Kiểm định nhân quả Granger (Granger Causility)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ mỹ lên thị trường chứng khoán các nước khu vực ASIA (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kiểm định nhân quả Granger (Granger Causility)

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nhân quả Granger

BIẾN

Từ 07/2000 đến 12/2007 Từ 01/2008 đến 12/2016

D(FBR) DLSP FBR DLSP

F thống kê Giá trị P F thống kê Giá trị P F thống kê Giá trị P F thống kê Giá trị P

Với độ trễ là 2 tháng DLSP 0.8103 0.4482 3.0501* 0.0517 DLVNI 0.2571 0.7739 2.2680 0.1100 6.7870*** 0.0017 17.5484*** 0.0000 DLSTI 1.1608 0.3183 46.6246*** 0.0000 1.4984 0.2284 81.9588*** 0.0000 DLSET 0.1475 0.8631 3.4187** 0.0375 6.9866*** 0.0014 0.7309 0.4840 DLTAIEX 0.5446 0.5821 19.3032*** 0.0000 1.0838 0.3422 60.3089*** 0.0000 DLHSI 1.1164 0.3324 0.1611 0.8515 3.5648** 0.0319 0.3359 0.7155 DLKOSPI 0.0674 0.9348 4.8205** 0.0105 3.7320** 0.0273 2.6388* 0.0764

Ghi chú:

𝐻0: D(FBR) (hoặc FBR) khơng có quan hệ nhân quả Granger đến Biến

𝐻0: DLSP khơng có quan hệ nhân quả Granger đến Biến.

*, ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa lần lượt 10%, 5% và 1%

Tác giả sử dụng kiểm định nhân quả Granger nhằm mục tiêu xác định mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu trước khi đưa vào mơ hình VAR. Kết quả kiểm định nhân quả Granger cũng như kết quả ước lượng mơ hình VAR rất nhạy cảm với độ trễ tối ưu được chọn khi thực hiện ước lượng. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn độ trễ là 2 để xem xét mối quan hệ nhân quả Granger của lãi suất công bố của FED và tỷ suất sinh lời chứng khoán S&P 500 đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu trên TTCK ASIA. Việc xem xét này nhằm mục đích kiểm tra mức độ phụ thuộc của TTCK các nước được nghiên cứu trong khu vực ASIA với sự thay đổi của CSTT Mỹ cũng như những biến động trên TTCK Mỹ.

Từ kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 4.4 cho thấy rằng trong giai đoạn trước khủng hoảng, khơng tìm thấy dấu hiệu biến lãi suất công bố của FED có quan hệ nhân quả Granger đến sự biến động lợi nhuận trên TTCK các nước ASIA. Hay nói cách khác, các TTCK ASIA hầu như không chịu tác động của sự thay đổi trong CSTT Mỹ thông qua điều chỉnh lãi suất công bố của FED. TTCK Mỹ có quan hệ nhân quả Granger lên TTCK Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc với mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5%, 1% và 5%. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau khủng hoảng, phát hiện sự nhạy cảm của những cú sốc trong CSTT Mỹ lên TTCK Việt Nam, Thái Lan (với mức ý nghĩa 1%), Hồng Kông và Hàn Quốc (với mức ý nghĩa 5%) và những biến động của TTCK Mỹ lên TTCK Việt Nam, Singapore, Đài Loan (với mức ý nghĩa 1%) và Hàn Quốc (với mức ý nghĩa 10%). Điều này thể hiện sự hội nhập của TTCK các nước ASIA với thế giới trong ngắn hạn (với độ trễ 2 tháng). Để xác định chính xác những phản ứng của CSTT Mỹ lên TTCK các nước ASIA, mơ hình VAR được sử dụng để phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ mỹ lên thị trường chứng khoán các nước khu vực ASIA (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)