Mặc dù trong giai đoạn này, dòng vốn FDI chảy vào suy giảm hoặc hồi phục chậm, lượng vốn thực hiện và tỷ lệ giải ngân vẫn có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vẫn ở mức tương đối thấp, chỉ đạt 45,24% trung bình cả giai đoạn, cho thấy khả năng hấp thụ nguồn vốn FDI của Việt Nam còn rất hạn chế.
4.1.1.3 Cơ cấu FDI
Cơ cấu FDI theo địa phương, vùng kinh tế
Nguồn vốn FDI tập trung chủ yếu vào các địa phương có tiềm năng thế mạnh, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (chiếm xấp xỉ 46% tổng số vốn FDI), theo sau là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (chiếm xấp xỉ 26%). Những thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội thay phiên chiếm giữ vị trí dẫn dầu về lượng vốn FDI thu hút. Những biện pháp ưu đãi đặc biệt được điều chỉnh trong các văn bản Luật Đầu tư năm 2000, năm 2005, năm 2014 điều chỉnh dòng vốn FDI vào các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hơn, giãn mật độ tập trung FDI ở các tỉnh thành.
Bảng 4.1. Tỷ trọng vốn đăng ký của 10 địa phương đứng đầu về thu hút FDI trong năm 2010 và năm 2016 STT Năm 2010 Năm 2016 Địa phương Tỷ trọng vốn Đk Địa phương Tỷ trọng vốn Đk 1 TP. Hồ Chí Minh 15,37% TP. Hồ Chí Minh 15,3% 2 Bà Rịa - Vũng Tàu 13,35% Bà Rịa - Vũng Tàu 9,2%
3 Hà Nội 10,99% Bình Dương 9,1%
4 Đồng Nai 9,23% Đồng Nai 8,8%
Tổng 4 tỉnh 48,93% Tổng 4 tỉnh 42,40%
5 Bình Dương 7,56% Hà Nội 8,9%
6 Ninh Thuận 5,69% Hải Phòng 4,9%
7 Phú Yên 4,60% Bắc Ninh 4,3%
8 Hà Tĩnh 4,51% Hà Tĩnh 4,0%
9 Thanh Hóa 3,95% Thanh Hóa 3,6%
10 Quảng Nam 2,76% Hải Dương 2,5%
Tổng 10 tỉnh 78,01% Tổng 10 tỉnh 70,64%
Các tỉnh còn lại 21,99% Các tỉnh còn lại 29,36%
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 2016, Tổng cục thống kê, 2016
Tổng tỷ trọng vốn đăng ký ở 10 tỉnh thu hút FDI lớn nhất cả nước có xu hướng giảm qua các năm, từ 78,01% năm 2010 và ổn định quanh mức này trong các năm sau. Năm 2016 con số này còn 70,64%. Điều này cho thấy sự tập trung của vốn FDI ở các địa phương có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Tại Việt Nam, FDI tập trung cao theo vùng kinh tế, là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối vùng miền của quốc gia. Mặt khác, điều này cũng tạo điều kiện để nước ta tập trung nguồn lực vào phát triển một số vùng, khu vực kinh tế nhất định. Hiện tại FDI vào Việt Nam tập trung cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương có tiềm năng thế mạnh. Khu vực phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận (như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương) thu hút gần một nửa lượng FDI cả nước.
FDI cơ cấu theo ngành, lĩnh vực
Đến cuối năm 2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.
Bảng 4.2. Nguồn vốn FDI tại Việt Nam theo ngành
STT Tên ngành Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD)
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 11.703 172.399,578 2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 576 52.029,264 3 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hịa 108 12.727,209
4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 540 11.330,463
5 Xây dựng 1.376 10.611,878
6 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 2.222 5.293,009 7 Thông tin và truyền thông 1.475 4.718,312
8 Vận tải kho bãi 604 4.285,869
9 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản 518 3.551,989
10 Khai khoáng 103 3.524,789
11 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 138 3.094,193 12 Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 2.183 2.661,064 13 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 122 1.543,601 14 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 88 1.968,903
15 Cấp nước và xử lý chất thải 56 1.450,896
16 Hoạt động dịch vụ khác 152 786,636
17 Giáo dục và đào tạo 309 767,441
18 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 232 494,017 19 Hoạt động làm th các cơng việc trong các hộ
gia đình 4 7,440
Tổng cộng 22.509 293.246,552
Mặc dù Việt Nam đã có những điều chỉnh tích cực về mặt chính sách nhằm tăng cường nguồn vốn FDI vào các ngành mũi nhọn, nhưng cơ cấu vốn FDI theo ngành ít thay đổi. Qua các giai đoạn, hai ngành công nghiệp và xây dựng vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất.
Lũy kế tính đến cuối năm 2016, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu cả về lượng vốn đầu tư cũng như số dự án, đạt 172.399 tỷ USD với 11.703 dự án chiếm 58,8% tổng vốn đăng ký. Kết quả này là nhờ chính sách ưu tiên phát triển ngành cơng nghiệp theo chiến lược phát triển công nghiệp mà Việt Nam vạch ra cho giai đoạn 2020 - 2030.
Ngành nơng, lâm, thủy sản có số dự án đăng ký ít và chiếm tỷ trọng vốn rất thấp trong tổng vốn đăng ký theo các năm. Mặc dù các ngành này được đưa vào Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi, nhiều điều chỉnh chính sách đã được ban hành trong Luật Đầu tư năm 2000, năm 2005, năm 2014 nhằm thu hút FDI đầu tư vào vùng nguyên liệu, chế biến nơng lâm, thủy sản nhưng nhìn chung khơng mấy khả quan. Chứng tỏ lĩnh vực này vẫn kém hấp dẫn các nhà đầu tư và những nỗ lực điều chỉnh chính sách khơng đủ kích thích để thu hút nhiều FDI vào lĩnh vực này.
Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong giai đoạn này có xu hướng tăng. Đứng đầu trong ngành này là dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm khoảng 4% tổng vốn đăng ký. Bên cạnh đó, ngành kinh doanh bất động sản thì trước năm 2010, tỷ trọng FDI đầu tư vào bất động sản tăng mạnh nhưng sau 2010 giảm mạnh sự sụt giảm này được cho rằng là từ dư chấn cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và lạm phát cao. Tuy nhiên nó vẫn giữ tỷ trọng cao thứ 2 với 17,7% năm 2016.
Xét một cách tổng thể, mặc dù dịng vốn FDI có xu hướng thu hút vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo đúng quan điểm chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, vốn đầu tư vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành tạo ra giá trị gia tăng không cao (như dệt may, da giầy), ngành khai thác tài ngun có sẵn (như khai khống, bất động sản) hoặc ngành tận dụng lao động rẻ (như lắp ráp), mà chưa hướng vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế.
Về cơ cấu FDI theo hình thức
Thực tế cho thấy rằng, dẫn đầu về số vốn đầu tư đăng ký là các doanh nghiệp 100% vốn FDI (tỷ trọng khoảng 60%), sau đó là các cơng ty liên doanh và cơng ty đầu tư theo BOT, BT, BTO. Chiếm tỷ trọng rất nhỏ là công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Bảng 4.3. Nguồn vốn FDI tại Việt Nam theo hình thức đầu tư
STT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD)
1 100% vốn nước ngoài 18.624 209.329,290
2 Liên doanh 3.635 68.024,508
3 Hợp đồng BOT,BT,BTO 14 10.700,197
4 Hợp đồng hợp tác KD 236 5.192,556
Tổng cộng 22.509 293.246,552
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 2016, Tổng cục thống kê, 2016
FDI cơ cấu theo đối tác đầu tư
Việt Nam ngày càng thu hút đa dạng đối tác đầu tư, đặc biệt là sau những thời điểm cột mốc như ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một loạt các hiệp định song phương, đa phương những năm gần đây. Tính đến năm 2016, Việt Nam hiện đang tiếp nhận vốn FDI từ 116 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 50.706 tỷ USD, thứ hai là Nhật Bản với số vốn đăng ký 42.058 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, hai quốc gia này là những đối tác đầu tư với cơ cấu nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo... tốt nhất tại Việt Nam.
Bảng 4.4. Tỷ trọng vốn đăng ký của 10 quốc gia đứng đầu về số vốn FDI trong năm 2010 và năm 2016
STT Năm 2010 Năm 2016 Quốc gia Tỷ trọng vốn
đăng ký Quốc gia
Tỷ trọng vốn đăng ký
1 Đài Loan 12,05% Hàn Quốc 17,3%
2 Hàn Quốc 11,62% Nhật Bản 14,3% 3 Malaysia 10,20% Singapore 12,9% 4 Nhật Bản 10,06% Đài Loan 10,8% 5 Singapore 9,60% BritishVirginIslands 7,2% 6 Hoa Kỳ 8,21% Hồng Kông 5,8% 7 BritishVirginIslands 7,45% Malaysia 4,2%
8 Hồng Kông 4,36% Trung Quốc 3,6%
9 Cayman Islands 3,74% Hoa Kỳ 3,5%
10 Thái Lan 3,26% Thái Lan 2,7%
Tổng 10 quốc gia 80,55% Tổng 10 quốc gia 82,2%
%
Các lãnh thổ còn lại 19,45% Các lãnh thổ còn lại 17,8%
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016
Nhìn chung các đối tác đầu tư chủ yếu đến từ các quốc gia trong khu vực châu Á, đặc biệt là các nước có mối quan hệ ngoại giao tốt với nước ta. Cụ thể, FDI từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore… tỷ lệ cao nhất. Điều này cho thấy, Việt Nam còn hạn chế trong việc tiếp cận những dòng vốn FDI chất lượng.
4.1.2 Tác động của FDI
4.1.2.1 Tạo việc làm
Trong thời gian qua, FDI đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam. Cụ thể, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tăng lên qua các năm. Tính đến năm 2016, khu vực FDI tạo ra hơn 2 triệu việc làm trực tiếp, chưa kể số làm việc gián tiếp trong khu vực dịch vụ và các ngành phụ trợ.
Tuy nhiên, hiệu quả tạo việc làm của khu vực FDI chưa tương xứng với tiềm năng. So với tỷ trọng của khu vực này trong tổng vốn đầu tư xã hội cũng như đóng góp vào GDP, khu vực FDI vẫn bị đánh giá là tạo ra ít việc làm. Đó là chưa kể các doanh nghiệp FDI này chủ yếu hướng vào các ngành thâm dụng lao động, tận dụng nguồn lao động rẻ, dồi dào nên mới tạo được số lượng việc làm như vậy. Điều này cho thấy khả năng tạo việc làm của khu vực này cịn rất hạn chế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam, muốn tối thiểu hóa chi phí lao động nên chủ yếu tận dụng nguồn lao động rẻ, chưa qua đào tạo.
4.1.2.2 Đóng góp vào tổng đầu tư xã hội
Trong những năm qua, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Theo Báo cáo Đầu tư Toàn Cầu của UNCTAD (2016), xếp hạng của Việt Nam về thu hút FDI có những cải thiện rõ rệt. Từ mức gần như bằng 0 năm 1987, đến năm 2016 Việt Nam xếp hạng thứ 26/216 về thu hút FDI.
FDI ngày càng thể hiện rõ vai trò là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nền kinh tế. Điều này được phản ánh qua tỷ trọng của loại vốn này trong tổng vốn đầu tư xã hội và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam gia tăng qua các năm
4.1.2.3 Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2010 - 2016, sự tăng trưởng của dịng vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP ln ở mức trên 50%.
Theo Báo cáo Năng suất của Tổ chức Năng suất Châu Á APO (2016), trong các yếu tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, thì yếu tố số lượng vốn đầu tư đóng góp gần 60%, số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, năng suất các nhân tố tổng hợp TFP đóng góp 23%. Trong khi nguồn vốn nội địa của Việt Nam cịn khá hạn chế, có thể thấy tăng trưởng kinh tế của quốc gia phụ thuộc lớn vào sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư bên ngoài, trong đó có vốn FDI.
4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu
4.2.1 Thống kê mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu
Số liệu thống kê mô tả các biến định lượng là số liệu gốc. Bộ dữ liệu bảng được sử dụng trong mơ hình gồm khơng gian là 47 tỉnh, thành phố trong thời gian từ 2010 - 2016 có tổng cộng 329 quan sát. Với các biến trong mơ hình nghiên cứu, tác giả tập trung mô tả số liệu giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nhằm làm rõ quy mô các biến số kinh tế vĩ mô.
Bảng 4.5. Kết quả thống kê mơ tả các biến số trong mơ hình nghiên cứu. STT Biến số quan sát Đơn vị tính Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn nhỏ nhất Giá trị Giá trị lớn nhất 1 EMP Nghìn người 329 845,8651 670,2059 194 4.335,7 2 FDI Tỷ đồng 329 1.711,583 4.998,508 0 44.817,37 3 EXP Triệu USD 329 1.864,575 4.327,489 1.51 31.799,8 4 IMP Triệu USD 329 2.022,897 5.059,661 0,569 37.856,9 5 EXR VNĐ 329 21.024 1.330.49 18.932 22.800 6 INF % 329 7,5 5,49127 0,6 18,6 7 EDU % 329 15,57937 6,674058 5,1 42,7 8 GDP Tỷ đồng 329 71.651,42 113.103,2 3.434,222 1.023.926
Số liệu thống kê mô tả các biến định lượng trong bảng 4.5 cho thấy kết quả như sau:
Về tổng lao động có việc làm của các tỉnh có giá trị trung bình năm sau so năm trước là 0,79 lần. Cụ thể trong các tỉnh thì TP Hồ Chì Minh có nguồn lao động cao nhất với 4.335,7 nghìn người (năm 2016) và thấp nhất là tỉnh Bắc Cạn với 194 nghìn người (năm 2010). Lượng vốn FDI trung bình nhận được cho các tỉnh là 1.711,583 tỷ đồng. Trong đó FDI cao nhất thuộc về TP Hồ Chí Minh. Về Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thì dẫn đầu cả nước là TP Hồ Chí Minh với 31,799.8 triệu USD. Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ có giá trị trung bình là 2.022,897 triệu USD với độ lệch chuẩn là 5.059,661 triệu USD trong giai đoạn nghiên cứu. Biến IMP có giá trị lớn nhất là 37.856,9 triệu USD thuộc Hà Nội. Tỷ lệ lạm phát trong thời gian qua khá thấp và tương đối ổn định. Còn nguồn lực lao động đã qua đào tạo có mức trung bình là 15,57937%, trong đó tỉnh giá trị lớn nhất là 42,7% thuộc Đà Nẵng. Tổng sản phẩm hàng hóa trong nước tính riêng cho từng tỉnh thành có giá trị lớn nhất là 1.023.926 tỷ đồng thuộc TP Hồ Chí Minh.
4.2.2 Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu
Bảng 4.6. Bảng ma trận hệ số tương quan các biến trong mơ hình nghiên cứu
Biến Ln EMP Ln FDI Ln EXP Ln IMP Ln EXR INF EDU Ln GDP
Ln EMP 1,0000 Ln FDI 0,5609*** 1,0000 Ln EXP 0,6568*** 0,2887*** 1,0000 Ln IMP -0,1132** 0,1260*** 0,3146*** 1,0000 Ln EXR 0,4910*** 0,3822*** 0,3727*** -0,1393*** 1,0000 INF -0,0537 -0,3184*** -0,0827* 0,0349 -0,0680 1,0000 EDU 0,5157*** 0,2663*** 0,3629*** -0,2091*** 0,0676 -0,1746 1,0000 Ln GDP 0,6492*** 0,3021*** 0,2942*** -0,0120 0,2624*** -0,1882*** 0,2554*** 1,0000
Từ bảng phân tích tương quan này, cho thấy, với mức ý nghĩa 0,05 thì Ln EMP đều có tương quan với các biến độc lập Ln FDI, Ln EXP, Ln IMP, Ln EXR, EDU, Ln GDP. Cụ thể các biến Ln FDI, Ln EXP, Ln EXR, EDU, Ln GDP có tương quan thuận chiều với Ln EMP. Riêng Ln IMP có tương quan nghịch chiều với Ln EMP. Và INF sẽ bị loại khỏi mơ hình do khơng có ý nghĩa thống kê.
Mặt khác, hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu đều nhỏ hơn 0,8; do đó mơ hình khó xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, đồng thời xác nhận thêm sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu.
4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến theo hệ số VIF
Bảng 4.7. Kiểm tra đa cộng tuyến mơ hình nghiên cứu
Biến VIF Ln EXP 2,15 Ln GDP 2,05 Ln FDI 1,94 EDU 1,62 Ln EXR 1,47 Ln IMP 1,36 Hệ số VIF 1,77
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 12
Hệ số VIF dao động từ 1,36 đến 2,15 đều nhỏ hơn 10 nên ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Kết hợp xem xét hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và hệ số VIF, có