Mô tả biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển châu á (Trang 41)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Mô tả biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu

Bảng 3.1. Mô tả biến

Biến Ký hiệu Mô tả Nguồn

Biến phụ thuộc

Tốc độ tăng trưởng

GDP GDPGR

Phần trăm thay đổi trong

GDP ở năm t và năm t – 1 World Bank Tốc độ tăng trưởng

GDP trên đầu người GDPPCGR

Phần trăm thay đổi trong GDP trên đầu người ở năm t và năm t – 1

World Bank

Biến độc lập

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI

Tỷ lệ dịng vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài trên GDP World Bank Dòng vốn viện trợ

nước ngồi AID

Tỷ lệ dịng vốn viện trợ

nước ngoài trên GDP World Bank

Lạm phát INF

Phần trăm thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng ở năm t và năm t – 1

World Bank

Tiết kiệm nội địa SAV Tỷ lệ tiết kiệm nội địa trên

GDP World Bank

Đầu tư nội địa INV Tỷ lệ đầu tư nội địa trên

GDP World Bank

Độ mở cửa thương

mại TRADE

Tổng xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia trên GDP

WorldBank

Chi tiêu chính phủ GOVEXP Tỷ lệ chi tiêu chính phủ

Tăng trưởng dân số POPGR

Phần trăm thay đổi trong tổng dân số ở năm t và năm t – 1

World Bank

3.3.1. Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Luận văn sử dụng dữ liệu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào rịng (net FDI inflows) của World Bank. Theo IMF, dòng vốn FDI vào ròng được xem như là dòng vốn đầu tư dài hạn của một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, trực tiếp tham gia quản lý, điều hành hoạt động (phải chiếm ít nhất 10% cổ phần có quyền biểu quyết) của một doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế không phải quốc gia của nhà đầu tư đang kinh doanh. Theo đó, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường bao gồm tổng của vốn đầu tư ban đầu cộng với lợi nhuận tái đầu tư và các khoản nợ nội bộ trên cán cân thanh toán.

FDI là một trong các dịng vốn nước ngồi có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Theo đó, có rất nhiều cách mà dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ở cả góc độ lý thuyết lẫn thực nghiệm. Cụ thể, ở góc độ lý thuyết, mơ hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển, hay cịn được gọi là mơ hình tăng trưởng kinh tế ngoại sinh, được đề xuất bởi Solow (1956) đã cho rằng FDI có thể góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bằng cách gia tăng vốn khả dụng của quốc gia. Bởi vì một sự gia tăng trong vốn khả dụng có thể giúp nền kinh tế gia tăng sản lượng, và kết quả là sẽ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Tương tự vậy, mơ hình tăng trưởng kinh tế nội sinh được đề xuất bởi Romer (1986) cũng cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp quốc gia nhận đầu tư cải thiện tăng trưởng kinh tế nhờ vào hiệu ứng lan tỏa công nghệ. Khi quốc gia nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thì sẽ gián tiếp tiếp thu các kiến thức, công nghệ cao từ các quốc gia đã phát triển. Do đó, sẽ có thể gia tăng năng suất sản xuất, sản lượng cao hơn và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn. Hiệu ứng tích cực này nhận được nhiều sự ủng hộ của các nghiên cứu trước đây khi cung cấp các phát hiện cho thấy rằng dịng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngồi sẽ giúp các quốc gia nhận đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu như Borensztein và các cộng sự (1998), De Mello (1999), Benoga và Sanchez - Robles (2003), Makki và Somwaru (2004), Seetanah và Khadaroo (2007), Hansen và Anis (2012), Gui-Diby (2014) và Iamsiraroj (2016).

Từ các bằng chứng thực nghiệm và các lý thuyết đã nêu, luận văn kỳ vọng rằng hệ số hồi quy của biến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ mang dấu dương ở các mơ hình hồi quy, ngụ ý rằng dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nhận đầu tư.

3.3.2. Dòng vốn viện trợ nƣớc ngồi

Dịng vốn viện trợ nước ngoài bao gồm các khoản viện trợ khơng hồn lại, viện trợ có hồn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển.

Tương tự như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, dịng vốn viện trợ nước ngoài cũng là một trong các dòng vốn nước ngồi có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Theo đó, có rất nhiều cách mà dịng vốn viện trợ nước ngồi có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ở cả góc độ lý thuyết lẫn thực nghiệm. Cụ thể, ở góc độ lý thuyết, mơ hình tăng trưởng tân cổ điển, hay cịn được gọi là mơ hình tăng trưởng ngoại sinh, được đề xuất bởi Solow (1956) đã cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách gia tăng vốn khả dụng của quốc gia. Bởi vì một sự gia tăng trong vốn khả dụng có thể giúp nền kinh tế gia tăng sản lượng, và kết quả là sẽ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Hiệu ứng tích cực này nhận được nhiều sự ủng hộ của các nghiên cứu trước đây khi cung cấp các phát hiện cho thấy rằng dịng vốn viện trợ nước ngồi có thể giúp các quốc gia tiếp nhận đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu bao gồm Papanek (1973), Fayissa và El – Kaissy (1999), Karras (2006), Feeny và McGillivray (2008), Asteriou (2009).

Từ các bằng chứng thực nghiệm và các lý thuyết đã nêu, luận văn kỳ vọng rằng hệ số hồi quy của biến dịng vốn viện trợ nước ngồi sẽ mang dấu dương ở các mơ hình hồi quy, ngụ ý rằng dịng vốn viện trợ trực tiếp nước ngoài sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nhận đầu tư.

3.3.3. Lạm phát

Biến lạm phát được tính bằng phần trăm là tỷ số giữa chỉ số giá tiêu dùng ở năm t so với chỉ số giá tiêu dùng năm t - 1 chia cho chỉ số giá tiêu dùng năm t - 1.

Lạm phát là một trong các yếu tố quan trọng quyết định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, trong đó, lạm phát được đo lường bởi phần trăm thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia. Điều này được ủng hộ ở cả khía cạnh lý thuyết lẫn nghiên cứu thực nghiệm, mặc dù chiều hướng tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế thì vẫn chưa nhất quán giữa các lý thuyết và giữa các nghiên cứu thực nghiệm. Cụ thể, ở khía cạnh lý thuyết, tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau. Trong khi trường phái cơ cấu (structuralists) cho rằng lạm phát thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia, thì trường phái trọng tiền (monetarists) lại phát biểu rằng lạm phát cản trở tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Trong đó, trường phái cơ cấu lập luận rằng sự gia tăng trong chỉ số giá (lạm phát) có thể xuất phát từ việc chi tiêu của khu vực tư nhân có sự gia tăng đáng kể (bao gồm cả chi tiêu dùng và chi đầu tư), khi chi tiêu gia tăng sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Do đó, lạm phát gia tăng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, quan điểm này của trường phái cơ cấu đã bị bác bỏ bởi trường phái trọng tiền, trường phái này cho rằng nguyên nhân gây ra lạm phát xuất phát từ việc cung tiền gia tăng, điều này sẽ làm gia tăng chi phí trong nền kinh tế. Khi đó, người dân trong nền kinh tế sẽ hạn chế chi tiêu vì họ cảm giác đồng tiền đang mất giá, đồng thời, các nhà đầu tư cũng sẽ hạn chế đầu tư vì họ cảm giác các khoản sinh lời của họ sẽ bị “xói mịn” bởi lạm phát. Hơn thế nữa, chi phí đầu vào gia tăng sẽ làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong q trình hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi

ro phá sản nếu tình trạng này kéo dài. Dẫn đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia sẽ sụt giảm đáng kể.

Tương tự vậy, ở khía cạnh bằng chứng thực nghiệm, cũng tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau khi phát biểu về ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Cụ thể, một số nghiên cứu thực nghiệm của Tobin (1965), Paul và các cộng sự (1997), Ghosh và Phillips (1998), Girjia và Anis (2001), Mallik và Chowdhury (2001), Rapach (2003), Benhabib và Spiegel (2009) đã tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Ngược lại, một số kết quả nghiên cứu của Stockman (1981), Fisher (1993), Barro (1996), Bruno và Easterly (1998), Faia và Carneiro (2001), Valdovinos (2003), Boyd và Champ (2006), Erbaykal và Okuyan (2008), Gillman và Harris (2010), Tung và Thanh (2015), Chorn và Siek (2017).

Từ các bằng chứng thực nghiệm và các lý thuyết đã nêu, luận văn cho rằng hệ số hồi quy của biến lạm phát sẽ có thể mang dấu dương hoặc dấu âm ở các mơ hình hồi quy, ngụ ý rằng lạm phát có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.

3.3.4. Tiết kiệm nội địa

Mối quan hệ giữa tiết kiệm nội địa và tăng trưởng kinh tế được các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách quan tâm nhiều trong thời gian vừa qua, trong đó tiết kiệm nội địa thường được xác định bởi tỷ lệ tiết kiệm nội địa trên GDP. Theo Solow (1956), tiết kiệm có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia bởi tiết kiệm càng nhiều có thể làm gia tăng tích lũy vốn trong nền kinh tế và điều này sẽ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Điều này cho thấy rằng tiết kiệm nội địa đóng góp trực tiếp vào sự tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù các lý thuyết cho rằng tiết kiệm là một trong các yếu tố trọng yếu có tác động tới tăng trưởng kinh tế, nhưng một số bằng chứng thực nghiệm lại xác định quan hệ của tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thật sự rõ ràng. Theo Carroll – Weil (1994), tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động đến mức độ tiết kiệm nội địa, nhưng tiết kiệm nội địa không tác động đến tăng trưởng kinh tế. Hơn thế nữa, một

vài nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành bởi Jappelli và Pagano (1994), Sinha và Sinha (1998), Rodrik (2000), Agrawal (2000), Carroll và các cộng sự (2000), Anoruo và Ahmad (2001), Verma (2007), và Abu (2010) đã ủng hộ phát hiện của Carrol và Weill (1994). Nhưng một số nghiên cứu khác lại cho rằng tiết kiệm nội địa có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khi mức độ tiết kiệm càng cao thì sẽ làm gia tăng vốn tích lũy và kết quả là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Các nghiên cứu này bao gồm Harrod (1939), Domar (1946), Lewis (1955), Solow (1956), Romer (1986), Lucas (1988), Rebelo (1991), Levine và Renelt (1992), Mankiw và các cộng sự (1992), Deaton (1995), Alguacil và các cộng sự (2004), Odhiambo (2009).

Từ các bằng chứng thực nghiệm và các lý thuyết đã nêu, luận văn cho rằng hệ số hồi quy của biến tiết kiệm nội địa sẽ mang dấu dương ở các mơ hình hồi quy, ngụ ý rằng tiết kiệm nội địa có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.

3.3.5. Đầu tƣ nội địa

Đầu tư nội địa là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia và đây là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế (Bakari, 2017), trong đó, đầu tư nội địa thường được đo lường bởi tỷ lệ đầu tư nội địa trên GDP. Có thể thấy rằng, đầu tư nội địa có liên quan đến việc chi tiêu vốn cho các dự án mới trong các ngành tiện ích cơng cộng và cơ sở hạ tầng chẳng hạn như đường, mở rộng đường dẫn cấp thốt nước, xây dựng đơ thị và nhà ở, mở rộng đường dây truyền tải điện, cũng như phát triển xã hội ở các lĩnh vực giáo dục, y tế và truyền thông cũng như các dự án liên quan đến các hoạt động thộc lĩnh vực kinh tế (Bakari, 2017). Từ đó, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Hơn thế nữa, cả mơ hình tăng trưởng tân cổ điển và mơ hình tăng trưởng nội sinh đều đề cập vai trò quan trọng của đầu tư nội địa trong quá trình tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Các nghiên cứu ủng hộ cho tầm quan trọng của đầu tư nội địa bao gồm Kormendi và Meguire (1985), Romer (1986), Lucas (1988), Grier và Tullock (1989), Barro (1991), Levine và Renelt (1991), Rebelo (1991), Mankiw và các cộng

sự (1992), Fischer (1993), Barro và Sala-iMartin (1999), Le và Suruga (2005), Tang và các cộng sự (2008), Adams (2009), Rafique và các cộng sự (2013), Warner (2014), Emmanuel và Kehinde (2018) khi tìm thấy bằng chứng cho thấy đầu tư nội địa sẽ giúp quốc gia thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.

Từ các bằng chứng thực nghiệm và các lý thuyết đã nêu, luận văn kỳ vọng rằng hệ số hồi quy của biến đầu tư nội địa sẽ mang dấu dương ở các mơ hình hồi quy, ngụ ý rằng đầu tư nội địa sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nhận đầu tư.

3.3.6. Độ mở thƣơng mại

Độ mở thương mại thường được xác định bởi tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP của các quốc gia. Độ mở thương mại thường được sử dụng trong các nghiên cứu phân tích tăng trưởng kinh tế với vai trò như một yếu tố đại diện cho việc giao thương quốc tế của các quốc gia. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng do độ mở thương mại được tính bởi giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, mà trong cơng thức tính GDP của quốc gia thì khi xuất khẩu tăng nhiều hơn so với nhập khẩu thì GDP của quốc gia sẽ gia tăng, hàm ý sự tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Cho nên tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thật sự nhất quán. Cụ thể, sự gia tăng trong độ mở thương mại có thể giúp quốc gia thu được nhiều lợi nhuận hơn dựa vào sự lan truyền kiến thức lớn, tạo ra mức độ cạnh tranh cao hơn, đa dạng hóa sản phẩm hơn (Ahmed và Suardi, 2009) và chuyển giao công nghệ nhiều hơn. Hơn thế nữa, xuất khẩu quốc gia càng lớn thì có thể làm gia tăng sản lượng thực của nền kinh tế, trong khi càng nhập khẩu thì quốc gia càng có thể giảm thiểu chi phí sản xuất. Do đó, độ mở cửa thương mại càng tăng thì sẽ càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, theo lý thuyết lợi thế so sánh, thương mại quốc tế có thể giúp quốc gia sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn thông qua việc nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ không quá tốn kém để có thể sản xuất trong nước. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy rằng các quốc gia có độ mở cửa thương mại càng lớn sẽ có tăng trưởng kinh tế càng cao chẳng hạn như

Grossman và Elhanan (1991), Edwards (1992), Barro (1995), Ben – David và Loewy (1998), Wacziarg (2001), Dollar và Kraay (2004), Lee (2004), Ahmed và Suardi (2009), Villaver và Maza (2011), Busse và Koniger (2012), Dava (2012), Alragas và các cộng sự (2015), Fetaki – Vehapi và các cộng sự (2015), Keho (2017).

Tuy nhiên, một số quan điểm khác lại cho rằng độ mở thương mại sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Cụ thể, các quốc gia càng có độ mở thương mại càng cao thì sẽ càng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu quốc tế và khi các quốc gia đối tác có sự biến động đáng kể trong nền kinh tế sẽ gây ra các bất lợi cho quốc gia này, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (Alessandro, 2004). Hơn thế nữa, độ mở thương mại có thể làm gia tăng lạm phát, gây bất lợi cho đồng nội tệ, và làm cho quốc gia mất cân đối trong cán cân thanh tốn (Rodrik, 1992). Bên cạnh đó, để có thể gia tăng xuất khẩu và nhập khẩu, các quốc gia thường áp dụng các chính sách ưu đãi cho đối tác. Trong đó, việc áp dụng các mức thuế thấp và hàng nhập khẩu sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với hàng hóa trong nước (Batra và Slottje, 1993; Leamer, 1995). Kết quả là làm giảm tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng đã tìm thấy các phát hiện thấy độ mở cửa thương mại không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao gồm Vamvakidis (2002), Olfemi (2004), Kim (2011), Hye và Lau (2012), Trejos và Barboza (2015), Musila và Yiheyis (2015), Moyo và Khobai (2018).

Từ các bằng chứng thực nghiệm và các lý thuyết đã nêu, luận văn cho rằng hệ số hồi quy của biến độ mở thương mại sẽ có thể mang dấu dương hoặc dấu âm ở các mơ hình hồi quy, ngụ ý rằng độ mở thương mại có tác động đáng kể đến tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển châu á (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)