2013-2015
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 1.Giá trị tổng SP trong huyện Tỷ đồng 1.512 1.888,08 2.401,57
Nông, thủy sản Tỷ đồng 930,8 1.232,9 1.523,3
Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 376,36 432,36 577,02
Thương mại - Dịch vụ Tỷ đồng 204,84 222,82 301,25
2.Tốc độ tăng trƣởng % 13,02 24,87 26,19
Nông, lâm, thủy sản % 19,84 32,46 23,56
Công nghiệp – xây dựng % 9,15 14,88 33,46
Thương mại - Dịch vụ % 11,64 8,78 35,2
3.Cơ cấu tổng SP theo ngành % 100 100 100
Nông, lâm, thủy sản % 61,56 65,29 63,43
Công nghiệp – xây dựng % 24,89 22,9 24,03
Thương mại - Dịch vụ % 13,55 11,81 12,54
4.Thu nhập BQ đầu ngƣời Triệu đồng 16,89 19,78 22,52 5.Thu NSNN tại địa bàn Triệu đồng 42.763 44.444 36.634 6.Chi ngân sách địa phƣơng Triệu đồng 617.366 794.211 659.818
(Nguồn: Báo cáo UBND huyện năm 2013,2014,2015)
* Ngành nông nghiệp.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3.233,822 tỷ đồng; trong đó trồng trọt 2.629,236 tỷ đồng, chăn nuôi 299.608 tỷ đồng, dịch vụ 304.979 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trong nơng nghiệp bình qn 5 năm (2011 – 2015) là: 7,03%,
- Cơ cấu kinh tế GDP đến năm 2015 nông nghiệp chiếm 33%; cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông nghiệp: Trồng trọt chiếm 80,58%, chăn nuôi chiếm 7,94% , dịch vụ nông nghiệp chiếm 11,47% .
- Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế của huyện; trong tương lai, nơng nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính trong phát triển kinh tế, trồng trọt chiếm tỷ trọng 80,58% khá cao trong nông nghiệp.
* Ngành trồng trọt:
Thời gian qua, ngành trồng trọt đã sử dụng có hiệu quả diện tích đất trồng lúa, đất trồng mía, đất trồng rau màu, tập trung đầu tư thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển vùng lúa chất lượng cao, tăng diện tích gieo trồng và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Ngành trồng trọt của huyện trong thời gian qua phát triển tốt, từng bước đa dạng hóa cây trồng và cơ cấu mùa vụ trong sản xuất hợp lý như: ngăn được mặn, né được rầy, năng suất một số cây trồng ngày càng nâng cao như cấy lúa, bắp,… công tác bảo vệ thực vật đã được chú trọng; các loại dịch bệnh đã được khống chế như dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá không xảy ra, bệnh than trên mía. Sản xuất lương thực của huyện trong những năm qua có bước phát triển đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng, mặt khác nhờ các cơng trình thủy lợi đã được đầu tư, nên diện tích lúa vụ đơng xuân qua các năm tăng rất nhanh… Qua bảng số liệu 4.3 phụ lục 2 ta thấy năm 2015 sản lượng lúa 262.007 tấn, sản lượng bắp 10.408 tấn, khoai lang 7.320 tấn, khoai mì 3.921 tấn, rau các loại 157.094 tấn, đậu phộng 590 tấn, đậu các loại 507,22 tấn. Tuy nhiên, có một số cây trồng chưa đạt, đặc biệt là cây màu diện tích, năng suất cịn thấp; các hộ dân chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường nơng dân cịn tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình, tình trạng sản xuất rơi vào vòng luẫn quẫn được mùa mất giá còn diễn ra hàng năm. Sau cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày cũng phát triển ổn định, trên đất giồng cát.
* Chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nơng nghiệp, nhưng trong thời gian dài chăn nuôi ở huyện phát triển chậm, phân tán, qui mơ nhỏ, trình độ thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong những năm gần đây chăn nuôi đã bắt đầu phát triển, chiếm tỷ trọng thấp so với trồng trọt trong cơ cấu ngành nơng nghiệp. Tính đến cuối năm 2015, giá trị sản lượng chăn nuôi đạt 47,09 tỷ đồng chiếm 9,15% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp
- Giá trị thủy, hải sản đạt 482,52 tỷ đồng. Trong đó, khai thác biển 134,0 tỷ đồng, khai thác nội đồng đạt 5,24 tỷ đồng, nuôi thủy sản đạt 278 tỷ đồng, dịch vụ thủy sản đạt 113, 7 tỷ đồng.
- Tốc độ tăng trưởng thủy sản bình quân 5 năm (2011 – 2015) tăng 13,85% cơ cấu kinh tế GDP lĩnh vực thủy sản năm 2015 chiếm 10,51% .
- Tổng sản lượng thủy, hải sản đạt 42.456 tấn.
Thủy sản của huyện trong ba năm phát triển tốt, bước đầu thực hiện được nhiều mơ hình ni tơm sú, tơm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ao nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao; mơ hình ni cá lóc đã được phát triển trên diện rộng cập theo tuyến sơng Hậu góp phần tăng thu nhập của hộ dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội của huyện.
4.1.2.2. Đánh giá chung về hiện trạng kinh tế xã hội:
- Trà Cú là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất nông-ngư nghiệp đa dạng, phong phú. Những năm qua, từ khi có hệ thống cống ngăn mặn cùng các cơng trình thủy lợi phục vụ dân sinh, sản xuất nơng nghiệp của huyện đã có bước khởi sắc, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp luôn đạt cao, nhờ đó đời sống của nơng dân trong huyện được cải thiện.
- Nhiều mơ hình sản xuất đa dạng như: mơ hình 2 lúa-1 màu, mơ hình thâm canh cây mía, trồng cây ăn trái trên đất giồng cát, mơ hình ni bị lai Sind sinh sản… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị trên 1 ha canh tác tăng gấp 1,15 lần năm 2015 so với năm 2011, thu nhập hộ nông dân tăng lên từ 17 triệu đồng/người/ năm lên 22 triệu đồng/người/năm so với năm 2013.
Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp của huyện trong những năm qua cũng đã bộc lộ những yếu kém như sau:
Nông nghiệp của huyện trong thời gian qua phát triển còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai, nhất là chưa sử dụng đúng mức tài nguyên đất giồng cát
để trồng màu, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…tận dụng tài nguyên đất nhiễm mặn vùng Láng để phát triển nuôi trồng thủy sản chưa tốt, chưa tận dụng hết các vùng đất thường xuyên bị ngập úng. Trong sản xuất còn tập trung cho cây lúa là chủ yếu, từ đó hiệu quả trên 1 diện tích đất canh tác cịn thấp, thu nhập của nông dân khơng cao, nên chậm xóa nghèo trong nơng thơn.
4.1.2.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Trà Cú
Theo thống kê năm 2015 Trà Cú có tổng dân số chung 156.212 người, trong đó dân số nơng thơn chiếm trên 92% dân số, dân tộc Khmer chiếm 61,8%. Diện tích đất tự nhiên 37.645 ha. Trà Cú là huyện tương đối đông dân trong tỉnh, mật độ dân số là 497 người/km2 (trung bình của tỉnh 434 người/km2). Dân cư phân bố không đều, thường tập trung ở thị trấn, trung tâm xã và ven đường giao thơng, cịn vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt.
Bảng 4.4. Lực lƣợng lao động chia theo giới tính, thành thị/nơng thơn đến
ngày 31/12/2015
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Cú năm 2016)
4.2. Thực trạng vai trị phụ nữ nơng thơn trong phát triển kinh tế
4.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện
4.2.1.1. Nữ theo các nhóm tuổi