Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của mức lương tối thiểu đến tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ (Trang 57 - 58)

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng mối quan hệ giữa mức lương tối thiểu, tỷ lệ dân số, tỷ lệ thất nghiệp độ tuổi 25 – 54 đối với số lượng thất nghiệp của lao động trẻ độ tuổi 20 – 24 ở các nước trên thế giới.

Mức lương tối thiểu thường được sử dụng như là cơng cụ đảm bảo tính pháp lý của Nhà nước đối với người lao động trong mọi ngành nghề đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. Tuy nhiên, các quy định về lương tối thiểu có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp với người lao động, đặc biệt người lao động có trình độ và tay nghề thấp. Vì vậy, cần đưa ra các phân tích hợp lý để đóng góp các chính sách phù hợp giúp giảm đi tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ tại Việt Nam. Tác giả đưa ra một số đề xuất chung như sau:

Thứ nhất, tại Việt Nam, tình trạng người lao động có trình độ và tay nghề thấp chưa được người sử dụng lao động đảm bảo được hưởng đúng quyền lợi theo Luật lao động và trả tiền lương đúng với sức lao động vẫn cịn tồn tại, do đó cần hồn thiện thể chế thị trường lao động và khung pháp lý như thực hiện đúng luật lao

động, bảo hiểm lao động, khắc phục tình trạng bất hợp lý trong quyền lợi được hưởng của người lao động, nhất là lao động trẻ trong các doanh nghiệp hiện nay. Tiền lương và thu nhập của người lao động phải phù hợp với chất lượng và số lượng công việc mà họ đã thực hiện, đồng thời đảm bảo được tối thiểu các điều kiện làm việc đúng theo quy định của phát luật.

Thứ hai, bên cạnh việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng để đảm bảo người lao động được được chi trả mức lương đáp ứng mức sống tối thiểu từng vùng, cần có các biện pháp nâng cao tay nghề của người lao động trẻ có trình độ và tay nghề thấp, nhằm hạn chế số lượng người lao động có thu nhập bằng với mức lương tối thiểu và chiếm đa số trong lực lượng lao động chịu ảnh hưởng từ chính sách tăng mức lương tối thiểu, cụ thể như: phát triển hệ thống dạy nghề cho người lao động trẻ ở các cấp trình độ nhằm đáp ứng được nhu cầu về lao động có tay nghề của thị trường lao động theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; phát triển các chính sách hỗ trợ đào tạo lao động trẻ được tiếp cận hệ thống đào tạo sơ cấp nghề, trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề sau khi tốt nghiệp trung học, hạn chế tối đa số lượng lao động trẻ tham gia thị trường lao động nhưng khơng có đủ kỹ năng để tiếp cận các cơng việc có tiền lương và thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống; khuyến khích người lao động nâng cao trình độ và tay nghề để đáp ứng được nhu cầu lao động của doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hay xa hơn là doanh nghiệp của các nước khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của mức lương tối thiểu đến tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)