Liên hệ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia liên minh châu âu (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.3 Liên hệ Việt Nam

Hệ thống tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, đóng vai trị chủ chốt trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc cấu trúc lại một thị trường tài chính hiện đại và hài hịa giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Tham khảo phụ lục B về “Thực trạng phát triển và vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”.

Một số giải pháp tăng cường ổn định tài chính tại Việt Nam:

- Thứ nhất, Tăng cường tính kỷ luật và an tồn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngân hàng nhà nước cần xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về công bố thông tin, trong đó có các chế tài thích hợp nếu khơng tuân thủ và được áp dụng đối với tất cả các ngân hàng thương mại, nhằm bảo đảm tính cơng khai, minh bạch về thơng tin tài chính như các ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khốn. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đẩy nhanh q trình chỉnh lý tiêu chuẩn kế tốn và đảm bảo theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cần sửa đổi trong ba mảng chính như: linh hoạt hơn trong trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cho phép hướng tới thông qua các phương pháp tiếp cận các chu kỳ (ví dụ như trích lập dự phịng tổn thất dự kiến), thắt chặt các quy định về việc hợp nhất các rủi ro ngoại bảng và áp dụng giá trị kế tốn hợp lý cho các loại cơng cụ tài chính.

Thông tin minh bạch cũng giúp những người tham gia thị trường giám sát tốt hơn các rủi ro quá mức của các ngân hàng. Một mặt, nhằm giải quyết các rủi ro đạo đức xuất phát từ các tổ chức tài chính. Mặt khác, các ngân hàng cũng nên có chương trình giảng dạy, tổ chức các buổi trao đổi để trang bị cho cán bộ nhân viên ngân hàng mình những kiến thức cơ bản nhất về tội và hành vi vi phạm vào tội này. Ðó chính là một trong những biện pháp phòng tránh rủi ro hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Về cơ cấu các tổ chức tín dụng cần được thực hiện quyết liệt hơn, nhanh chóng loại bỏ hoặc củng cố những tổ chức tín dụng yếu kém; nâng cao năng lực về quản trị, về chất lượng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng cần đẩy mạnh hơn nữa. Ngân hàng nhà nước cần ban hành sớm quy định về khung quản trị rủi ro đối với tổ chức tín dụng, trong đó cần tiếp cận các chuẩn mực an toàn hoạt động ngân hàng, thúc đẩy các tổ chức tín dụng trong việc nâng cao năng lực quản trị, thực hiện các chuẩn mực an toàn, đồng thời tăng cường kỷ luật hành chính nếu tổ chức tín dụng không đáp ứng được.

- Thứ hai, Ngân hàng nhà nước cần kiên định lập trường điều hành chính sách thận trọng và linh hoạt

Ngân hàng nhà nước cần tăng cường điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mơ khác nhằm kiểm sốt lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến công tác thanh tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao hiệu quả, trách nhiệm của kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý căn bản nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an tồn hệ thống; lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đi đơi với chính sách thận trọng và linh hoạt, hệ thống ngân hàng nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông: chủ động truyền thông, cung cấp thông tin, phổ biến, tuyên truyền chủ trương chính sách điều hành của ngân hàng nhà nước và hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh truyền thơng về hoạt động thanh tốn để thúc đẩy phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt; tăng cường các chương trình giáo dục tài chính cộng đồng, nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng.

- Thứ ba, Cung ứng vốn từ một hệ thống tài chính hiện đại hóa.

Chúng ta đều biết, vốn đóng vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được xem như là huyết mạch của nền kinh tế. Việc cung ứng vốn từ hệ thống tài chính hiện đại hóa cần tiếp tục giữ vai trị chủ chốt trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội, tiếp tục vai trị địn bẩy hỗ trợ tăng trưởng ở mức cao. Trong giai đoạn 2011-2015, yếu tố vốn đóng góp trên 54% vào tăng trưởng GDP. Trong giai đoạn 2016-2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất định, sự

phục hồi nhu cầu thế giới còn chậm chạp, trong khi kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, cung ứng vốn từ hệ thống tài chính sẽ tiếp tục đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhưng thay vì phát triển theo chiều rộng, cần phải chú trọng phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu, hiện đại hơn, giúp cung ứng vốn hiệu quả hơn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia liên minh châu âu (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)