. Kết quả của 3 mơ hình là khác nhau (với mức ý nghĩa 5%). Đồng thời, tác giả cũng tiến hành 2 mơ hình hồi qui phụ với biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của bác sĩ về việc tư vấn hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng cho bệnh nhân tại bệnh viện da liễu tp hồ chí minh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)