3.2 Xây dựng bảng dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu đã công bố, được thu thập từ niên giám thống kê hàng năm giai đoạn 2010 - 2016, còn gọi là dữ liệu thứ cấp.
3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Phân loại dữ liệu:
Dữ liệu định lượng được sử dụng: Phản ánh mức độ, hơn kém và được biểu hiện trực tiếp bằng con số nên có thể tính được chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu bình quân,… Loại dữ liệu này được thể hiện bằng chính các con số đã thu thập được trong quá trình thực hiện nghiên cứu như EMPLOY, FDI,…
Bước 2: Thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Bước 3: Xây dựng mơ hình nghiên cứu Bước 4: Thu thập, xử lý dữ liệu, và mã hóa các biến Bước 6: Ước lượng mơ hình nghiên cứu Bước 7: Kiểm định mơ hình Bước 8: Phân tích kết quả, kết luận và kiến nghị
Bước 5: Kiểm tra
sự phù hợp của của dữ liệu
Nguồn dữ liệu sử dụng:
Do đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu (lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong lực lượng lao động của 47 tỉnh, thành phố (EMPLOY), Vốn đầu tư bình quân năm của các doanh nghiệp FDI (FDI) nên việc thu thập dữ liệu sơ cấp khó có thể thực hiện được. Bởi vậy, dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu đã cơng bố, cịn gọi là dữ liệu thứ cấp.
Cách thức thu thập dữ liệu:
Để nguồn dữ liệu sử dụng đảo bảo tính chính xác, nghiên cứu tiến hành thu thập từ các tổ chức uy tín ở Việt Nam; cụ thể như EMPLOY, FDI… được thu thập từ niên giám thống kê hàng năm giai đoạn 2010 - 2016.
3.4 Phương pháp đo lường
Bảng 3.1. Mô tả các biến sử dụng trong mơ hình
Biến Mơ tả Nguồn dữ liệu Dấu kỳ vọng Phụ thuộc
EMP Tổng lao động có việc làm Tổng cục Thống kê
Độc lập
FDI (X1) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng cục Thống kê +
EXP (X2) Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
Tổng cục Thống kê
+
IMP (X3) Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Tổng cục Thống kê
-
EXR (X4) Tỷ giá hối đoái Tổng cục Thống kê +
INF (X5) Tỷ lệ lạm phát Tổng cục Thống kê -
EDU (X6) Nguồn lực lao động đã qua đào tạo Tổng cục Thống kê +
GDP (X7) Tổng sản phẩm hàng hóa trong nước
tính riêng cho từng tỉnh thành
Cụ thể, các biến độc lập và phụ thuộc được giải thích như sau:
Biến số phụ thuộc
Biến EMP: Tổng lao động có việc làm được tính bằng số người từ 15 tuổi
trở lên có việc làm trong lực lượng lao động của nền kinh tế, đơn vị tính nghìn người, dữ liệu được Tổng cục Thống kê công bố hàng năm của 47 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 - 2016. Tại Việt Nam theo Điều 3 của Bộ Luật Lao động số 10/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 có quy định: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Các biến số độc lập
Biến (FDI): Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đo lường bằng chỉ tiêu tổng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực 47 tỉnh, thành phố; đơn vị tính tỷ đồng lấy theo giá thực tế, dữ liệu được Tổng cục Thống kê công bố hàng năm của 47 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 - 2016.
Ying Wei (2013) sử dụng biến FDI trong nghiên cứu “Tác động của FDI đến việc làm tại Trung Quốc”. Kết quả thu được FDI khơng có tác động đến việc làm nói chung đối với tồn bộ nền kinh tế quốc dân Trung Quốc. Nghiên cứu của Okoro H. Matthew, Atan A. Johnson (2014) về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tạo việc làm ở Nigeria trong giai đoạn 1990 - 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy luồng vốn FDI có tác động dương và có ý nghĩa đến tạo việc làm ở Nigeria. Nghiên cứu của Salami và Oyewale (2013), Netrja Mehra (2013) cũng chỉ ra mối liên hệ cùng chiều giữa FDI và việc làm. Do đó trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (+) đối với FDI.
Biến (EXP): Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn, đo
lường Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn 47 tỉnh, thành phố; đơn vị tính triệu USD. Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố hàng năm của 47 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 - 2016.
Biến EXP được sử dụng trong các nghiên cứu của Okoro H. Matthew, Atan A. Johnson (2014) cho thấy tỷ lệ xuất khẩu có tác động dương đến việc làm ở Nigeria. Nghiên cứu của Salami và Oyewale (2013) cho thấy tỷ lệ xuất khẩu là yếu tố quan trọng trong việc giải thích tỷ lệ việc làm ở Nigeria. Tương tự Netrja Mehra (2013) cho thấy tỷ lệ xuất khẩu tác động dương đến tỷ lệ việc làm. Do đó, tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (+) cho biến EXP.
Biến (IMP): Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn, đo
lường Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn 47 tỉnh, thành phố; đơn vị tính triệu USD. Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố hàng năm của 47 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 - 2016.
Biến IMP được sử dụng trong các nghiên cứu của Okoro H. Matthew, Atan A. Johnson (2014) cho thấy tỷ lệ nhập khẩu có tác động âm đến việc làm ở Nigeria. Nghiên cứu của Salami và Oyewale (2013) cho thấy tỷ lệ xuất khẩu là yếu tố quan trọng trong việc giải thích tỷ lệ việc làm ở Nigeria. Tương tự Netrja Mehra (2013) cho thấy tỷ lệ nhập khẩu tác động âm đến tỷ lệ việc làm. Do đó, tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (-) cho biến IMP.
Biến (EXR): Tỷ giá hối đoái, đo lường mức giá tương đối giữa hàng hóa của
Việt Nam với các đối tác có quan hệ thương mại. Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố hàng năm của 47 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 - 2016. Biến EXR được sử dụng trong các nghiên cứu của Okoro H. Matthew, Atan A. Johnson (2014) cho thấy EXR có tác động dương đến việc làm ở Nigeria. Nghiên cứu của Salami và Oyewale (2013) cho thấy EXR là yếu tố quan trọng trong việc giải thích tỷ lệ việc làm ở Nigeria. Tương tự Netrja Mehra (2013) cho thấy EXR là nhân tố quan trọng tác động dương đến tỷ lệ việc làm. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (+) cho biến EXR.
Biến (INF): Lạm phát đại diện cho sự ổn định kinh tế vĩ mô của một quốc
gia và được đo bằng sự thay đổi trong tỷ lệ giảm phát GDP hàng năm. Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố hàng năm của 47 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 -
2016. Biến INF được sử dụng trong các nghiên cứu của Okoro H. Matthew, Atan A. Johnson (2014) cho thấy INF có tác động âm đến việc làm ở Nigeria. Nghiên cứu
của Salami và Oyewale (2013) cho thấy INF là yếu tố quan trọng trong việc giải
thích tỷ lệ việc làm ở Nigeria. Tương tự Netrja Mehra (2013) cho thấy INF là nhân
tố quan trọng tác động âm đến tỷ lệ việc làm. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (-) cho biến INF.
Biến (EDU): Nguồn lực lao động đã qua đào tạo mô tả tỷ lệ lao động được
đào tạo tại các địa phương trong nền kinh tế, được đo lường bằng chỉ tiêu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại các địa phương, đơn vị tính %. Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố hàng năm của 47 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 - 2016.
Lao động đã qua đào tạo bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây: Là người trong độ tuổi lao động trong nền kinh tế; là người đã được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chun mơn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định.
Biến EDU trong nghiên cứu Ying Wei (2013) về tác động của FDI đến việc làm tại Trung Quốc, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa FDI và việc làm đối với lao động đã qua đào tạo. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (+) cho biến EDU.
Biến (GDP): Tổng sản phẩm hàng hóa trong nước, được đo lường bằng tổng
sản phẩm trong nước hay còn gọi là mức sản lượng của nền kinh tế giai đoạn 2010 - 2016 tính riêng cho từng tỉnh thành, đơn vị tính tỷ đồng. Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố hàng năm của 47 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 - 2016..
Biến GDP được sử dụng trong nghiên cứu của Syed Zia Abbas Rizvi và Muhammad Nishat (2009), Ying Wei (2013). Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP có ảnh hưởng tích cực đến việc làm. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (+) cho biến GDP.
3.5 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu về FDI tại 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có vốn đầu tư FDI từ năm 2010 đến năm 2016.
Dữ liệu về lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có vốn đầu tư FDI từ năm 2010 đến năm 2016 được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê.
3.6 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và trình bày trên phần mềm Excel, sau đó được xử lý thống kê và phân tích hồi quy bằng phần mềm Stata. Số liệu được xử lý theo các bước sau: (i) thống kê mơ tả dữ liệu, (ii) thực hiện mơ hình hồi quy: OLS (Ordinary Least Square), FEM (Fixed effect method) hay REM (Random effect method), tùy vào giá trị kiểm định (kiểm định Breusch-Pagan và Hausman) mà chọn phương pháp ước lượng hồi quy phù hợp. Sau khi xác định được phương pháp hồi quy nào hiệu quả hơn sẽ tiếp tục (iii) kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan của mơ hình.
Tóm tắt Chương 3
Trong nghiên cứu định lượng cách thức thu thập dữ liệu xây dựng mơ hình cũng như lựa chọn một phương pháp ước lượng cho mơ hình rất quan trọng. Nếu phương pháp ước lượng khơng tốt sẽ cho kết quả khơng chính xác, dẫn đến những kết luận sai lầm.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam 4.1.1 Chỉ tiêu về kết quả thu hút và sử dụng FDI 4.1.1 Chỉ tiêu về kết quả thu hút và sử dụng FDI
4.1.1.1 Quy mô vốn
Kể từ khi xuất hiện ở Việt Nam, khu vực doanh nghiệp FDI là khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất với quy mô vốn ngày càng lớn. Riêng giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, ta thấy được dịng vốn FDI tăng mạnh với quy mơ có xu hướng tăng qua các năm.
Nguồn: Vina Capital, 2017