.12 Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ tại các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 64 - 66)

ĐVT: % Nguồn cung cấp thông tin Xã Kim

Sơn Xã Ngọc Biên Xã An Quảng Hữu Bình quân - Từ chồng 42 38 36 38,67

- Hội phụ nữ, hội nông dân 86 90 84 86,67

- Từ họ hàng, người thân 64 52 70 62,00

- Cán bộ khuyến nông 36 48 34 39,33

- Xem ti vi, đài, sách báo, tạp chí

72 54 68 64,66

- Kinh nghiệm của bản thân 58 48 66 57,33

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2016) Qua bảng số liệu 4.12 cho thấy tại các vùng nghiên cứu cho thấy, hầu như phụ nữ đảm nhiệm tham gia vào các cơng việc trong gia đình từ việc tạo thu nhập tới vai trò làm mẹ, làm vợ. Qua các năm, số phụ nữ được tiếp cận thông tin từ cán bộ khuyến nơng, từ hội đồn thể có tăng lên nhưng vẫn chưa nhiều, chủ yếu là họ nhận thông tin từ người Hội phụ nữ, hội nơng dân chiếm tỷ lệ bình quân (86,67%),

từ họ hàng người thân(62%), kế đến là xem ti vi, sách báo (64,66%). Tuy được tiếp cận các nguồn thông tin nhưng chưa phong phú, còn nhiều mặt hạn chế.

4.2.2.4.Vai trị trong phân cơng sản xuất nông nghiệp

Trong đời sống nông hộ, phụ nữ và nam giới đều tham gia các hoạt động sản xuất tạo thu nhập, nhằm phát triển kinh tế gia đình. Các hoạt động tạo thu nhập trong hộ hết sức phong phú và đa dạng từ việc làm đồng, trồng trọt, chăn nuôi đến việc mua bán nhỏ lẻ hoặc các nghề tiểu thủ công nghiệp như: đan đát, dệt chiếu, … tại địa phương.

Hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp trồng trọt, chăn ni, ngồi ra cũng cịn một số hộ làm nghề phi nơng nghiệp, dịch vụ, buôn bán nhỏ… Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, trồng màu bao gồm các hoạt động như: làm đất, gieo hạt, chăm sóc, gặt, phơi... Lao động trong hoạt động chăn ni như mua thức ăn, chăm sóc, bán sản phẩm.

Trên địa bàn nghiên cứu, người chồng thường làm những công việc năng nhọc như cày bừa, phun thuốc còn phụ nữ ngồi các cơng việc nội trợ trong gia đình thì cịn tham gia sản xuất nông nghiệp như cấy, nhổ cỏ, tham gia thu hoạch và bán sản phẩm,… Trong sản xuất lúa tỷ lệ phụ nữ tham gia làm đất chỉ chiếm 3,3%, trong khi nam giới chiếm tỷ lệ khá cao đối với công việc này (59,3%), cả hai tham gia làm đất chỉ chiếm 14%. Công việc thu hoạch sản phẩm như phơi lúa thì địi hỏi sử dụng ít cơng sức thì phụ nữ tham gia nhiều hơn (chiếm 25,3%), còn cả hai vợ chồng cùng tham gia cho hoạt động này chiếm 57,3% và tỷ lệ thuê mướn người khác rất thấp chiếm 2,6%.

Phân công lao động trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, người vợ hầu như đảm nhận các công việc từ việc đi mua thức ăn chiếm (49,3%), chăm sóc (57,3%), cho đến bán sản phẩm (52,7%), trong khi đó người chồng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp cho các hoạt động này như mua thức ăn 32,6%, chăm sóc 20,0%, bán hàng 18,7%. Các hoạt động chăn ni trong gia đình là hoạt động nhỏ lẻ, địi hỏi sử dụng ít sức lao động và phụ nữ là người thường xuyên ở nhà

nhiều hơn để làm những cơng việc nội trợ, chăm sóc gia đình, vì vậy phự nữ thường tham gia các hoạt động này nhiều hơn nhằm để tạo thêm thu nhập trong gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)