bởi hệ thống ngân hàng
Pooled regression Fix effects GLS Random effects Q DCBS GDS TRADE GOV INF C R2 0.2106 0.4064 0.3766 Likelihood Test (p-value) 6.88 0.0000 Hausman test 107.41 (p-value) Breusch-Pagantest (p-value) 0.0000 19.99 0.0000
Ghi chú: Giá trị thống kê được thể hiện trong ngoặc đơn. Ký hiệu ***, ** và* lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
* Bảng 4.8 cho thấy:
(4)Tiến hành chạy hồi quy PooledOLS và FEM, với các giả thuyết sau: Ho: Mơ hình Pooled OLS phù hợp hơn FEM
H1: Mơ hình FEM phù hợp hơn Pooled OLS
Kết quả kiểm định Likelihood cho thấy hệ số F = 6.88, với p-value = 0.0000<5%. Do đó, giả thuyết H0 bị bác bỏ.
(5) Hồi quy FEM và REM được tiến hành với các giả thuyết sau: Ho: Mơ hình REM phù hợp hơn FEM
H1: Mơ hình FEM phù hợp hơn REM
Kiểm định Hausman với giá trị kiểm định chi2=107.41, với p-value = 0.000<5%. Do đó, giả thuyết H0 cho rằng mơ hình REM phù hợp hơn mơ hình FEM cũng bị bác bỏ.
(6) Hồi quy OLS và REM được tiến hành với các giả thuyết sau: Ho: Mơ hình Pooled OLS phù hợp hơn REM
H1: Mơ hình REM phù hợp hơn Pooled OLS
Kiểm định Breusch-Pagan được sử dụng với giá trị chibar2 = 19.99, p-value = 0.0000<5%. Do đó, giả thuyết Ho cho rằng Pooled OLS phù hợp hơn REM bị bác bỏ.
Như vậy, từ kết quả hồi quy (4), (5) và (6), mơ hình ước lượng hiệu quả nhất trong việc kiểm định vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước EU khi hồi quy với cặp biến DCBS và GDS là mơ hình FEM. Với mơ hình FEM được lựa chọn, nghiên cứu tiếp tục thực hiện các kiểm định Wald nhằm kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và sử dụng hệ số F trong kiểm định Wooldridge để kiểm tra hiện tượng tương quan chuỗi, với các giả thuyết sau:
Ho: Khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và Khơng có hiện tương tương quan chuỗi
H1: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và Có hiện tượng tương quan chuỗi
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định phương sai không đổi và tương quan chuỗi đối với hồi quy biến DCBS
Chỉ tiêu Giá trị kiểm định Giá trị p-value
Kiểm định phương sai thay
đổi Chi2 = 659.75 0.0000
Kiểm định tương quan
chuỗi F=159.538 0.0000
(Nguồn: kết quả xử lý số liệu tác giả thực hiện trên phần mềm Stata)
Bảng 4.9 cho thấy các giả thuyết Ho đều bị vi phạm với các giá trị p-value = 0.0000<5%. Do đó, tương tự như trên, để xử lý hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan, nghiên cứu sử dụng ước lượng GLS để đưa ra ước tính phù hợp cho mơ hình FEM đã chọn.
Kết quả qua xử lý GLS được thể hiện ở cột 2 bảng 4.8. Kết quả hồi quy GLS cho thấy giá trị hệ số Q và TRADE không mang ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, việc sử dụng DCBS và GDS để đo lường tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các nước Liên minh châu Âu, hệ số hồi quy của biến GDS có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp với dự đoán mối quan hệ trong dài hạn giữa tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế theo mơ hình lý thuyết và cũng phù hợp với nghiên cứu trước đó của Becsi và Wang (1997) về việc một lĩnh vực tài chính phát triển có thể đóng góp tích cực cho việc gia tăng tiết kiệm, từ đó khuyến khích đầu tư, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Hệ số hồi quy GDS là 0.094 cho biết khi tỷ lệ tiết kiệm trên GDP tăng 1% sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên 0.094%.
Trái với GDS, biến số DCBS lại có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Kết quả này không giống với một số nghiên cứu trước đây cho rằng tỷ lệ DCBS trên GDP cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hệ số hồi quy DCBS là -0.019 với mức ý nghĩa 1% giải thích khi tỷ lệ DCBS so với GDP tăng 1% thì có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế 0.019%. Điều này có thể được giải thích là do trong giai đoạn nghiên cứu hệ thống ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả, dẫn đến việc
phân bổ nguồn tín dụng chưa hợp lý để phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia EU.
Bên cạnh các yếu tố đại diện cho phát triển tài chính thì yếu tố chi tiêu chính phủ và lạm phát cũng có tác động nhất định đến tăng trưởng kinh tế. Với mức ý nghĩa thống kê 1%, hệ số GOV là -0.42 cho thấy chi tiêu chính phủ có tác động ngược chiều đối với tăng trưởng. Khi tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP tăng 1% thì mức tăng trưởng kinh tế được đánh giá là giảm đi 0.42%. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Hassan và cộng sự (2011). Trong khi đó, lạm phát lại có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này trái với nghiên cứu của Hassan, khi cho rằng một tỷ lệ lạm phát nhất định sẽ phù hợp và có thể có tác động kích thích tăng trưởng kinh tế.
4.3 Hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp cho khu vực tư Bảng 4.10. Kết quả đo lường hệ số VIF Bảng 4.10. Kết quả đo lường hệ số VIF
(Nguồn: kết quả xử lý số liệu tác giả thực hiện trên phần mềm Stata)
Tương tự như hồi quy với cung tiền M2 và DCBS nêu trên, để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, sau khi chạy hồi quy Pooled OLS, tác giả tiến hành đo lường hệ số VIF. Bảng 4.10 cho thấy các hệ số đều nhỏ hơn 10. Từ đó, có thể nhận định chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy có hiện tượng đa cộng tuyến trong phương trình hồi quy với DCPS và GDS.
Kết quả đo lường hồi quy Pooled OLS, FEM, REM được trình bày trong bảng 4.11