Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của FDI đến việc làm tại các địa phương ở việt nam (Trang 28 - 31)

EMPit = β + β1 FDIit + β2 EXPit + β3 IMPit + β4 EXRit + β5 INFit + β6 EDUit + β7 GDPit + uit

Trong đó: (i là chỉ số tỉnh, t là chỉ số thời gian). EMP: Tổng lao động có việc làm.

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài. EXP: Giá trị xuất khẩu.

IMP: Giá trị nhập khẩu.

EXR: Tỷ giá hối đoái.

INF: Tỷ lệ lạm phát.

EDU: Nguồn lực lao động đã qua đào tạo.

GDP: Tổng sản phẩm hàng hóa trong nước.

u: sai số.

Tổng lao động có việc làm

Tổng sản phẩm hàng hóa trong nước Nguồn lực lao động

đã qua đào tạo

Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái Tỷ lệ tăng trưởng

xuất khẩu

Tỷ lệ lạm phát Đầu tư trực tiếp nước

Tóm tắt Chương 2

Nội dung Chương 2 đã trình bày các khái niệm về FDI, lao động, việc làm các yếu tố tác động đến việc làm. Đồng thời nêu lên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI với việc làm. Dựa vào kết quả các nghiên cứu thực nghiệm đã có, tác giả có thể khẳng định sự tồn tại mối quan hệ giữa FDI với việc làm, đây là nền tảng để xây dựng mơ hình nghiên cứu trong chương tiếp theo.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình và kế hoạch nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu. Vấn đề và mục tiêu nghiên

cứu xuất phát từ thực tế hiện nay, việc làm, phát triển thị trường lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chính sách cơ bản để phát triển kinh tế và chống đói nghèo. Do vậy nghiên cứu sẽ xác định tác động của các nhân tố kinh tế đến việc làm tại các địa phương của Việt Nam, để đưa ra được những bằng chứng thực nghiệm từ đó đề xuất các kiến nghị liên quan.

Bước 2: Thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan và xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu: làm rõ các khái niệm về FDI, việc làm, các lý thuyết. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm tại các địa phương của Việt Nam và tìm hiểu những nghiên cứu thực nghiệm đã được cơng bố từ đó xây dựng mơ hình nghiên cứu.

Bước 3: Xây dựng mơ hình nghiên cứu. Trên cơ sở các lý thuyết, vấn đề nghiên cứu kết hợp tham khảo các mơ hình nghiên cứu của các nghiên cứu trước tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu để đánh giá tác động của FDI đến việc làm tại các địa phương của Việt Nam.

Bước 4: Thu thập, xử lý dữ liệu và mã hóa các biến. Tiến hành thu thập dữ liệu được cơng bố chính thức từ những nguồn đáng tin cậy. Xử lý dữ liệu, mã hóa các biến và tổng hợp dữ liệu để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và hồi quy mơ hình kinh tế lượng.

Bước 5: Kiểm tra sự phù hợp của của dữ liệu. Phân tích dữ liệu để kiểm tra

sự thỏa mãn của dữ liệu với giả thuyết của mơ hình, kiểm tra hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau trong mơ hình nghiên cứu, kiểm định nghiệm đơn vị.

Bước 6: Ước lượng mơ hình nghiên cứu. Sử dụng phần mềm Stata12 và các

phương pháp phân tích dữ liệu bảng để ước lượng mơ hình nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được.

Bước 7: Kiểm định mơ hình. Tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mơ hình các tác động cố định và mơ hình các tác động ngẫu nhiên. Sau đó tiến hành một số kiểm định cần thiết đối với mơ hình đã lựa chọn.

Bước 8: Phân tích kết quả, đưa ra kết luận của mơ hình nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị. Phân tích kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu để làm rõ vấn đề, mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra từ đó đề xuất những kiến nghị để FDI phát huy tác động tích cực đến việc làm tại các địa phương ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của FDI đến việc làm tại các địa phương ở việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)