Bảng 4.2 trình bày tương quan giữa các biến trong mơ hình. Hệ số tương quan giữa UEMP và MW âm, chứng tỏ rằng, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa số thất nghiệp trẻ và tiền lương tối thiểu của các quốc gia. Tương tự, mật độ cơng đồn càng tăng thì số lượng thất nghiệp trẻ càng giảm vì hệ số tương quan giữa hai biến âm và bằng -0,2889. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 25 – 54 và tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 20 – 24 tương quan dương với số lao động thất nghiệp trẻ. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập và số lao động trẻ thất nghiệp trong tồn bộ mẫu có độ lớn rất nhỏ. Giá trị p-value tính tốn được khi kiểm định giả thuyết “H0: hệ số tương quan tổng thể giữa số lượng thất nghiệp và các biến độc lập bằng 0” có giá trị rất nhỏ, chứng tỏ giữa thất nghiệp và các biến độc lập đưa vào mơ hình thực sự có tương quan với nhau.
Bảng 4.2. Hệ số tương quan
UEMP MW TRADE UE54 POP
UEMP 1.0000 ----- MW -0.1359 1.0000 (0.0054) ----- TRADE -0.2889 0.1992 1.0000 (0.0000) (0.0000) ----- UE54 0.0913 -0.1691 -0.0518 1.0000 (0.0626) (0.0005) (0.2909) ----- POP 0.2695 -0.5197 -0.0253 -0.1287 1.0000 (0.0000) (0.0000) (0.6060) (0.0085) -----
Ghi chú: Giá trị p-value được trình bày trong ngoặc đơn
Tuy nhiên, các hệ số tương quan được đề cập ở chỉ thể hiện được mức độ tương quan tuyến tính của các biến dựa trên dữ liệu thu thập được của tồn mẫu; chưa tính đến các đặc điểm riêng biệt của các quốc gia. Do đó, bảng kết quả hệ số tương quan trong trường hợp này chỉ nhằm mục đích tham khảo, không đánh giá đúng được mối tương quan giữa các biến.
Kết quả từ bảng 4.3 cũng cho thấy rằng, hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình khơng vượt q khoảng (-0,8; 0,8). Vì vậy, mơ hình được sử dụng trong nghiên cứu này không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.